Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 2 năm 2015 trường THPT Chuyên Bến Tre, Bến Tre

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 2 năm 2015 trường THPT Chuyên Bến Tre, Bến Tre gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án kèm theo. Đây là đề thi thử đại học năm 2015 môn Hóa có chất lượng dành cho các bạn tham khảo, luyện đề thi, nhằm đạt kết quả tốt trong các kì thi sắp tới.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học lần 2 năm 2015 trường THPT Chuyên Bến Tre, Bến Tre

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Hóa học trường THPT Nguyễn Thái Học, Khánh Hòa

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẾN TRE
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẾN TRE

ĐỀ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA
NĂM HỌC 2014- 2015
Môn: Hoá Học
Thời gian làm bài: 90 phút;
(50 câu trắc nghiệm)

Mã đề thi 132

Họ, tên thí sinh:..........................................................................

Số báo danh:...............................................................................

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố :

H = 1; He =4; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52, Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag=108; Ba = 137, Li=7.

Câu 1: Cho sơ đồ: . X có CTCT là:

A. CH3COOCH2CH3 B. CH3CH2CH2COOH

C. C2H5COOCH(CH3)2 D. HCOOCH2CH2CH3

Câu 2: Ở trạng thái cơ bản tiểu phân nào sau đây có thể có số electron lớp ngoài cùng nhiều hơn 8?

A. Ion dương B. ion dương, ion âm và nguyên tử

C. Nguyên tử D. Ion âm

Câu 3: Monome tạo ra polime –[CH2-C(CH3)=CH-CH2-CH2-CH(CH3)CH2-CH(CH3)]- là

A. CH2=C(CH3)-CH=CH2 và CH2=CH-CH3

B. CH2=C(CH3)-CH=CH2 và CH2=C(CH3)-C(CH3)=CH2

C. CH2=C(CH3)-CH=CH2

D. CH2=C(CH3)-C(CH3)=CH2

Câu 4: Xà phòng hóa hoàn toàn 14,8 gam hỗn hợp etyl fomat và metyl axetat (tỉ lệ mol 1:1) trong dung dịch KOH lấy dư. Sau phản ứng thu được m gam muối khan. Gía trị m bằng

A. 15,35 gam B. 18,20 gam C. 14,96 gam D. 20,23 gam

Câu 5: Hiện tượng nào dưới đây đã được mô tả không đúng:

A. Nhúng thanh sắt (dư) vào dung dịch AgNO3 thấy thanh sắt dần có màu trắng bạc và dung dịch xuất hiện màu vàng nâu.

B. Nhúng thanh sắt (dư) vào dung dịch Cu(NO3)2 thấy thanh sắt chuyển qua màu đỏ và dung dịch nhạt màu xanh.

C. Nhúng thanh đồng (dư) vào dung dịch FeCl3 thấy màu vàng nâu của dung dịch nhạt dần và thay thế bằng màu xanh.

D. Nhúng thanh sắt (dư) vào dung dịch Fe(NO3)3 thấy màu vàng nâu của dung dịch nhạt dần đến màu xanh nhạt.

Câu 6: Dãy chất sau đây đều tác dụng với NaHCO3

A. HNO3, Ba(OH)2, MgSO4 B. HCl, KOH, CaCl2

C. HCl, Ca(OH)2, CH3COOH D. HCl, BaCl2, Ba(OH)2

Câu 7: Hiện tượng nào sau đây là đúng?

A. Cho Ba vào dung dịch NH4Cl có hỗn hợp khí sinh ra, dẫn hỗn hợp khí vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư thấy có kết tủa màu nâu đỏ xuất hiện và còn 1 lượng khí thoát ra.

B. Rót từ từ dung dịch NaOH và dung dịch CuSO4 thu được kết tủa màu xanh, lấy kết tủa nung trong không khí thu được chất rắn màu đỏ.

C. Cho bột sắt vào dung dịch FeCl3 thì dung dịch từ màu trắng xanh chuyển sang màu nâu đỏ.

D. Cho Na vào dung dịch MgCl2 ta thấy có khí không màu sinh ra, có kết tủa màu trắng tạo thành và nếu cho dư dung dịch NaOH vào thì kết tủa tan dần ra.

Câu 8: Cho các hợp chất sau:

(1) HOCH2CH2OH.

(2) HOCH2CH2CH2OH.

(3) CH3-O-CH2CH3.

(4) HOCH2-CH(OH)-CH2OH.

(5) CH3CH2OH.

(6) CH3-CH(OH)-CH2OH.

(7) HO-CH2-COOH

(8) HCOOH

(9) Cl-CH2-COOH

Tổng số chất đều tác dụng được với Na và Cu(OH)2

A. 7. B. 5. C. 6. D. 8

Câu 9: Để điều chế 26,73 kg xenlulozơ trinitrat (hiệu suất 60%) cần dùng ít nhất V lít axit nitric 94,5% (D=1,5 g/ml) phản ứng với xenlulozơ dư. Giá trị của V là

A. 20 B. 18 C. 30 D. 12

Câu 10: Khi thủy phân hoàn toàn một peptit mạch hở X (M= 346) thu được hỗn hợp 3 amino axit là glyxin, alanin và axit glutamic. Cho 43,25 gam peptit X tác dụng với 600 ml dung dịch HCl 1M thu đuợc dung dịch Y. Để tác dụng hết với các chất trong Y dùng vừa đủ dung dịch chứa NaOH thu được dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được x gam muối. Giá trị của x là

A. 118,450 gam. B. 118,575 gam. C. 70,675 gam. D. 119,075 gam.

Câu 11: Trộn 250 ml dung dịch HCl 0,08M và H2SO4 0,01M với 250 ml dung dịch NaOH a (M), được 500 ml dung dịch có pH = 12 . Giá trị của a là

A. 0,0225M B. 0,02M. C. 0,25M. D. 0,12M

Câu 12: Cho khí CO dư qua hỗn hợp gồm CuO, MgO, Al2O3 nung nóng. Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm:

A. Cu, Mg, Al B. Cu, Al2O3, Mg C. Cu, Al2O3, MgO D. Cu, Al, MgO

Câu 13: Cho các loại vật liệu polime sau: tơ nilon-6,6; tơ axetat; tơ visco; tơ olon; tơ lapsan; tơ tằm; bông; nhựa novolac; keo ure -fomanđehit. Tổng số loại vật liệu polime có chứa N trong thành phần phân tử là

A. 4 B. 6 C. 3 D. 5

Câu 14: Hỗn hợp X gồm m gam Al và m gam các oxit của sắt. Nung nóng hỗn hợp X sau 1 thời gian thu được hỗn hợp Y. Cho hỗn hợp Y tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 18,0096 lít H2 (đktc) và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được 103,2635 gam muối khan. Cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 13,2757 lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là

A. 16,3296 B. 14,7744 C. 11.6640 D. 15,5520

Câu 15: Một pentapeptit A khi thủy phân hoàn toàn thu được 3 loại α-aminoaxit khác nhau. Mặt khác trong một phản ứng thủy phân không hoàn toàn pentapeptit đó người ta thu được một tripeptit có 3 gốc α-aminoaxit giống nhau. Số công thức có thể có của A là?

A. 18. B. 8. C. 12 D. 6.

Câu 16: Cho hỗn hợp m gam X gồm tyrosin (HOC6H4CH2CH(NH2)COOH)) và alanin. Tiến hành hai thí nghiệm sau:

  • Thí nghiệm 1: Cho m gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được dung dịch Y, cô cạn dung dịch Y thì thu được m + 9,855 gam muối khan
  • Thí nghiệm 2: Cho m gan X tác dụng với 487,5ml dung dịch NaOH 1M thì lượng NaOH dùng dư 25% so với lượng cần phản ứng.

Giá trị của m là

A. 44,45gam B. 37,83 gam C. 35,99 gam D. 35,07 gam

Câu 17: Cho dung dịch chất X vào dung dịch chất Z đến dư thấy có kết tủa keo trắng, sau đó tan. Cho dung dịch chất Y vào dung dịch chất Z đến dư thấy tạo thành kết tủa keo trắng không tan. Cho dung dịch chất X vào dung dịch chất Y không có phản ứng xảy ra. Các chất X, Y, Z lần lượt là:

A. AlCl3, NaAlO2, NaOH. B. HCl, AlCl3, NaAlO2.

C. Na2CO3, NaAlO2, AlCl3. D. NaAlO2, AlCl3, HCl.

Câu 18: Oxi hóa 12,8 gam CH3OH (có xúc tác) thu được hỗn hợp sản phẩm X gồm anđehit, axit và ancol dư. Chia hỗn hợp X thành hai phần bằng nhau.

  • Phần 1 cho tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 64,8 gam bạc.
  • Phần 2 phản ứng vừa đủ với 30 ml dung dịch KOH 2M.

Hiệu suất quá trình oxi hóa CH3OH là

A. 37,5% B. 50% C. 75% D. 90%

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học

1

D

11

D

21

D

31

A

41

C

2

A

12

C

22

C

32

B

42

C

3

A

13

A

23

C

33

B

43

A

4

B

14

D

24

D

34

A

44

C

5

A

15

A

25

C

35

B

45

A

6

C

16

D

26

B

36

D

46

D

7

A

17

B

27

B

37

B

47

D

8

C

18

D

28

B

38

A

48

A

9

A

19

D

29

B

39

B

49

B

10

A

20

C

30

D

40

C

50

C

Đánh giá bài viết
2 3.160
Sắp xếp theo

    Môn Hóa khối B

    Xem thêm