Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia môn hoá chuyên ĐHSP 2015

Kì thi THPT Quốc gia sắp đến, để giúp các bạn học sinh lớp 12 củng cố kiến thức môn hoá, VnDoc.com xin giới thiệu Đề thi thử THPT Quốc gia môn hoá của trường chuyên ĐHSP Hà Nội năm 2015. Các bạn có thể tải về để tự ôn tập.

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN HOÁ NĂM 2015

CHUYÊN ĐHSP HÀ NỘI


Đề thi thử số: 1
(Đề thi gồm có 04 trang)

ĐỀ THI THỬ CHUẨN BỊ CHO KÌ THI THPT
QUỐC GIA NĂM 2015
Môn: HOÁ HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút
(Không kể thời gian phát đề)

Mã đề thi 213

Họ và tên: ...........................................................................................................................................

Số báo danh: ......................................................................................................................................

Cho biết khối lượng nguyên tử (theo đvC) của các nguyên tố:

H=1; He=4; Li=7; C=12; N=14; O=16; Na=23; Mg=24; Al=27; P=31; S=32; Cl=35,5; K=39; Ca=40; Fe=56; Cu=64; Zn=65; As=75; Br=80; Rb=85,5; Sr=88; Ag=108; Sn=119; Ba=137; Pd=106.

Câu 1. Để xử lý chất thải có tính acid, người ta thường dùng?

A. Nước vôi. B. Giấm ăn. C. Muối ăn. D. Phèn chua.

Câu 2. Đốt cháy hoàn toàn một ester đơn chức, mạch hở X (phân tử có số lien kết π nhỏ hơn 3), thu được thể tích khí CO₂ bằng 6/7thể tích khí O₂ đã phản ứng (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện). Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với 200 ml dung dịch KOH 0,7M thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 12,88 gam chất rắn khan.

Giá trị của m là:

A. 7,20. B. 6,66. C. 8,88. D. 10,56.

Câu 3. Để hòa tan x mol một kim loại M cần dung vừa đủ 2x mol HNO₃ đặc, nóng giải phóng khí NO₂. Vậy M có thể là kim loại nào trong các kim loại sau?

A. Fe. B. Au. C. Cu. D. Ag.

Câu 4. Lượng Glucose cần dung để tạo ra 1,82 gam sorbitol với hiệu suất 80% là?

A. 1,44g. B. 1,80g. C. 1,82g. D. 2,25g

Câu 5. Cho các nhận xét sau:

(1) Có thể tạo được tối đa 2 đipeptit từ phản ứng trùng ngưng hỗn hợp Alanin và Glycin.

(2) Khác với acid axetit, acid amino acetic có thể phản ứng với acid HCl và tham gia phản ứng trùng ngưng.

(3) Giống với acid acetic, amino acid có thể tác dụng với base tạo ra muối và nước.

(4) Acid acetid và acid-amino glutaric có thể làm thay đổi màu quỳ tím thành đỏ.

(5) Thủy phân không hoàn toàn peptit: Gly – Phe – Tyr – Gly - Lys - Phe – Tyr có thể thu được 6 tripeptit có chứa Gly.

(6) Cho HNO₃ đặc vào ống nghiệm chứa albumin thấy tạo dung dịch màu tím.

Số nhận xét đúng là:

A. 5. B. 6. C. 4. D. 3.

Câu 6. Khi đốt cháy hoàn toàn một esterno, đơnchức, mạch hở thì số mol CO₂ sinh ra bằng số mol O₂ đã tham gia phản ứng. Tên gọi của ester là:

A. etylacetat. B. metylacetat. C. n-propylacetat. D. metylformat.

Đánh giá bài viết
1 929
Sắp xếp theo

    Lớp 10

    Xem thêm