Đề thi thử THPT quốc gia môn Địa lý năm 2018 có đáp án (Đề 2)

Đề thi thử THPT quốc gia môn Địa lý

Tài liệu: Đề thi thử THPT quốc gia môn Địa lý năm 2018 có đáp án (Đề 2), với bộ câu hỏi trắc nghiệm gồm 50 câu và kèm theo đáp án sẽ là nguồn thông tin hữu ích phục vụ các bạn học sinh học tập hiệu quả môn Địa lý lớp 12. Mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.

Đề thi thử THPT quốc gia môn Địa lý năm 2018 (Đề 2)

Câu 1: Ý nghĩa của hệ toạ độ địa lí đối với lãnh thổ nước ta là:

A. Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới nửa cầu Bắc.
B. Phần đất liền nước ta nằm trọn trong múi giờ số
C. Lãnh thổ nước ta vừa có phần đất liền, vừa có biên.
D. Câu A + B đúng.

Câu 2: Điểm nào sau đây không đúng với lãnh thổ nước ta?

A. Diện tích vùng đất là 329.297km
B. Đường biên giới trên đất liền dài 5400km.
C. Đường bờ biển dài 3260km.
D. Có khoảng 3000 đảo lớn nhỏ

Câu 3: Đại Thái cổ kết thúc cách đây khoảng (tỉ năm):

A. 2,6
B. 3,6
C. 4,6
D. 5,6.

Câu 4: So với diện tích đất đai phần đất liền lãnh thổ, đồi núi nước ta chiếm khoảng:

A. 3/5
B. 2/3
C. 3/4
D. 4/5.

Câu 5: Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ tính chất nhiệt đới gió mùa của Biển đông?

A. Nhiệt độ nước biển tầng mặt trung bình trên 23°c.
B. Dòng hải lưu trong biển khép kín với hướng chảy theo mùa
C. Thành phần loài sinh vật biển phong phú.
D. Tất cả đều đúng.

Câu 6: Nên nhiệt độ cao, hoạt động của gió mùa tạo nên sự phân mùa khí hậu và lượng mưa lớn ở nước ta là biểu hiện của khí hậu:

A. Nhiệt đới
B. Nhiệt đới ẩm.
C. Nhiệt đới ẩm gió mùa.
D. Nhiệt đới gió mùa.

Câu 7: Đặc điểm nào sản đây không phải của vùng núi Đông Bắc?

A. Có 5 dãy núi hình cảnh cung quy tụ ờ Tam Đảo.
B. Các bồn trũng mở rộng thành các cánh đồng chạy dọc theo các dãy núi.
C. Địa hình nghiêng theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
D. Theo hướng vòng cung của các dãy núi hướng vòng cung của các dòng sông.

Câu 8: Ranh giới của hai miền khí hậu (phía Bắc và phía Nam) nước ta là:

A. Dãy Hoành Sơn
B. Dãy Bạch Mã.
C. Đèo Ngang.
D. Đèo Hải Vân.

Câu 9: Ở Đồng bằng số nạ Hồng, đất mặn phân bố chủ yếu ở tỉnh:

A. Thái Bình
B. Nam Định
C. Hà Nam
D. Câu A + B đúng

Câu 10: Ở những vùng núi thấp, mưa nhiều, ẩm ướt, mùa khô không rõ, thường tập trung hệ sinh Thái:

A. Rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.
B. Rừng nhiệt đới gió mùa thường xanh
C. Rừng nhiệt đới gió mùa nửa rụng lá.
D. Rừng thưa nhiệt đới khô lá rộng

Câu 11: Lũ có hai cực đại vào tháng IX và tháng VI là đặc điểm thuỷ văn của miền:

A. Đông Bắc và Đồng bằng Bắc Bộ.
B. Nam Trung Bộ và Nam Bộ
C. Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
D. Cả B và C đúng.

Câu 12: Theo quy hoạch, cần phải:

A. Nâng độ che phủ của cả nước đạt 45 - 50%.
B. Nâng độ che phủ ở vùng núi dốc đạt 70 - 80%.
C. Trồng 5 triệu ha rừng đến năm 2010.
D. Câu A và B đúng.

Câu 13: Nơi chịu ảnh hưởng mạnh nhất của bão là vùng ven biển:

A. Từ Móng Cái đến Thanh Hoá.
B. Từ Thanh Hoá đến Quảng Ngãi
C. Từ Quảng Ngãi đến Đông Nam Bộ.
D. Nam Bộ.

Câu 14: Nhận xét nào sau đây đúng với sự phân bố đô thị nước ta?

A. Vùng có nhiều đô. thị nhất gấp trên 3 lần vùng có đô thị ít nhất.
B. Số thành phố lớn còn quá ít so với mạng lưới đô thị.
C. Chất lương các đô thị lớn chưa đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn quốc tế
D. Câu A và B đúng

Câu 15: Sự phát triển của thành phần kinh tế nào sau đây ở nông thôn được xem là điều kiện quan trọng đưa nông nghiệp phát triển ổn định và từng bước chuyển sang nền kinh tế hàng hoá?

A. Các doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, thủy sản.
B. Kinh tế hộ gia đình
C. Các hợp tác xã nông, lâm nghiệp, thuỷ sản.
D. Kinh tế trang trại.

Câu 16: Địa hình nước ta tạo điều kiện cho phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới, thể hiện ở:

A. Có nhiều dạng tiêu biểu cho khí hậu nhiệt đới có khả năng phát triển nông nghiệp.
B. Địa hình cacxtơ phong hoá tạo nên nhiều loại đất màu mỡ.
C. Đất feralit tiêu biểu cho khí hậu nhiệt đới ám có thể phát triển nhiều loại cây công nghiệp.
D. Câu A + B đúng.

Câu 17: Điểm nào sản đây đúng với điều kiện sinh Thái nông nghiệp của vùng nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ?

A. Có các dải phù sa ngọt, các vùng đất nhiễm phèn, nhễm mặn.
B. Có các vùng trũng có khả năng nuôi trồng thuỷ sản.
C. Có nhiều vùng biển thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản.
D. Có nhiều ô trũng bị ngăn cách bởi hệ thông đê điều.

Câu 18: Thuỷ sản nước ngọt có mức độ tập trung sản xuất rất cao ở:

A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Đồng bằng sông Cửu Long
C. Miền núi và trung du Bắc Bộ.
D. Bắc Trung Bộ.

Câu 19: Đường đây tải điện siêu cao áp 550 KV chạy từ:

A. Hòa Bình đi TP. Hồ Chí Minh.
B. Hà Nội di TP. Hồ Chí Minh
C. Hà Nội đi Cà Mau.
D. Hòa Bình đi Kiên Giang.

Câu 20: Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp mới được hình thành ở nước ta từ thập niên 90 của thế kỉ XX cho đến nay là:

A. Điểm công nghiệp
B. Khu công nghiệp
C. Trung lâm công nghiệp
D. Vùng công nghiệp

Câu 21: Di sản thiên nhiên thế giới cổ ở nước ta là:

A. Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh).
B. Vịnh Cam Ranh (Nha Trang)
C. Động Phong Nha (Quảng Bình).
D. Câu A + C đúng.

Câu 22: Loại khoáng sản vật liệu xây dựng tập trung nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

A. Đá vôi
B. Cát.
C. Sạn, sỏi
D. Thạch cao

Câu 23: Nguồn lao động ở Đồng bằng sông Hồng dồi dào, vì:

A. Số dân đông, kết cấu trẻ.
B. Tỉ lệ gia tăng dân số còn cao.
C. Lao động có kĩ thuật ở các vùng khác di chuyển đến.
D. Câu A + B đúng.

Câu 24: Về lâm nghiệp, loại chiếm diện tích lớn nhất ở Duyên hải miền Trung là rừng:

A. Sản xuất
B. Phòng hộ
C. Đặc dụng
D. Câu A + C đúng.

Câu 25: Điểm giống của Tây Nguyên so với Trung du và miền núi Bắc Bộ là cố:

A. Đất badan.
B. Khí hậu có một mùa đông lạnh
C. Vùng chuyên canh chè.
D. Chăn nuôi bò phát triển nhất.

Câu 26: Trung tâm nhiệt điện lớn nhất ở Đông Nam Bộ là:

A. Bà Rịa
B. Phú Mĩ.
C. Thủ Đức
D. Hiệp Phước

Câu 27: Các nhóm đất chính cố ở Đồng bằng sông Cửu Long là:

A. Phù sa ngọt, phèn, cát ven biển.
B. Phèn, phù sa mới, phù sa cổ
C. Phù sa ngọt, phèn, mặn.
D. Phèn, cát ven biển, mặn.

Câu 28: Hoạt động kinh tế biển ở nước ta hiện nay rất đa dạng, bao gồm:

A. Đánh bắt và nuôi trồng hải sản, khai thác các đặc sản, khai thác và chế biển khoáng sản, du lịch và giao thông biển.
B. Đánh bắt và nuôi trồng hải sản, khai thác các đặc sản, khai thác khoáng sản, du lịch và giao thông biển.
C. Đánh bắt và nuôi trồng hải sản, khai thác các đặc sản, khai thác khoáng sản, du lịch và giao thông biển, khai thác năng lượng
D. Đánh bắt và nuôi trồng hải sản, khai thác các đặc sản, khai thác khoáng sản, lọc dầu, du lịch và giao thông biển.

Câu 29: Tốc độ tăng trưởng của công nghiệp cao hơn rất nhiều so với nông nghiệp, do:

A. Công nghiệp được ưu tiên phát triển hơn nông nghiệp.
B. Giá trị sản phẩm công nghiệp cao hơn sản phẩm nông nghiệp.
C. Tỉ trọng nông nghiệp trong cơ cấu giá trị tổng sản phẩm quốc nội bị suy giảm.
D. Vai trò nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá giám sút.

Câu 30: Cửa khẩu quốc tế ở biên giới phía tây nam nước ta là:

A. Cầu Treo
B. Lao Bảo
C. Xa Mát
D. Mộc Bài.

Câu 31: Các thềm biển, cồn cát, ngấn nước trên vách đá ven biển là dấu vết của:

A. Nhiều lần biển tiến, biển lùi
B. Sự thay đổi khí hậu Trái Đất.
C. Hoạt động xâm thực, bồi tụ
D. Hoạt động uốn nếp, đứt gãy.

Câu 32: Câu nào sau đây đúng?

A. Cảnh cung Đông Triều có ảnh hưởng lớn đối với phân hóa khí hậu ở hai sườn.
B. Dãy Hoàng Liên Sơn có ảnh hưởng lớn đến khí hậu của vùng Tây Bắc.
C. Dãy Bạch Mã, Hoành Sơn có ánh hưởng đối với các luồng gió từ biển thổi vào.
D. Tất cả đều đúng

Câu 33: Thiên tai nặng nề nhất do Biển Đông gây ra đối với nước ta là:

A. Lũ lụt
B. Sóng thần
C. Bão
D. Động đất.

Câu 34: Sự kết hợp giữa nhiệt và ẩm đã tạo ra kiểu khí hậu:

A. Á xích đạo
B. Nhiệt đới
C. Ôn đới
D. Tất cả đều đúng

Câu 35: Khó khăn lớn nhất của miền khí hậu phía Nam đối với sản xuất nông nghiệp là:

A. Thời tiết diễn biến thất thường
B. Mùa khô gây hạn hán kéo dài
C. Lũ lụt xảy ra thường xuyên.
D. Gió phơn tây nam gây thời tiết khô nóng.

Câu 36: Vùng có diện tích đất chưa sử dụng lớn nhất trong cơ cấu sử dụng đất nơi đó là:

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ
B. Bắc Tung Bộ.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ
D. Tây Nguyên.

Câu 37: Tỉ lệ nông, lâm nghiệp, thuỷ sản trong cơ cấu nguồn thu của hộ nông dân thường cao ở các tỉnh có:

A. Sản xuất thuần nông
B. Cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển biển theo hướng đa dạng hoá.
C. Nhiều ngành nghề phi nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế nông thôn
D. Ngành dịch vụ nông nghiệp chiếm giá trị tương đối cao trong cơ cấu nguồn thu của bộ nông dân.

Câu 38: Chính sách phát triển ngành thuỷ sản của Đảng và Nhà nước ta không khuyến khích việc:

A. Phát triển nghề cả nhân dân
B. Đẩy mạnh đánh bắt ven bờ.
C. Khai thác đi đôi với bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
D. Khai thác đi đôi với giữ vững chủ quyền vùng biển, hải đảo.

Câu 39: Loại nào sau đây thuộc vào hệ thông rừng đặc dụng?

A. Vườn quốc gia.
B. Khu dự trữ tự nhiên
C. Khu bảo tồn văn hoá - lịch sử - môi trường.
D. Tất cả đều đúng.

Câu 40: Vấn đề phát triển công nghiệp năng lượng (điện) là một ưu tiên trong phát triển công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ. vì cơ sở năng lượng (điện):

A. Chưa đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp.
B. Chưa đáp ứng nhu cầu các hoạt động kinh tế trong vùng
C. Được xem là quan trọng nhất để đẩy mạnh vùng phát triển.
D. Câu A + B đúng.

Câu 41: Khó khăn về mặt tự nhiên đối với phát triển ngành khai thức vù chê hiến làm sản Ở Tây Nguyên là:
A. Diện tích rừng tự nhiên và trù lượng gồ bị giảm sút do phá rừng.
B. Đất bị xói mòn, rửa trôi, nguồn nước ngầm hạ thấp về mùa khô.
C. Thưa dân, đội ngũ cản bộ khoa học kì thuật và lao động có tay nghề thiếu
D. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu.

Câu 42: Nhóm đất thuận lợi nhất cho sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long là:

A. Phèn
B. Phù sa ngọt
C. Mặn
D. Cát ven biển.

Câu 43: Trên Biển Đông nước ta, vùng có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở là:

A. Nội thuỷ
B. Lãnh hải
C. Vùng đặc quyền về kinh tế
D. Thềm lục địa.

Câu 44: Lực lượng lao động nước ta chiếm hơn:

A. 40% dân số.
B. 60% dân số.
C. 60% dân số.
D. 70% dân số.

Câu 45: Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện dại hoá được thể hiện ở?

A. Các vùng chuyên canh quy mô lớn được hình thành.
B. Các trung tâm công nghiệp và dịch vụ lớn được phát triển
C. Tỉ trọng của công nghiệp tăng nhanh, của nông nghiệp giảm.
D. Vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo được ưu tiên phát triển.

Câu 46: Cho biểu đồ cơ cấu sản lượng lúa cả năm của nước ta phân theo các vùng % (H.2.1):

Đề thi thử THPT quốc gia môn Địa lý

Nhận xét nào sau đây không đúng với biểu đồ? Từ năm 1995 đến 2002, trong cơ cấu sản lượng lúa cả năm?

A. Đồng bằng sông Cửu Long luôn chiếm trên 50%.
B. Đồng bằng sông Hồng luôn chiếm trên 20%.
C. các vùng còn lại luôn chiếm khoảng 28 - 29%.
D. Câu A + B đúng.

Câu 47: Cho bảng số liệu (Bảng 2.1):

Đề thi thử THPT quốc gia môn Địa lý

Biểu đồ thích họp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo nhóm ngành của nước ta là:

A. Cột
B. Miền
C. Tròn
D. Ô vuông

Câu 48: Nhận xét nào sau đây đúng với sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo nhóm ngành được trình hủy ở bảng số liệu 2 ở trên?

A. Trước 1995, tỉ trọng của nhóm A giảm, sau đó lại tăng và của nhóm B thì ngược lại.
B. Từ năm 1995 trở đi, tỉ trọng của nhóm A tăng dần, của nhóm B cũng tăng dần.
C. Trước 1995, tỉ trọng của nhóm A tăng, sau đó lại giảm và của nhóm B ngược lại.
D. Từ năm 1995 trở đi, tỉ trọng của nhóm A giảm dần và của nhóm B tăng dần.

Câu 49: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở nước ta hiện nay diễn ra theo xu hướng:

A. Tăng tỉ trọng nông - lâm nghiệp - thủy sản, giảm tỉ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.
B. Tăng tỉ trọng dịch vụ, giảm tỉ trọng công nghiệp - xây dựng và nông - lâm nghiệp - thủy sản.
C. Tăng tỉ trọng công nghiệp - xây dựng và nông - lâm nghiệp - thủy sản, giảm ti trọng dịch vụ.
D. Tăng tỉ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm ti trọng nông - lâm nghiệp – thủy sản.

Câu 50: Cho biểu đồ năng suất và sản lượng lúa của nước ta (H.2.2).

Đề thi thử THPT quốc gia môn Địa lý

Biểu đồ này thuộc loại:

A. Kết hợp
B. Đường
C. Cột nhóm
D. Cột.

Đáp án đề thi thử THPT quốc gia môn Địa lý

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

1

D

26

B

2

B

27

C

3

A

28

B

4

C

29

C

5

D

30

D

6

C

31

A

7

B

32

D

8

B

33

C

9

D

34

D

10

A

35

B

11

B

36

A

12

D

37

A

13

B

38

B

14

D

39

D

15

B

40

A

16

D

41

D

17

C

42

B

18

B

43

C

19

A

44

B

20

B

45

C

21

D

46

B

22

A

47

B

23

D

48

A

24

B

49

D

25

C

50

A

------------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Đề thi thử THPT quốc gia môn Địa lý năm 2018 có đáp án (Đề 2). Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Thi thpt Quốc gia môn Địa lý, đề thi học kì 1 lớp 12, Thi thpt Quốc gia môn Toán, mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Đánh giá bài viết
1 1.691
Sắp xếp theo

Địa lý lớp 12

Xem thêm