Đề thi thử THPT Quốc gia lần 2 năm 2015 môn Hóa học trường THPT Đồng Đậu, Vĩnh Phúc

Nhằm giúp các bạn học sinh thử sức trước kì thi Quốc gia 2015, VnDoc.com xin giới thiệu đề thi thử THPT Quốc gia lần 2 năm 2015 môn Hóa học trường THPT Đồng Đậu, Vĩnh Phúc có đáp án kèm theo. Hi vọng tài liệu này giúp các bạn ôn thi tốt nghiệp môn Hóa, luyện thi đại học môn Hóa tốt hơn. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học

SỞ GD VÀ ĐT VĨNH PHÚC

TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU

ĐỀ KTCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 2 NĂM 2015

Môn: HÓA HỌC

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

Mã đề thi 132

Họ, tên thí sinh:..........................................................................

Số báo danh:...............................................................................

H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Br = 80; Ag = 108; Cd=112; Ba = 137.

Câu 1: Hòa tan hoàn toàn 8,8 gam hợp kim Mg-Cu bằng axit HNO3, sau phản ứng thu được 4,48 lít hỗn hợp khí B gồm NO và NO2 (ở đktc, ngoài ra không còn sản phẩm khử nào khác). Biết tỉ khối của B so với hiđro bằng 19. Thành phần % theo khối lượng của Mg trong hợp kim là

A. 50,00 %. B. 22,77%. C. 27,27 %. D. 72,72%.

Câu 2: Liên kết 3 trong phân tử N2 bao gồm

A. 3 liên kết σ. B. 3 liên kết π.

C. 2 liên kết σ và 1 liên kết π. D. 1 liên kết σ và 2 liên kết π.

Câu 3: Hòa tan hoàn toàn m gam Mg vào dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thì thu đươc 6,72 lít khí X duy nhất ở đktc. Giá trị của m và khí X là

A. 7,2 và H2. B. 4,8 và H2. C. 7,2 và SO2. D. 3,6 và SO2.

Câu 4: Phân tử tinh bột được cấu tạo từ

A. Các gốc β fructozơ. B. Các gốc β glucozơ. C. Các gốc α fructozơ. D. Các gốc α glucozơ.

Câu 5: Cho hỗn hợp gồm Fe và Zn vào dung dịch chứa hỗn hợp AgNO3 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm ba muối và chất rắn Y chỉ chứa một kim loại. Biết dung dịch X có khả năng tác dụng được với HCl tạo kết tủa trắng. Ba muối trong X là

A. Fe(NO3)3, Zn(NO3)2 và AgNO3. B. Fe(NO3)2, Zn(NO3)2 và AgNO3.

C. Fe(NO3)3, Fe(NO3)2 và AgNO3. D. Fe(NO3)3, Fe(NO3)2 và Zn(NO3)2.

Câu 6: Cho dãy các chất sau: axit axetic, anđehit fomic, ancol benzylic, cumen, etylaxetat, glucozơ, etylamin. Số chất trong dãy có thể tác dụng với Cu(OH)2

A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.

Câu 7: Trong công nghiệp HNO3 được điều chế theo sơ đồ sau

NH3O2NOO2NO2O2, H2OHNO3
----------->---------->
t0, xúc tác

Nếu ban đầu có 10 mol NH3 và hiệu suất của toàn bộ quá trình là 80% thì khối lượng HNO3 thu được là

A. 322,56 gam B. 630 gam C. 504 gam D. 787,5 gam

Câu 8: Dung dịch B chứa 0,02 mol Na+, 0,02 mol Cl-, x mol K+ và y mol CO32-. Cô cạn B thì thu được 2,55 gam muối khan. Giá trị của x và y lần lượt là

A. 0,01 và 0,02. B. 0,02 và 0,01. C. 0,02 và 0,02. D. 0,01 và 0,015.

Câu 9: Nung m gam hỗn hợp gồm NH4HCO3 và (NH4)2CO3 đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 13,44 lít khí NH3 (đktc) và V lít khí CO2 (đktc). Lượng khí CO2 sinh ra hấp thụ vào dung dịch nước vôi trong thì thu được 20 gam kết tủa và dung dịch X. Đun kỹ X lại thu được thêm 10 gam kết tủa nữa. Giá trị của m là

A. 35. B. 53. C. 36. D. 37.

Câu 10: Tách nước ancol X thu được sản phẩm duy nhất là 3-metylpent-1-en. Hãy lựa chọn tên gọi đúng của X.

A. 4-metylpentan-1-ol. B. 3-metylpentan-1-ol. C. 3-metylpentan-2-ol. D. 3-metylpentan-3-ol.

Câu 11: Cho 8,8 gam anđehit axetic (CH3CHO) tham gia phản ứng tráng gương trong dung dịch AgNO3/NH3 thì thu được m gam Ag. Giá trị của m là

A. 21,6. B. 4,32. C. 10,8. D. 43,2.

Câu 12: Chất X có công thức: CH3-CH(CH3)-CH≡CH. Tên thay thế của X là

A. 3-metylbut-1-en. B. 2-metylbut-3-in. C. 3-metylbut-1-in. D. 2-metylbut-3-en.

Câu 13: Cho các dung dịch muối sau: Zn(NO3)2, MgCl2, FeCl3, CuSO4, AlCl3. Nếu thêm vào từng dung dịch đó dung dịch NH3 dư, rồi thêm tiếp dung dịch KOH dư thì số kết tủa thu được là

A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.

Câu 14: Thủy phân 60,6 gam Gly-Gly-Gly-Gly-Gly thì thu được m gam Gly-Gly-Gly; 13,2 gam Gly-Gly và 37,5 gam glyxin. Giá trị của m là

A. 18,9. B. 19,8. C. 9,9. D. 37,8.

Câu 15: Cho axit HCl lần lượt vào từng dung dịch chứa các chất sau: AgNO3, KNO3, NaOH, Na2CO3, NH3, K2SO4, NaHCO3 số trường hợp xảy ra phản ứng hóa học là
A. 6 B. 5 C. 3 D. 4

Câu 16: Cho 6,72 lít hỗn hợp khí Cl2 và O2 (ở đktc) phản ứng vừa đủ với 20,2 gam hỗn hợp Zn và Mg. Sau phản ứng thu được 33,7 gam hỗn hợp 4 chất rắn. Thành phần % về khối lượng của Zn trong hỗn hợp ban đầu là

A. 64,36%. B. 38,58%. C. 96,53%. D. 35,64%.

Câu 17: Cho dãy các chất sau: Fe, Na, CaO, Na2O, Fe(OH)2, NH4NO3, KOH, xenlulozơ, HCl, MnO2, C2H5OH, số chất có thể tan trong nước ở nhiệt độ thường là

A. 6. B. 9. C. 7. D. 8.

Câu 18: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm Mg và Zn bằng dung dịch H2SO4 10 % vừa đủ thì thu được dung dịch Y. Biết nồng độ của ZnSO4 trong Y là 6,324%. Nồng độ của MgSO4 trong Y là

A. 8,03%. B. 7,07%. C. 7,70%. D. 8,30%.

Câu 19: Cho phản ứng thuận nghịch sau:

N2 + 3H22NH3

∆H = -92kJ. Cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều nghịch khi

A. tăng nhiệt độ. B. tách NH3 ra. C. thêm N2. D. giữ nguyên áp suất.

Câu 20: Một số vùng đất canh tác thường bị chua cây trồng khó phát triển do không thể thích ứng với môi trường có pH thấp. Để khử chua người ta thường dùng chất nào sau đây

A. phân lân. B. đá vôi. C. phân đạm. D. vôi tôi.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học

1

C

11

D

21

D

31

A

41

A

2

D

12

C

22

C

32

C

42

A

3

C

13

B

23

C

33

C

43

D

4

D

14

A

24

A

34

B

44

C

5

A

15

B

25

A

35

C

45

B

6

A

16

A

26

D

36

B

46

A

7

C

17

C

27

C

37

B

47

A

8

B

18

B

28

A

38

D

48

D

9

A

19

A

29

A

39

D

49

B

10

B

20

D

30

D

40

B

50

B

Đánh giá bài viết
1 1.825
Sắp xếp theo

    Môn Hóa khối B

    Xem thêm