Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 1 năm 2016 trường THPT Phương Sơn, Bắc Giang

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 1 năm 2016 trường THPT Phương Sơn, Bắc Giang là đề thi đại học môn Hóa có đáp án mà VnDoc xin được gửi tới các bạn tham khảo, luyện thi, rèn luyện kĩ năng tư duy cũng như tham khảo các câu hỏi mới, lạ từ nhiều trường chuẩn bị sẵn sàng cho kì thi THPT Quốc gia 2016 môn Hóa sắp tới.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 1 năm 2016 trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 1 năm 2016 trường THPT Hiệp Hòa số 1, Bắc Giang

SỞ GD & ĐT BẮC GIANG

TRƯỜNG THPT PHƯƠNG SƠN

(Đề thi có 4 trang)

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1

NĂM HỌC 2015 - 2016

MÔN THI HÓA HỌC

Thời gian lаm bаi: 90 phút;

(50 câu trắc nghiệm)

Mã đề thi 209

Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Br = 80; Ag = 108; Cd=112; Ba = 137.

Câu 1: Vinyl fomat được điều chế bằng phản ứng nào sau đây?

A. HCOOH + C2H5O B. HCOOH + C2H3OH

C. HCOOH + C2H2 D. CH3COOH + C2H2

Câu 2: Lưu huỳnh trong chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử?

A. Na2SO4. B. SO2. C. H2S. D. H2SO4.

Câu 3: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, nguyên tố X ở nhóm IIA, nguyên tố Y ở nhóm VA. Công thức của hợp chất tạo thành từ 2 nguyên tố trên có dạng là

A. X3Y2. B. X2Y3. C. X2Y5. D. X5Y2.

Câu 4: Một hợp chất hữu cơ gồm C, H, O; trong đó cacbon chiếm 61,22% về khối lượng. Công thức phân tử của hợp chất là:

A. C5H6O2. B. C2H2O3. C. C4H10O. D. C3H6O2.

Câu 5: Trong các chất dưới đây, chất nào là glixin?

A. H2N-CH2-COOH B. HOOC-CH2CH(NH2)COOH

C. CH3–CH(NH2)–COOH D. H2N–CH2-CH2–COOH

Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Glucozơ và fructozơ là đồng phân cấu tạo của nhau.

B. Khi thủy phân hoàn toàn tinh bột thì không thu được fructozơ.

C. Phân tử xenlulozơ được cấu tạo từ các gốc glucozơ.

D. Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng bạc.

Câu 7: Khử hoàn toàn m gam Fe2O3 cần vừa đủ 3,36 lít khí CO (ở đktc). Khối lượng sắt thu được sau phản ứng là

A. 2,8. B. 8,4. C. 5,6. D. 16,8.

Câu 8: Cho 4 chất: metan, etan, propan và n-butan. Số lượng chất tạo được một sản phẩm thế monoclo duy nhất là:

A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.

Câu 9: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 8. Vị trí của X trong bảng hệ thống tuần hoàn là

A. X có số thứ tự 15, chu kì 3, nhóm VA. B. X có số thứ tự 13, chu kì 3, nhóm IIIA.

C. X có số thứ tự 12, chu kì 3, nhóm IIA. D. X có số thứ tự 14, chu kì 3, nhóm IVA.

Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm 2 axit cacboxylic đồng đẳng kế tiếp thu được 11 gam CO2 và 4,5 gam H2O. Công thức của 2 axit là:

A. HCOOH và CH3COOH. B. C2H3COOH và C3H5COOH.

C. C2H5COOH và C3H7COOH. D. CH3COOH và C2H5COOH.

Câu 11: Cho 0,2 mol một anđehit đơn chức, mạch hở X phản ứng vừa đủ với 300 ml dung dịch chứa AgNO3 2M trong NH3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 87,2 g kết tủa. Công thức phân tử của anđehit là:

A. C4H3CHO B. C3H5CHO. C. C3H3CHO D. C4H5CHO

Câu 12: Có thể phân biệt 3 lọ mất nhãn chứa: HCOOH; CH3COOH; C2H5OH với hóa chất nào dưới đây

A. Na. B. Cu(OH)2/OH-. C. dd AgNO3/NH3. D. NaOH.

Câu 13: Dãy gồm các chất được xếp theo chiều tính bazơ giảm dần từ trái sang phải là

A. CH3NH2, C6H5NH2, NH3. B. NH3, CH3NH2, C6H5NH2.

C. C6H5NH2, NH3, CH3NH2. D. CH3NH2, NH3, C6H5NH2.

Câu 14: Hỗn hợp A gồm H2, C3H8, C3H4. Cho từ từ 12 lít A qua bột Ni xúc tác. Sau phản ứng được 6 lít khí duy nhất (các khí đo ở cùng điều kiện). Tỉ khối hơi của A so với H2

A. 22. B. 13. C. 11. D. 26.

Câu 15: Có bao nhiêu ancol thơm, công thức C8H10O?

A. 5. B. 6. C. 7. D. 8.

Câu 16: Cho các cân bằng sau:

Khi thay đổi áp suất, nhóm gồm các cân bằng hoá học đều không bị chuyển dịch là

A. (3), (4) và (5). B. (3) và (4). C. (1) và (2). D. (2), (4) và (5).

Câu 17: Hỗn hợp khí X gồm H2 và C2H4 có tỉ khối so với He là 3,75. Dẫn X qua Ni nung nóng, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He là 5. Hiệu suất của phản ứng hiđro hoá là:

A. 20%. B. 40%. C. 25%. D. 50%.

Câu 18: Đun 3,0 gam CH3COOH với 4,6 gam C2H5OH dư (xúc tác H2SO4 đặc), thu được m gam CH3COOC2H5. Biết hiệu suất của phản ứng este hoá đạt 50 %. Giá trị của m là

A. 8.8. B. 1,1. C. 4,4. D. 2,2.

Câu 19: Câu 27 Dẫn 4,48 lít khí HCl (đktc) vào 2 lít nước thu được 2 lit dd có pH là

A. 3 . B. 2. C. 1. D. 1,5.

Câu 20: Craking m gam n-butan thu được hợp A gồm H2, CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8 và một phần butan chưa bị craking. Đốt cháy hoàn toàn A thu được 9 gam H2O và 17,6 gam CO2. Giá trị của m là

A. 5,8. B. 23,2. C. 11,6. D. 2,6.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học

1

C

11

A

21

C

31

B

41

A

2

B

12

B

22

C

32

A

42

D

3

A

13

C

23

B

33

D

43

A

4

A

14

C

24

B

34

D

44

C

5

A

15

A

25

D

35

A

45

A

6

D

16

B

26

C

36

B

46

C

7

C

17

D

27

D

37

D

47

D

8

A

18

D

28

B

38

B

48

C

9

D

19

C

29

B

39

C

49

B

10

D

20

A

30

A

40

C

50

B

Đánh giá bài viết
1 1.450
Sắp xếp theo

    Môn Hóa khối B

    Xem thêm