Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý lần 1 năm 2016 trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2016

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý lần 1 năm 2016 trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh là đề thi thử đại học môn Địa lý, đề thi thử tốt nghiệp môn Địa lý có đáp án mà VnDoc gửi đến các bạn và thầy cô tham khảo, ôn tập kiến thức môn Địa lý chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia 2016 môn Địa lý, luyện thi đại học khối C.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý lần 1 năm 2016 trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2016 trường THPT Ngọc Tảo, Hà Nội

SỞ GD&ĐT BẮC NINH

TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN

(Đề có 01 trang)

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1

NĂM HỌC 2015-2016

MÔN: ĐỊA LÍ; LỚP: 12

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

Câu I (2,0 điểm)

  1. Phân tích ảnh hưởng của biển Đông đến tài nguyên thiên nhiên vùng biển nước ta? Giải thích hiện tượng mưa phùn, nồm ẩm vào nửa cuối mùa đông ở miền Bắc nước ta?
  2. Trình bày các phương hướng giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay? Tại sao trình độ đô thị hóa ở nước ta còn thấp?

Câu II (2,0 điểm)

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:

  1. Kể tên các quốc gia có đường biên giới trên biển tiếp giáp với Việt Nam? Tên 5 di sản văn hóa vật thể của nước ta được UNESSCO công nhận, nêu rõ thuộc tỉnh nào?
  2. Nhận xét sự phân bố cây lúa ở nước ta? Giải thích nguyên nhân?

Câu III (3,0 điểm)

Cho bảng số liệu:

SỐ LƯỢNG TRÂU, BÒ, LỢN CỦA CẢ NƯỚC, TDMNBB

Trâu (Nghìn con)

Bò (Nghìn con)

Lợn (Nghìn con)

2000

2008

2000

2008

2000

2008

Cả nước

2897,2

2897,7

4127,9

6337,7

20193,8

26701,6

TDMNBB

1562,0

1624,4

651,1

1058,9

4088,1

5927,4

  1. Vẽ biểu đồ cột thể hiện số lượng trâu, bò, lợn của cả nước, TDMNBB năm 2008.
  2. Nhận xét về vai trò của TDMNBB trong việc phát triển chăn nuôi trâu, bò, lợn của nước ta. Giải thích vì sao TDMNBB có thế mạnh chăn nuôi gia súc?

Câu IV (3,0 điểm)

  1. Trình bày những đặc điểm chính của trung tâm công nghiệp? Nêu cách phân loại các trung tâm công nghiệp chính ở nước ta?
  2. Tại sao phải đặt vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng Sông Hồng?

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2016

Câu I (2,0 điểm)

1. Phân tích ảnh hưởng của biển Đông đến tài nguyên thiên nhiên vùng biển nước ta? Giải thích hiện tượng mưa phùn, nồm ẩm vào nửa cuối mùa đông ở miền Bắc nước ta?

a) Ảnh hưởng của biển Đông.....

* TN khoáng sản

  • Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất là dầu, khí. Trữ lượng dự báo khoảng 10 tỉ tấn dầu, cho phép khai thác 4-5 tỉ tấn và hàng trăm tỉ m3 khí với 5 bể trầm tích chứa dầu
    • Hai bể dầu lớn nhất là Nam Côn Sơn và Cửu Long hiện đang được khai thác.
    • Các bể dầu khí Thổ Chu-Mã Lai và sông Hồng, Trung Bộ tuy diện tích nhỏ hơn nhưng cũng có trữ lượng đáng kể.
    • Ngoài ra còn nhiều vùng có thể chứa dầu khí khác hiện đang được thăm dò.
  • Các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn ti tan là nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp.
  • Vùng ven biển nước ta còn thuận lợi cho nghề làm muối, nhất là ven biển Nam Trung Bộ, nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng, lại chỉ có một vài sông nhỏ đổ ra biển.

* Tài nguyên hải sản

  • Sinh vật Biển Đông tiêu biểu cho hệ sinh vật vùng biển nhiệt đới giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao, nhất là ven bờ.
  • Trong Biển Đông có trên 2000 loài cá, trong đó có khoảng 100 loài có giá trị kinh tế cao; 1647 loài giáp xác, hơn 100 loài tôm, vài chục loài mực, 2500 loài nhuyễn thể, hơn 600 loài rong biển, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy, ngoài ra còn có các đặc sản: đồi mồi, bào ngư, ngọc trai, sò huyết...
  • Ven các đảo, nhất là hai quần đảo lớn Hoàng Sa và Trường Sa còn có nguồn tài nguyên quý giá là các rạn san hô cùng đông đảo các loài sinh vật khác.

KL: Với nguồn tài nguyên thiên nhiên và những điều kiện tự nhiên thuận lợi, Biển Đông thật sự đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của nước ta.

b) Giải thích hiện tượng mưa phùn, nồm ẩm.....

- Do nửa cuối mùa đông, khoảng các tháng 2 đến tháng 4, khối khí lạnh di chuyển lệch Đông qua biển, được cung cấp một lượng ẩm lớn, nên khi vào đất liền gây ra hiện tượng mưa phùn nồm ẩm cho miền Bắc.

2. Trình bày các phương hướng giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay? Tại sao trình độ đô thị hóa ở nước ta còn thấp?

a) Các phương hướng giải quyết....

  • Phân bố lại dân cư và nguồn lao động
  • Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản.
  • Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất nghề truyền thống, thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp... , chú ý thích đáng đến hoạt động của các ngành dịch vụ.
  • Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu.
  • Mở rộng, đa dạng hóa các loại hình đào tạo, các ngành nghề, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động để họ có thể tự tạo những công việc hoặc tham gia vào các đơn vị sản xuất dễ dàng, thuận lợi hơn.
  • Đẩy mạnh xuất khẩu lao động

b) Trình độ ĐTH còn thấp do...

  • Do xuất phát điểm của nền kinh tế thấp lại chịu hậu quả nặng nề của chế độ thực dân và chiến tranh kéo dài.
  • Do đặc điểm kinh tế: nông nghiệp hiện vẫn là ngành kinh tế chủ đạo trong việc nuôi sống đại bộ phận dân số, các ngành công nghiệp dịch vụ chưa phát triển mạnh.

Câu II (2,0 điểm)

1. Kể tên các quốc gia có đường biên giới trên biển tiếp giáp với Việt Nam? Tên 5 di sản văn hóa vật thể của nước ta được UNESSCO công nhận, nêu rõ thuộc tỉnh nào?

a) Các quốc gia có đường biên giới trên biển.....

Gồm 8 nước:Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Inđônêxia, Philippin, Brunay, Singgapo, Campuchia.

b) Tên 5 di sản văn hóa...

  1. Cố đô Huế - Tỉnh Thừa Thiên Huế
  2. Phố cổ Hội An - Tỉnh Quảng Nam
  3. Di tích Mỹ Sơn - Tỉnh Quảng Nam
  4. Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội
  5. Thành nhà Hồ - Thanh Hóa

(Kể tên đc 1 di sản không cho điểm, từ 2 đến 3 di sản cho 0,25; 4 đến 5 di sản cho 0,50)

2. Nhận xét sự phân bố cây lúa ở nước ta? Giải thích nguyên nhân?

Nhận xét

Giải thích

1. Cây lúa được phân bố rộng khắp trên toàn lãnh thổ nước ta: cả đb, trung du và miền núi

1. Do đây là cây trồng lâu đời nước ta, hầu hết các địa phương trong cả nước đều có đk trồng lúa bởi đk khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thích hợp với sinh thái cây lúa

2. Cây lúa được trồng nhiều nhất đb châu thổ: đb sông Hồng và đb sông Cửu Long, 1 số đb nhỏ hẹp miền Trung

2. Do các đb có có nhiều đk thuận lợi: đất phù sa, khí hậu nóng ẩm, người dân có kinh nghiệm, cần cù....

3. Cây lúa đc phân bố ít miền núi, vd: tdmn phía Bắc, Tây Nguyên

3. Do đất feralit, không phù hợp, thủy lợi khó khăn do địa hình cao...

4. Trên phạm vi cả nước nổi bật lên 2 vùng trọng điểm về lương thực: đb sông Hồng và đb sông Cửu Long, với các tỉnh trồng lúa nhiều nhất nước: An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp...; Thái Bình, Nam Định...

4. Do có nhiều đk thuận lợi: đất đai, khí hậu, nguồn nước...

Câu III ( 3,0 điểm)

1. Vẽ biểu đồ cột thể hiện số lượng trâu, bò, lợn của cả nước, TDMNBB năm 2008

  • Yêu cầu vẽ đúng dạng biểu đồ cột chồng, nếu vẽ cột ghép vẫn cho điểm tối đa.
  • Biểu đồ đầy đủ
    • Tên
    • Bảng chú giải
    • Các yếu tố trên trục tung, trục hoành
    • Đảm bảo chính xác, thẩm mĩ

(Thiếu một trong các yếu tố - 0,25đ)

2. Nhận xét về vai trò của TDMNBB trong việc phát triển chăn nuôi trâu, bò, lợn của nước ta. Giải thích vì sao TDMNBB có thế mạnh chăn nuôi gia súc?

a) Nhận xét...

Bảng cơ cấu trâu bò lợn của cả nước và TDMN BB

Đơn vị :%

Trâu

Lợn

Năm

2000

2008

2000

2008

2000

2008

Cả nước

46,1

44,0

84,3

83,3

79,8

87,9

TSMN BB

53,9

56,0

15,7

16,7

20,2

22,1

=> Là vùng chăn nuôi gia súc lớn nhất của nước ta, giữ vai trò chủ đạo trong chăn nuôi gia súc

b) Giải thích

Do có nhiều điều kiện thuận lợi

  • Về thức ăn
    • Các đồng cỏ trên các cao nguyên cao Mộc Châu, Sơn la, Sín Chải...
    • Từ hoa màu, lương thực: Ngô, khoai sắn
    • Thức ăn từ các cơ sở chế biến
  • Về giống: Nhiều giống tốt vd: Trâu, bò: Tuyên Quang, lợn: Móng Cái QN ...
  • Cơ sở vật chất, hạ tầng: Bước đầu được đầu tư với mạng lưới GT và cơ sở chế biến
  • Chính sách nhà nước: Có những đầu tư nhất định
  • Các thuận lợi khác: Khí hậu, dân cư, thị trường...

Câu IV (3,0 điểm)

1. Trình bày những đặc điểm chính của trung tâm công nghiệp? Nêu cách phân loại các trung tâm công nghiệp chính ở nước ta?

a, Đặc điểm của trung tâm CN

  • Là hình thức t/c lãnh thổ CN trình độ cao thường gắn với các đô thị vừa và lớn có vị trí thuận lợi bao gồm nhiều điểm CN, khu CN có mối quan hệ chặt chẽ về sx kĩ thuật và công nghệ.
  • Mỗi trung tâm thường có các ngành chuyên môn hóa với vai trò hạt nhân để tạo trung tâm và các xí nghiệp nòng cốt. Xoay quanh các trung tâm là các ngành CN bổ trợ.

b, Phân loại

  • Dựa vào vai trò của tổ chức trung tâm CN trong sự phân công lao động theo lãnh thổ chia làm 3 loại:
    • Trung tâm CN có nghĩa vùng như: HP, Đà Nẵng, Cần Thơ
    • Trung tâm CN có nghĩa địa phương: Việt Trì, Thái Nguyên, Bắc Ninh....
  • Căn cứ vào giá trị sx CN có thể chia ra làm 4 loại trung tâm CN:
    • Trung tâm rất lớn: TP HCM .
    • Trung tâm lớn: HN, HP, Biên Hòa...
    • Trung tâm trung bình: Việt Trì, Đà Nẵng, Nha Trang...
    • Trung tâm nhỏ: Vinh, Quy Nhơn....

2. Tại sao phải đặt vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng?

a. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành là xu thế tất yếu của đất nước cũng như trên thế giới.

Công cuộc đổi mới nền kinh tế đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là động lực thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành nói chung và ĐBSH nói riêng.

b. Cơ cấu kinh tế của ĐBSH trước đây có nhiều hạn chế, không phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội tương lai.

  • Trong nội bộ từng ngành:
    • Nông nghiệp là quan trọng nhất, lúa chiếm vị trí của đạo, chăn nuôi chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và nhu cầu tiêu thụ
    • Trong công nghiệp: tập trung các ngành công nghiệp chủ yếu các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, với các ngành công nghiệp: lắp ráp, sơ chế, sản xuất theo mẫu có sẵn... các ngành công nghiệp kĩ thuật cao còn ít.
    • Dịch vụ: Chậm phát triển
  • Giữa các ngành: KV I vẫn chiếm tỉ trọng lớn, KV II - III tăng chậm, chưa tương xứng với tiềm năng...
  • Trong khi đó, ĐBSH lại chịu sức ép về dân số đông, gia tăng tự nhiên còn nhanh mật độ dân số rất cao. Nếu cứ duy trì cơ cấu kinh tế cũ sẽ không đáp ứng được nhu cầu về sản xuất và nâng cao đời sống của nhân dân.

c. Vì vai trò đặc biệt quan trọng của ĐBSH trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đất nước.

  • ĐBSH có nhiều tỉnh, nằm trong địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc.
  • Có thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị lớn của cả nước.
  • Là vùng trọng điểm sản xuất lương thực thực phẩm lớn thứ 2 cả nước.
  • Là địa bàn phát triển công nghiệp và dịch vụ của cả nước, riêng sản xuất công nghiệp năm 2005 đã chiếm 19.7% cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước chỉ sau vùng ĐNB: 55.6%

d. Việc chuyển dịch kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm khai thác hiệu quả những thế mạnh vốn có của vùng góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân (trình bày ngắn gọn thế mạnh, vị trí tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội)

  • Vị trí địa lý, TNTN: Đất phù sa màu mỡ, sông ngòi dày đặc, địa hình bằng phẳng, khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh... thuận lợi cho các hd kinh tế nhất là NN
  • Kinh tế, xã hội: Là địa bàn tập trung dân cư có trình độ, hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển nhất, được đầu tư...
Đánh giá bài viết
1 959
Sắp xếp theo

    Môn Địa lý khối C

    Xem thêm