Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa lần 1 năm 2015 trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa lần 1 năm 2015 trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương là đề thi đại học môn Hóa có đáp án mà VnDoc xin được gửi tới các bạn tham khảo, luyện thi, rèn luyện kĩ năng tư duy cũng như tham khảo các câu hỏi mới, lạ từ nhiều trường chuẩn bị sẵn sàng cho kì thi THPT Quốc gia môn Hóa sắp tới.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa

SỞ GD & ĐT HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG
ĐỀ THI THỬ ĐH – CĐ LẦN I NĂM HỌC 2014 - 2015
Môn thi: Hóa học
Thời gian làm bài: 90 phút
(đề thi gồm 04 trang, 50 câu trắc nghiệm)

Mã đề thi 485

Câu 1: Hãy cho biết loại polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh?

A. poli (metyl metacrylat). B. cao su lưu hóa.
C. xenlulozơ. D. amilopectin.

Câu 2: Kim loại nào sau đây không tan trong dung dịch NaOH dư?

A. Ba. B. Al. C. Na. D. Fe.

Câu 3: Dung dịch NaOH phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

A. CuSO4; FeO; HCl. B. HNO3; FeCl2; Al(OH)3.
C. Al2(SO4)3; Al; NaAlO2. D. Ba; phenol; MgO.

Câu 4: Hấp thụ hết V lít CO2 (đkc) bởi dung dịch có chứa 0,08 mol Ca(OH)2 ta thu được 2 gam kết tủa, lọc kết tủa, thu lấy phần nước lọc, khối lượng của phần nước lọc tăng so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầ 4,16 gam. Giá trị của V là:

A. 4,480. B. 3,360. C. 0,448. D. 3,136.

Câu 5: Hoà tan hết 17,92 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, FeO, Fe, CuO, Cu, Al và Al2O3 (trong đó Oxi chiếm 25,446% về khối lượng) vào dung dịch HNO3 loãng dư, kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y và 1,736 lít (đkc) hỗn hợp khí Z gồm N2 và N2O, tỉ khối của Z so với H2 là 15,29. Cho dung dịch NaOH tới dư vào Y rồi đun nóng, không có khí thoát ra. Số mol HNO3 đã phản ứng với X là:

A. 1,392. B. 0,75. C. 1,215. D. 1,475.

Câu 6: Chất nào sau đây là este?

A. C2H5Cl. B. CH3OOCC2H5. C. HOOCCH3. D. (CH3CO)2O.

Câu 7: Cho 3,68 gam hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10%, thu được 2,24 lít khí H2 (đkc). Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là:

A. 88,20 gam. B. 97,80 gam. C. 101,68 gam. D. 101,48 gam.

Câu 8: X là este tạo từ axit đơn chức và ancol đa chức. X không tác dụng với Na. Thủy phân hoàn toàn a gam X cần dùng vừa đủ 100 gam dung dịch NaOH 6% thu được 10,2 gam muối và 4,6 gam ancol. Vậy công thức của X là:

A. (HCOO)3C3H5. B. (C2H3COO)3C3H5. C. (HCOO)2C2H4. D. (CH3COO)2C3H6.

Câu 9: Cho 3 chất hữu cơ X, Y, Z (mạch thẳng, chỉ chứa C, H, O) đều có khối lượng mol là 82 (trong đó X và Y là đồng phân của nhau). Biết 1,0 mol X hoặc Z tác dụng vừa đủ với 3,0 mol AgNO3 trong dung dịch NH3; 1,0 mol Y tác dụng vừa đủ với 4,0 mol AgNO3 trong dung dịch NH3. Kết luận không đúng khi nhận xét về X, Y, Z là:

A. Phần trăm khối lượng của hiđro trong X là 7,32% và trong Z là 2,44%.
B. Phần trăm khối lượng oxi trong X là 39,02% và trong Z là 19,51%.
C. Số liên kết π trong X, Y và Z lần lượt là 4, 4 và 3.
D. Số nhóm chức -CHO trong X, Y và Z lần lượt là 1,2 và 1.

Câu 10: So sánh tính chất của glucozơ, tinh bột, saccarozơ, xenlulozơ.

(1) Cả 4 chất đều dễ tan trong nước và đều có các nhóm -OH.
(2) Trừ xenlulozơ, còn lại glucozơ, tinh bột, saccarozơ đều có thể tham gia phản ứng tráng bạc.
(3) Cả 4 chất đều bị thủy phân trong môi trường axit.
(4) Khi đốt cháy hoàn toàn 4 chất trên đều thu được số mol CO2 và H2O bằng nhau.
(5) Cả 4 chất đều là các chất rắn, màu trắng.

Trong các so sánh trên, số so sánh không đúng là:

A. 4. B. 3. C. 5. D. 2.

Câu 11: Cho các chất sau: xenlulozơ, amilozơ, amilopectin, glicogen, mantozơ và saccarozơ. Số chất có cùng công thức (C6H10O5)n là:

A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.

Câu 12: Hai nguyên tố X, Y thuộc cùng nhóm và ở hai chu kỳ liên tiếp nhau có tổng số số hiệu nguyên tử là 32. Vậy X, Y thuộc nhóm nào?

A. IIIA. B. VIA. C. IIA. D. VIIA.

Câu 13: Chất nào sau đây là etylamin?

A. C2H5NH2. B. C2H3NH2. C. CH3NH2. D. C2H7N.

Câu 14: Hỗn hợp X gồm hiđro, propen, propanal, ancol alylic (CH2=CH-CH2OH). Đốt cháy hoàn toàn 1 mol hỗn hợp X thu được 40,32 lít CO2 (đkc). Đun X với bột Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp Y, tỉ khối hơi của Y so với X là 1,25. Dẫn 0,1 mol hỗn hợp Y qua dung dịch brom dư, thấy hết m gam brom. Giá trị của m là:

A. 12,0. B. 4,0. C. 8,0. D. 16,0.

Câu 15: Cho sơ đồ phản ứng sau: NaOH → X1 → X2 → X3 → NaOH. Vậy X1, X2, X3 lần lượt là

A. Na2CO3, NaHCO3 và NaCl. B. Na2SO4, Na2CO3 và NaCl
C. Na2SO4, NaCl và NaNO3. D. NaCl, Na2CO3 và Na2SO4.

Câu 16: Dãy gồm tất các các chất không phản ứng với HNO3 đặc nguội là:

A. Fe2O3, Fe, Cu. B. Fe, Cr, Al, Au.
C. Al, Fe, Cr, Cu. D. Fe, Al, NaAlO2.

Câu 17: Nhúng thanh Mg vào dung dịch chứa 0,1 mol muối sunfat trung hoà của một kim loại M, sau phản ứng hoàn toàn lấy thanh Mg ra thấy khối lượng thanh Mg tăng 4,0 gam. Số muối của kim loại M thoả mãn là:

A. 1. B. 0. C. 3. D. 2.

Câu 18: Hỗn hợp X gồm CH3OH, C2H5OH, C3H7OH và H2O. Cho m gam X tác dụng với Na dư thu được 0,7 mol H2. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 2,6 mol H2O. Giá trị của m là:

A. 24. B. 32. C. 36. D. 42.

Câu 19: Nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Tất cả các kim loại nhóm IIA đều phản ứng với H2O ở điều kiện thường.
B. Trong hợp chất Al chỉ có số oxi hoá +3.
C. Tất cả các kim loại nhóm IA đều phản ứng với H2O ở điều kiện thường.
D. Al2O3 là hợp chất lưỡng tính.

Câu 20: X là tetrapeptit Ala-Gly-Val-Ala, Y là tripeptit Val-Gly-Val. Đun nóng m gam hỗn hợp X và Y có tỉ lệ số mol nX : nY = 1 : 3 với 780 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được 94,98 gam muối. m có giá trị là:

A. 68,10 gam. B. 77,04 gam. C. 65,13 gam D. 64,86 gam.

Câu 21: Nguyên tử X có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 3s1. Trong hai nguyên tử X có tổng số hạt mang điện là:

A. 21. B. 42. C. 22. D. 44.

Câu 22: Cho các phản ứng sau: (1) BaCO3 + dung dịch H2SO4; (2) dung dịch Na2CO3 + dung dịch FeCl2; (3) dung dịch Na2CO3 + dung dịch CaCl2; (4) dung dịch NaHCO3 + dung dịch Ba(OH)2; (5) dung dịch (NH4)2SO4 + dung dịch Ba(OH)2; (6) dung dịch Na2S + dung dịch CuSO4. Số phản ứng tạo đồng thời cả kết tủa và khí bay ra là:

A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.

Câu 23: Cho các chất Cu, Fe, Ag và các dung dịch HCl, CuSO4, FeCl2, FeCl3. Số cặp chất có phản ứng với nhau là:

A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.

Câu 24: Polime poli(vinyl clorua) là sản phẩm trùng hợp của monome nào sau đây?

A. C6H5-CH=CH2. B. CN-CH=CH2. C. CH2=CH2. D. CH2=CH-Cl.

Câu 25: Dung dịch axit acrylic (CH2=CH-COOH) không phản ứng được với chất nào sau đây?

A. Cu(OH)2. B. MgCl2. C. Br2. D. Na2CO3.

Câu 26: Đốt Fe trong khí clo thiếu thu được hỗn hợp X gồm 2 chất rắn. Hai chất trong X là

A. FeCl2 và FeCl3. B. FeCl3 và Fe. C. FeO và FeCl2. D. FeCl2 và Fe.

Câu 27: Đun nóng m gam hỗn hợp X (R-COO-R1; R-COO-R2) với 500 ml dung dịch NaOH 1,38M thu được dung dịch Y và 15,4 gam hỗn hợp T gồm hai ancol đơn chức là đồng đẳng liên tiếp. Cho toàn bộ lượng T tác dụng với Na dư thu được 5,04 lít khí hiđro (đktc). Cô cạn Y thu được chất rắn rồi lấy chất rắn này đem nung với CaO xúc tác đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 7,2 gam một khí. Giá trị của m là:

A. 40,60. B. 20,44. C. 31,00. D. 34,51.

Đánh giá bài viết
1 1.052
Sắp xếp theo

Môn Hóa khối B

Xem thêm