Đề thi thử THPT Quốc gia lần 2 năm 2015 môn Sinh học trường THPT Lê Hoàn, Thanh Hóa

Đề thi thử THPT Quốc gia lần 2 năm 2015 môn Sinh học trường THPT Lê Hoàn, Thanh Hóa có đáp án là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn học sinh chuẩn bị thi tốt nghiệp, ôn thi đại học môn Sinh năm 2015. Tài liệu này giúp các bạn thử sức trước kì thi THPT quốc gia sắp tới. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT LÊ HOÀN

ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2014 – 2015
LẦN THỨ HAI
Môn thi: Sinh học
Thời gian làm bài: 90 phút (50 câu hỏi trắc nghiệm)
Mã đề thi: 234

Họ và tên thí sinh:..................................................................

Số báo danh:................................

Câu 1: Thành tựu nào sau đây là ứng dụng của công nghệ Tế bào?

A. Tạo ra giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt

B. Tạo ra giống cừu sản sinh prôtêin huyết thanh của người trong sữa

C. Tạo ra giống lúa "gạo vàng" có khả năng tổng hợp β-carôten (tiền chất tạo vitamin A) trong hạt

D. Tạo ra giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen

Câu 2: Theo kĩ thuật chuyển gen ở động vật bậc cao, người ta không sử dụng phương pháp nào sau đây :

A. Phương pháp chuyển nhân có gen đã cải biến. B. Phương pháp chuyển gen trực tiếp qua ống phấn.

C. Phương pháp vi tiêm. D. Phương pháp dùng tinh trùng như vectơ mang gen.

Câu 3: Cho các thành tựu sau:

(1) Tạo giống cà chua có gen làm chính quả bị bất hoại. (2) Tạo giống dâu tằm tứ bội.

(3) Tạo giống lúa "gạo vàng" có khả năng tổng hợp - carôten trong hạt. (4) Tạo giống dưa hấu đa bội.

Các thành tựu được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến là:

A. (2) và (4) B. (1) và (3) C. (1) và (2) D. (3) và (4)

Câu 4: Cho một số thao tác cơ bản trong quá trình chuyển gen tạo ra chủng vi khuẩn có khả năng tổng hợp insulin của người như sau:

(1) Tách plasmit từ TB vi khuẩn và tách gen mã hóa insulin từ TB người.

(2) Phân lập dòng TB chứa ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin của người.

(3) Chuyển ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin của người vào TB vi khuẩn.

(4) Tạo ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin của người

Trình tự đúng của các thao tác trên là:

A. (2) → (4) → (3) → (1) B. (1) → (2) → (3) → (4)

C. (1) → (4) → (3) → (2) D. (2) → (1) → (3) → (4)

Câu 5: Sinh vật biến đổi gen không được tạo ra bằng phương pháp nào sau đây?

A. Tổ hợp lại các gen vốn có của bố mẹ bằng lai hữu tính.

B. Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen.

C. Đưa thêm một gen của loài khác vào hệ gen.

D. Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen.

Câu 6: Cho những ví dụ sau:

(1) Cánh dơi và cánh côn trùng. (2) Vây ngực của cá voi và cánh dơi.

(3) Mang cá và mang tôm. (4) Chi trước của thú và tay người.

Những ví dụ về cơ quan tương đồng là

A. (1) và (2). B. (1) và (3). C. (2) và (4). D. (1) và (4).

Câu 7: Cho các nhân tố sau:

(1) Giao phối không ngẫu nhiên. (2) Chọn lọc tự nhiên. (3) Đột biến gen. (4) Giao phối ngẫu nhiên.

Theo quan niệm tiến hoá hiện đại, những nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể là

A. (2) và (4). B. (2) và (3). C. (1) và (4). D. (3) và (4).

Câu 8: Khi nói về vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.

B. Cách li địa lí ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau.

C. Cách li địa lí trực tiếp làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.

D. Cách li địa lí duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hoá.

Câu 9: Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen ở một quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp được kết quả

Thành phần kiểu gen

Thế hệ F1

Thế hệ F2

Thế hệ F3

Thế hệ F4

Thế hệ F5

AA

0,49

0,49

0,2

0,1225

0,1225

Aa

0,42

0,42

0,3

0,455

0,455

aa

0,09

0,09

0,5

0,4225

0,4225

Nhân tố gây nên sự thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F3

A. các yếu tố ngẫu nhiên B. đột biến C. giao phối không ngẫu nhiên D.giao phối ngẫu nhiên

Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Cơ quan thoái hoá cũng là cơ quan tương đồng.

B. Cơ quan tương đồng là những cơ quan thực hiện chức năng giống nhau và có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi.

C. Cơ quan tương tự phản ánh sự tiến hoá đồng quy.

D. Cơ quan tương tự là những cơ quan thực hiện chức năng tương tự nhau, nhưng không có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển.

Câu 11: Trong lịch sử phát triển của sinh vật trên Trái Đất, loài tảo biển ngự trị ở

A. kỉ Silua của Đại Cổ sinh. B. kỉ Triat (Tam điệp) của đại Trung sinh.

C. kỉ Krêta (Phấn trắng) của đại Trung sinh. D. kỉ Ocđôvic của Đại Cổ sinh.

Câu 12: Trong một quần thể giao phối, nếu các cá thể có kiểu hình trội có sức sống và khả năng sinh sản cao hơn các cá thể có kiểu hình lặn thì dưới tác động của chọn lọc tự nhiên sẽ làm cho

A. tần số alen trội ngày càng giảm, tần số alenặn ngày càng tăng.

B. tần số alen trội và tần số alen lặn đều được duy trì ổn định qua các thế hệ.

C. tần số alen trội ngày càng tăng, tần số alen lặn ngày càng giảm.

D. tần số alen trội và tần số alen lặn đều giảm dần qua các thế hệ.

Câu 13: Theo quan niệm hiện đại, nhân tố nào sau đây có vai trò quy định chiều hướng tiến hóa?

A. Các yếu tố ngẫu nhiên. B. Đột biến. C. Di - nhập gen. D. Chọn lọc tự nhiên.

Câu 14: Cho các nhân tố sau:

(1) Đột biến. (2) Chọn lọc tự nhiên (3) Các yếu tố ngẫu nhiên

(4) Giao phối ngẫu nhiên (5) Giao phối không ngẫu nhiên (6) Biến dị tổ hợp

Số nhân tố tiến hóa là

A. 4. B. 3 C. 2 D. 5

Câu 15: Theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Tất cả các biến dị là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.

B. Tất cả các biến dị đều di truyền được và đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.

C. Không phải tất cả các biến dị di truyền đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.

D. Tất cả các biến dị di truyền đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.

Câu 16: Bệnh chỉ gặp ở nam mà không có ở nữ là bệnh

A. Claiphentơ. B. Đao. C. Hồng cầu hình liềm. D. Máu khó đông.

Câu 17: Một quần thể có 100% cá thể mang kiểu gen Aa tự thụ phấn liên tiếp qua 3 thế hệ. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ thứ ba sẽ là:

A. 0,2AA : 0,4Aa : 0,4aa. B. 0,4375AA : 0,125Aa : 0,4375aa.

C. 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa. D. 0, 375AA : 0,25Aa : 0,375aa.

Câu 18: Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể ít gây hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể là

A. chuyển đoạn lớn và đảo đoạn. B. mất đoạn lớn. C. lặp đoạn và mất đoạn lớn. D. đảo đoạn.

Câu 19: Giả sử một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng di truyền có 10000 cá thể, trong đó 100 cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn (aa), thì số cá thể có kiểu gen dị hợp (Aa) trong quần thể sẽ là

A. 9900. B. 900. C. 8100. D. 1800.

Câu 20: Ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24, nếu có đột biến dị bội xảy ra thì số loại thể tam nhiễm kép có thể được tạo ra tối đa trong quần thể của loài là

A. 12. B. 36. C. 66. D. 24.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học

1

D

11

D

21

C

31

B

41

A

2

B

12

C

22

B

32

C

42

C

3

A

13

D

23

B

33

A

43

B

4

C

14

A

24

A

34

B

44

C

5

A

15

D

25

B

35

D

45

D

6

C

16

A

26

A

36

A

46

A

7

B

17

B

27

C

37

D

47

D

8

C

18

D

28

A

38

D

48

C

9

A

19

D

29

B

39

C

49

B

10

B

20

C

30

A

40

B

50

C

Đánh giá bài viết
1 1.219
Sắp xếp theo

Môn Sinh khối B

Xem thêm