Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016 trường THPT Kim Sơn A, Ninh Bình (Lần 5)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016 trường THPT Kim Sơn A, Ninh Bình (Lần 5) là đề thi đại học môn Hóa mà VnDoc xin được gửi tới các bạn tham khảo, luyện thi, rèn luyện kĩ năng tư duy cũng như tham khảo các câu hỏi mới, lạ từ nhiều trường chuẩn bị sẵn sàng cho kì thi THPT Quốc gia 2016 môn Hóa sắp tới.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Đoàn Thị Điểm, Hà Nội (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Yên Thế, Bắc Giang (Lần 3)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH BÌNH

Trường THPT Kim Sơn A

ĐỀ THI THỬ THPTQG 2016 - LẦN 5

MÔN: HOÁ HỌC

Thời gian làm bài: 90 phút; (50 câu trắc nghiệm)

Mã đề thi 209

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; Si = 28; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Sr = 88; Ag = 108; I = 127; Ba = 137.

Câu 1: Cho cân bằng hoá học: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016 trường THPT Kim Sơn A, Ninh Bình (Lần 5) ΔH < 0. Cân bằng trên sẽ chuyển dịch theo chiều thuận khi thay đổi yếu tố nào sau đây:

A. Giảm áp suất. B. Dùng chất xúc tác. C. Tăng nồng độ SO2. D. Tăng nhiệt độ.

Câu 2: Kim loại nào sau đây không khử được nước ở nhiệt độ thường:

A. Mg B. Ba C. Be D. Ca

Câu 3: Phát biểu không đúng là:

A. Dung dịch HO-CHO không làm đổi màu quỳ tím.

B. Glucozơ và fructozơ đều tham gia phản ứng tráng bạc.

C. Dung dịch nước của anđehit fomic được gọi là fomon.

D. Amino axit là những chất rắn kết tinh, tan tốt trong nước và có vị ngọt.

Câu 4: Hoà tan hoàn toàn 25,3 gam một kim loại X vào dung dịch HNO3 loãng đến khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y chứa m gam chất tan và 5,6 lít (đktc) hỗn hợp Y gồm 2 khí có tỉ khối so với H2 là 4. Giá trị của m là:

A. 84,5 gam B. 76,5 gam C. 93,5 gam D. 88 gam

Câu 5: Cho các dãy chuyển hóa. Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016 trường THPT Kim Sơn A, Ninh Bình (Lần 5). Vậy X2

A. H2NCH2COOH. B. H2NCH2COONa.

C. ClH3NCH2COONa D. ClH3NCH2COOH.

Câu 6: Ion kim loại X khi vào cơ thể vượt mức cho phép sẽ gây nguy hiểm với sự phát triển cả về trí tuệ và thể chất con người. Ở các làng nghề tái chế ăc qui cũ, nhiều người bị ung thư, trẻ em chậm phát triển trí tuệ, còi cọc vì nhiễm độc ion kim loại này. Vừa qua 5 lô nước C2 và rồng đỏ cũng đã bị thu hồi do hàm lượng ion này vượt mức cho phép trong nước uống nhiều lần. Kim loại X ở đây là:

A. Đồng. B. Magie. C. Sắt. D. Chì.

Câu 7: Cho các nhận định sau:

(1) Liên trong phân tử N2 là liên kết ba nên ở điều kiện thường N2 hoạt động hoá học tương đối mạnh.

(2) Trong hoá học vô cơ, phản ứng thế luôn luôn là phản ứng oxi hoá – khử.

(3) Trong các phản ứng hoá học, Clo chỉ thể hiện tính oxi hoá mạnh.

(4) Để điều chế nước Javen trong công nghiệp người ta tiến hành điện phân dung dịch NaCl không có màng ngăn.

(5) AgI là chất nhạy cảm với ánh sáng nên được dùng để tráng lên phim.

(6) Dung dịch 5% I2 trong etanol dùng làm thuốc sát trùng vết thương.

(7) Để phân biệt O2 và O3 ta có thể dùng kim loại Ag.

(8) Khi tham gia các phản ứng hoá học S vừa thể hiện tính oxi hoá vừa thể hiện tính khử.

Số nhận định không đúng là:

A. 5 B. 4 C. 2 D. 3

Câu 8: Trong quá trình luyện gang thành thép, người ta có có cho thêm quặng đolomit. Việc sử dụng quặng đolomit nhằm mục đích gì:

A. Để chế tạo thép đặc biệt. B. Tạo sỉ.

C. Hạ nhiệt độ nóng chảy của oxit sắt. D. Luyện thêm Mg, Ca vào thép.

Câu 9: Este A điều chế từ ancol metylic có tỉ khối so với oxi là 2,3125. Công thức của A là

A. CH3COOCH3. B. C2H5COOCH3. C. C2H5COOC2H5. D. CH3COOC2H5.

Câu 10: Hoà tan hết 8,0 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeS, FeS2 và FexOy vào dung dịch chứa 0,48 mol HNO3 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 10,32 gam hỗn hợp khí NO và NO2 (là các sản phẩm khử duy nhất của N+5) và dung dịch Y chỉ gồm các muối và HNO3 còn dư. Cô cạn dung dịch Y thu được 22,52 gam muối. Mặt khác, khi cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y, lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được 21,98 gam chất rắn. Dung dịch Y hoà tan được tối đa m gam Cu tạo khí NO duy nhất. Giá trị của m là:

A. 3,68 gam B. 1,28 gam C. 1,96 gam D. 3,2 gam

Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn 2,8 gam chất hữu cơ X mạch hở bằng một lượng vừa đủ 6,72 lít oxi (đktc) chỉ thu được CO2 và H2O có thể tích bằng nhau trong cùng điều kiện. X thuộc dãy đồng đẳng nào sau?

A. Dãy đồng đẳng của andehit axetic B. Dãy đồng đẳng của metan

C. Dãy đồng đẳng của ancol etylic. D. Dãy đồng đẳng của etilen.

Câu 12: Cặp chất nào sau đây không thể phân biệt được bằng dung dịch brom?

A. Glucozơ và fructozơ B. Stiren và toluen.

C. axit acrylic và phenol D. Phenol và anilin

Câu 13: Chất có trong hạt cà phê, cooca, là chè… được dùng trong y học với một lượng nhỏ có tác dụng kích thích thần kinh nhưng nếu dùng quá mức sẽ gây mất ngủ và nghiện là:

A. Nicotin. B. Cafein. C. Moocphin. D. Aspirin.

Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn 1,72 gam hỗn hợp X gồm có anđehit acrylic và một anđehit no đơn chức Y cần 2,296 lít oxi (ở đktc). Cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong dư được 8,50 gam kết tủa. Công thức cấu tạo của Y là

A. CH3-CH=O. B. H-CH=O. C. C2H5CH=O. D. C3H7-CH=O.

Câu 15: Cho m gam bột Fe vào 200 ml dung dịch chứa hai muối AgNO3 0,15M và Cu(NO3)2 0,1M, sau một thời gian thu được 3,84 gam hỗn hợp kim loại và dung dịch X. Cho 3,25 gam bột Zn vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,895 gam hỗn hợp kim loại và dung dịch Y. Giá trị của m là

A. 2,240. B. 0,560. C. 2,800. D. 1,435.

(Còn tiếp)

Đánh giá bài viết
1 492
Sắp xếp theo

    Môn Hóa khối B

    Xem thêm