Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2019 trường THPT Liễn Sơn - Vĩnh Phúc lần 5

Đề thi thử năm 2019 môn GDCD

VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2019 trường THPT Liễn Sơn - Vĩnh Phúc lần 5. Nội dung tài liệu gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm, thời gian làm bài 50 phút. Mời các bạn học sinh tham khảo.

Câu 1: Chủ thể nào sau đây không có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam?

A. Viện kiểm sát nhân dân các cấp.

B. Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp.

C. Tòa án nhân dân các cấp.

D. Ủy ban nhân dân các cấp.

Câu 2: Trường hợp nào sau đây không thể hiện bình đẳng trong lao động?

A. Người lao động và sử dụng lao động thỏa thuận các điều khoản trong hợp đồng.

B. Lao động nữ bình đẳng về thời gian lao động trong mọi trường hợp.

C. Ưu đãi cho những lao động có trình độ chuyên môn cao.

D. Công dân được tự do lựa chọn ngành nghề, tìm kiếm việc làm.

Câu 3: Hai quầy thuốc tân dược của chị T và chị D cùng bán một số biệt dược không có trong danh mục được cấp phép, nhưng khi kiểm tra cán bộ chức năng P chỉ xử phạt chị D, còn chị T được bỏ qua vì trước đó chị đã nhờ người quen tên M là em gái của cán bộ P giúp đỡ. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh?

A. Chị T, D và cán bộ P.

B. Chị T, D và M.

C. Chị T, M và cán bộ P.

D. Chị T, D, M và cán bộ P.

Câu 4: Trong dịp tết Nguyên đán vừa qua, xã L triển khai công tác trợ cấp tiền cho người nghèo ăn tết theo quy định của cấp trên. Sẵn có mâu thuẫn cá nhân, ông Q đã vận động bà T, anh S thuộc diện không được trợ cấp đi phát tờ rơi để nói xấu chủ tịch xã L với nội dung chi tiền không đúng đối tượng. Sau đó, ông Q tự ý lấy điện thoại của con gái để đăng nội dung này lên mạng xã hội. Hành vi của những ai dưới đây cần bị tố cáo?

A. Ông Q, bà T và anh S.

B. Bố con ông Q, bà T và anh S.

C. Chủ tịch xã L, anh S và bà T.

D. Chủ tịch xã L và bố con ông Q.

Câu 5: Dân chủ trong lĩnh vực xã hội thể hiện ở

A. quyền góp ý kiến với đại biểu Quốc hội.

B. quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe.

C. quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí.

D. quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Câu 6: X, M, K và P cùng học lớp 12, nhưng gia đình của X và M nghèo nên hai bạn quyết định đi làm công nhân sau khi thi tốt nghiệp. Hai bạn K và P làm hồ sơ thi vào hai trường đại học có khả năng lấy điểm chuẩn khác nhau. K học giỏi và đều các môn nên chọn thi vào trường lấy điểm cao. P chọn thi vào trường lấy điểm chuẩn thấp để phù hợp sức học của mình. Kết quả K và P đều trúng tuyển vào trường mình chọn. Những ai dưới đây đã thực hiện quyền học không hạn chế?

A. K và P.

B. X và M.

C. K, P và M.

D. X, M và P

Câu 7: Bạn Q đưa ra thắc mắc với thầy Đ về chương trình giáo dục có đáp ứng được với đòi hỏi của cách mạng công nghệ 4.0 trong buổi ngoại khóa của trường. Trong trường hợp này, bạn Q đã thực hiện quyền tự do cơ bản nào dưới đây của công dân?

A. Độc lập phán quyết.

B. Tự do ngôn luận.

C. Áp đặt quan điểm cá nhân.

D. Tự do thông tin.

Câu 8: Đặc trưng nào dưới đây làm nên giá trị công bằng bình đẳng của pháp luật?

A. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung.

B. Tính quyền lực bắt buộc chung

C. Tính quy phạm phổ biến.

D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

Câu 9: Quá trình hoạt động có mục đích, làm cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, là nội dung của khái niệm

A. thực hiện pháp luật.

B. thi hành pháp luật.

C. áp dụng pháp luật.

D. tuyên truyền pháp luật.

Câu 10: Bình đẳng về cơ hội việc làm, tiêu chuẩn, độ tuổi tuyển dụng, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các điều kiện lao động khác là một nội dung thuộc quyền bình đẳng

A. giữa người lao động và người sử dụng lao động.

B. trong tự do lựa chọn, tìm kiếm việc làm.

C. giữa lao động nam và lao động nữ.

D. trong thực hiện quyền lao động.

Câu 11: Vốn có tình cảm với anh M nhưng không được đáp lại, nên khi nhìn thấy ảnh của anh M chụp thân thiết với chị N, chị Đ rất khó chịu. Chị Đ đã nhờ chị P lấy ảnh của N ghép với ảnh của anh T rồi tung lên mạng xã hội. Do quá ghen tức khi xem ảnh của anh T đang đứng ôm bạn gái mình là N, nên anh M đã rủ thêm S và G chặn đường để dọa nạt, hành hung gây thương tích cho anh T. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân?

A. Chị Đ, chị P, anh M, S, G.

B. Anh T, M, S và G.

C. Chị P và chị Đ.

D. Chị P và chị N.

Câu 12: Khi xử lí những hộ dân xây nhà trái phép, cán bộ thanh tra xây dựng X và bà A đã lớn tiếng cãi vã, xô xát nhau. Việc cả hai người cùng bị xử phạt hành chính về hành vi gây rối trật tự ở nơi công cộng đã thể hiện nội dung bình đẳng nào dưới đây?

A. Nghĩa vụ đạo đức.

B. Tuân thủ quy chế.

C. Bổn phận công dân.

D. Trách nhiệm pháp lí.

Câu 13: Cung nhỏ hơn cầu, giá cả thị trường cao hơn giá trị hàng hóa trong sản xuất là biểu hiện của nội dung quan hệ

A. giá cả ảnh hưởng đến cung - cầu.

B. giá cả ảnh hưởng đến thị hiếu.

C. cung - cầu tác động lẫn nhau.

D. cung - cầu ảnh hưởng đến giá cả.

Câu 14: Việc công dân được tự do lựa chọn những loại hình trường lớp khác nhau, thể hiện nội dung nào trong quyền học tập của công dân?

A. Quyền bình đẳng về cơ hội học tập.

B. Quyền được học không hạn chế.

C. Quyền được học thường xuyên, suốt đời.

D. Quyền tự do lựa chọn ngành nghề.

Câu 15: Chị H là giáo viên hợp đồng tại trường tiểu học X. Do có việc cá nhân nên chị đã viết đơn xin nghỉ việc một thời gian. Sau đó, chị nhận được quyết định chấm dứt hợp đồng từ phía nhà trường vì lý do đã bố trí đủ giáo viên. Chị H không đồng ý với quyết định đó và muốn khiếu nại. Chị H phải gửi đơn khiếu nại đến

A. Hiệu trưởng trường Tiểu học X.

B. Trưởng phòng giáo dục huyện.

C. Chủ tịch ủy ban nhân dân xã.

D. Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện.

Câu 16: Ông S làm đơn khiếu nại về việc làm đường giao thông kém chất lượng ở địa phương mình. Ông S đang thực hiện cơ chế dân chủ nào?

A. Dân kiểm tra.

B. Dân biết.

C. Dân bàn.

D. Dân làm.

Câu 17: Hành vi xâm phạm, gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là hành vi

A. vi phạm hành chính.

B. trái các quy tắc quản lí.

C. trái pháp luật.

D. vi phạm pháp luật.

Câu 18: Bình đẳng về quyền và làm nghĩa vụ trước nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật được hiểu là mọi công dân đều bình đẳng về

A. nhu cầu và lợi ích.

B. quyền và nghĩa vụ.

C. quyền hạn pháp luật.

D. trách nhiệm công dân.

Câu 19: Yếu tố nào sau đây không phải là tư liệu lao động?

A. Nguyên vật liệu.

B. Các vật để chứa đựng, bảo quản.

C. Kết cấu hạ tầng sản xuất.

D. Công cụ lao động.

Câu 20: Là bạn thân của A nhưng B đua đòi ăn chơi nên dính vào nghiện ngập. B nhiều lần rủ A thử sử dụng ma túy, nhưng A kiên quyết từ chối. Một lần biết được B chuẩn bị mua bán ma túy, A đã quyết định báo với công an phường. Trong trường hợp trên, A đã thực hiện pháp luật theo các hình thức nào sau đây?

A. Áp dụng và thi hành pháp luật.

B. Tuân thủ và áp dụng pháp luật.

C. Thi hành và sử dụng pháp luật.

D. Tuân thủ và sử dụng pháp luật.

Câu 21: Mỗi cử tri đều có một lá phiếu với giá trị ngang nhau là thể hiện nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?

A. Tự quyết.

B. Phổ thông.

C. Bình đẳng.

D. Tập trung.

Câu 22: Công ti G quyết định sa thải và yêu cầu anh T phải nộp bồi thường vì anh T tự ý nghỉ việc không có lí do khi chưa hết hạn hợp đồng. Quyết định của công ti G không vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây?

A. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.

B. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động

C. Bình đẳng trong tìm kiếm việc làm.

D. Bình đẳng trong việc tổ chức lao động.

Câu 23: Pháp luật là phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ

A. mọi quyền lợi công dân.

B. các giá trị đạo đức.

C. mọi lĩnh vực xã hội.

D. các giá trị nghệ thuật.

Câu 24: Nội dung văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành không được trái với nội dung của văn bản do cơ quan cấp trên ban hành, thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?

A. Tính độc lập tương đối.

B. Tính quy phạm phổ biến.

C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

D. Tính quyền lực bắt buộc chung.

Câu 25: Các dân tộc trong một quốc gia đều được Nhà nước và pháp luật

A. thừa nhận, bình đẳng và tạo cơ hội phát triển.

B. tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển.

C. tôn trọng, bảo hộ và ưu tiên phát triển.

D. thừa nhận, bảo vệ và đối xử bình đẳng.

Câu 26: Việc lồng ghép giảng dạy pháp luật với các chủ đề liên quan đến: bạo lực học đường, ma túy, HIV/AIDS... trong chương trình giáo dục công dân cấp trung học phổ thông là thực hiện nội dung cơ bản của pháp luật về

A. vấn đề an sinh xã hội.

B. ngăn ngừa lây lan dịch bệnh.

C. phòng chống tệ nạn xã hội.

D. chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Câu 27: Vì muốn anh L được vào diện quy hoạch cán bộ xã, nên vợ anh L là chị X đã gợi ý để anh T bỏ phiếu cho chồng mình nhưng anh T đã từ chối. Chị X đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?

A. Trực tiếp.

B. Ủy quyền.

C. Bỏ phiếu kín.

D. Bình đẳng.

Câu 28: Thấy chị M hàng xóm phát hiện việc mình đánh hai nhân viên bị thương nặng, ông X đã thuê anh K uy hiếp chị M. Anh K rủ thêm anh H cùng bắt, giam giữ rồi bỏ đói cháu nhỏ con chị M một ngày. Những ai dưới đây đã xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công dân?

A. Ông X, anh K và anh H.

B. Ông X và anh K.

C. Anh K và anh H.

D. Ông X và anh H.

Câu 29: Tòa án huyện A tuyên bố bị cáo B mức phạt 5 năm tù vì tội cướp giật tài sản. Việc làm trên của Tòa án huyện A thuộc hình thức thực hiện pháp luật nào?

A. Sử dụng pháp luật.

B. Áp dụng pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật

D. Thi hành pháp luật.

Câu 30: Sau nhiều lần khuyên B từ bỏ chơi game không được, A đã nghĩ cách vào quán game tìm B đồng thời mạt sát chủ quán vì tội chứa chấp nên bị chủ quán game sỉ nhục và đánh đuổi. Chủ quán game và A đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.

B. Không được xâm phạm bí mật đời tư.

C. Bất khả xâm phạm về thân thể.

D. Được bảo hộ về nhân phẩm, danh dự.

Câu 31: Trong xu hướng toàn cầu hóa, quốc tế hóa hiện nay và để đảm bảo sự lâu dài, hiệu quả, mỗi quốc gia nên chọn phát triển theo hướng:

A. Liên tục

B. Sáng tạo

C. Bền vững

D. Năng động

Câu 32: A đạt giải nhất cuộc thi INTEL ISEF (khoa học kĩ thuật) do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức nên được một số trường đại học chọn tuyển thẳng. A đã được thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?

A. Đăng kí bản quyền.

B. Được phát triển.

C. Chuyển giao công nghệ.

D. Quyền học tập.

Câu 33: Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động là gì?

Tự do, tự nguyện, không trái pháp luật.

Bình đẳng, không trái thỏa ước lao động tập thể.

Các bên đều có trách nhiệm thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình.

Giao ước trực tiếp giữa người sử dụng lao động và người lao động.

A. (1), (2), (3).

B. (2), (3), (4).

C. (1), (3), (4).

D. (1), (2), (4).

Câu 34: Nhân dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi cả nước bằng cách nào?

A. Bàn bạc, quyết định các vấn đề thông qua biểu quyết.

B. Bàn bạc, kiểm tra hoạt động của chính quyền nhà nước.

C. Tham gia giám sát hoạt động của chính quyền địa phương.

D. Tham gia góp ý xây dựng các văn bản pháp luật.

Câu 35: Phát hiện một cơ sở kinh doanh cung cấp thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh, T đã báo với cơ quan chức năng để kiểm tra và kịp thời ngăn chặn. T đã thực hiện hình thức

A. tuân thủ pháp luật.

B. áp dụng pháp luật.

C. thi hành pháp luật.

D. sử dụng pháp luật.

Câu 36: Mọi công dân thuộc các dân tộc khác nhau đều có quyền tham gia thảo luận, góp ý về các vấn đề chung của đất nước. Điều đó thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc về

A. văn hóa.

B. chính trị.

C. kinh tế.

D. giáo dục.

Câu 37: Nhà trường phát động cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Bảo vệ biển đảo quê hương”. M đã tự ý sao chép bức tranh của chị gái và gửi dự thi với tên mình. M đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Sáng tạo.

B. Ủy nhiệm.

C. Phát triển.

D. Chuyển nhượng.

Câu 38: K ra ngoài nhưng quên không tắt máy tính. T là nhân viên cùng phòng thấy vậy đã tự ý vào trang cá nhân của K và mạo danh K để làm quen với các bạn gái. T đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Được bảo hộ về nơi làm việc.

B. Được bảo hộ về tài sản riêng.

C. Được bảo đảm an toàn thông tin cá nhân.

D. Được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín.

Câu 39: Nội dung nào dưới đây thể hiện tính tất yếu khách quan của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?

A. Tăng cường quốc phòng và an ninh.

B. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

C. Tạo tiền đề phát triển văn hóa.

D. Tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

Câu 40: Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo luật khi Nhà nước trưng cầu dân ý, ta gọi công dân A đã thực hiện quyền dân chủ nào?

A. Quyền ứng cử.

B. Quyền đóng góp ý kiến.

C. Quyền kiểm tra, giám sát.

D. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2019 trường THPT Liễn Sơn - Vĩnh Phúc lần 5. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt uốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Đánh giá bài viết
1 587
Sắp xếp theo

    Thi THPT Quốc Gia môn GDCD

    Xem thêm