Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử lần 1 năm 2016 trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử lần 1 năm 2016 trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc tài liệu ôn tập môn Lịch sử, giúp các bạn kiểm tra hệ thống kiến thức môn Lịch sử, làm thử nhiều đề thi thử đại học môn Lịch sử, đề thi thử tốt nghiệp môn Lịch sử, từ đó tự đánh giá được trình độ bản thân và có phương pháp học tập Lịch sử phù hợp nhất trước các kì thi sắp tới.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử lần 2 năm 2016 trường THPT Liễn Sơn, Vĩnh Phúc

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử lần 1 năm 2016 trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh

TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2

ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 1 NĂM HỌC 2015 - 2016

Môn: Lịch sử, Khối: 12

Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian phát đề)

Câu I. (1.5 điểm)

Nêu nguyên nhân tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Theo em sự tan rã của Liên Xô tạo ra cho Mĩ lợi thế gì?

Câu II. (2.5 điểm)

  1. Nêu và phân tích biến đổi lớn nhất của khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ 2.
  2. Trong bối cảnh hiện nay Trung Quốc ngày càng gia tăng các hoạt động trái phép ở Biển Đông các quốc gia Đông Nam Á đã cùng có những hành động như thế nào để bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình?

Câu III. (3,0 điểm)

  1. Chứng minh rằng "khoảng 20 năm sau chiến tranh thế giới thứ 2, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới".
  2. Nêu nguyên nhân của sự phát triển đó.

Câu IV. (3.0 điểm)

Cuộc khai thác thuộc địa lần hai của thực dân Pháp đã tác động đến tình hình giai cấp xã hội Việt Nam như thế nào?

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử

Câu I (1,5 điểm)

Nêu nguyên nhân tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Theo em sự tan rã của Liên Xô tạo ra cho Mĩ lợi thế gì?

a, Nêu nguyên nhân tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu.

  • Một là, do đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí cùng với cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện. Thêm vào đó, sự thiếu dân chủ và công bằng làm tăng thêm sự bất mãn trong quần chúng
  • Hai là, không bắt kịp bước phát triển của khoa học – kĩ thuật tiên tiến, dẫn tới tình trạng trì trệ, khủng hoảng về kinh tế và xã hội
  • Ba là, Chậm cải tổ, khi cải tổ phạm sai lầm trong nhiều mặt (kinh tế, chính trị) làm cho khủng hoảng thêm trầm trọng
  • Bốn là, Sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước

b, Theo em sự tan rã của Liên Xô tạo ra cho Mĩ lợi thế gì?

  • Với sự tan rã của Liên Xô, hệ thống xã hội chủ nghĩa không còn tồn tại và trật tự thế giới 2 cực Ianta sụp đổ. Thế "hai cực" của hai siêu cường không còn nữa và Mĩ là "cực" duy nhất còn lại
  • Sự tan rã của Liên Xô đã tạo ra cho Mĩ lợi thế tạm thời, giới cầm quyền Mĩ đang ra sức thiết lập trật tự thế giới "một cực" để Mĩ làm bá chủ thế giới. Nhưng trong tương quan lực lượng giữa các cường quốc (liên minh châu Âu, Nhật Bản, Liên bang Nga, Trung Quốc) Mĩ không dễ gì có thể thực hiện tham vọng đó

Câu II (2.5 điểm)

1. Nêu và phân tích biến đổi lớn nhất của khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ 2

  • Biến đổi to lớn nhất của khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ 2 là: từ thân phận nước thuộc địa hoặc phụ thuộc tiến lên giành được độc lập.
  • Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á đều là thuộc địa của các nước đế quốc Âu - Mĩ. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á bị Nhật chiếm đóng, vì vậy, nhân dân Đông Nam Á đã phải chuyển từ đấu tranh chống đế quốc Âu - Mĩ sang đấu tranh chống phát xít Nhật.
  • Nhân cơ hội phát xít Nhật đầu hàng đồng minh, một số nước đã đứng lên giành chính quyền và tuyên bố độc lập: Inđônêxia 17/8/1945, Việt Nam 2-9-1945, Lào 12/10/1945... Nhiều nước khác như Miến Điện, Philíppin, Mã Lai đã giải phóng được phần lớn lãnh thổ.
  • Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thực dân Âu - Mĩ quay trở lại tái chiếm Đông Nam Á, nhân dân Đông Nam Á lại phải tiếp tục cuộc đấu tranh chống xâm lược. Trải qua cuộc đấu tranh kiên cường và gian khổ, các nước đế quốc buộc phải trao trả và công nhận nền độc lập của các nước: Philíppin, Miến Điện, Mã Lai, Singapo và Inđônêxia
  • Năm 1954, thực dân Pháp phải công nhận nền độc lập của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia. Nhưng ngay sau đó 3 nước này lại phải kháng chiến chống Mĩ, đến năm 1975 mới giành được thắng lợi hoàn toàn. Năm 1984, Brunây tuyên bố là quốc gia độc lập. Đông Timo tách khỏi Inđônêxia vào năm 1999 và trở thành một quốc gia độc lập năm 2002.
  • Như vậy, đến cuối thế kỷ XX bằng những hình thức đấu tranh khác nhau hầu hết các nước ở Đông Nam Á đều giành được độc lập. Đây là biến đổi to lớn nhất của khu vực này sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tạo ra điều kiện để khu vực Đông Nam Á bước vào thời kì mới.

2. Trong bối cảnh hiện nay Trung Quốc ngày càng gia tăng các hoạt động trái phép ở Biển Đông các quốc gia Đông Nam Á đã cùng có những hành động như thế nào để bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình?

  • Trong phần này thí sinh phải nêu được 1 trong các hành động trái phép của Trung Quốc trên biển Đông như: đặt giàn khoan trái phép trên vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam; tiến hành bồi đắp đảo nhân tạo trên vùng chấp và xây dựng các công trình (2 ngọn hải đăng) trên 2 bãi đá thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
  • Các nước Đông Nam Á (ASEAN) có những hành động để bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các nước trong khu vực Thí sinh chỉ cần nêu được một trong số các biện pháp sau đây:
    • Các nước trong khu vực đấu tranh yêu cầu Trung Quốc cần chấm dứt các hoạt động trái phép đó, thực hiện tuân thủ luật pháp quốc tế - luật biển năm 1982, các quy tắc ứng xử ở biển Đông (DOC) mà Trung Quốc cũng là bên kí kết; tổ chức cuộc đối thoại Singri – la (Singapo tháng 5/2015), Hội nghị ngoại trưởng các quốc gia Đông Nam Á (8/2015) các nước đều đưa vấn đề Trung Quốc gây căng thẳng trên biển Đông để bàn luận và cùng tìm cách giải quyết.
    • Việt Nam viết đơn lên trình Liên Hợp Quốc(LHQ), có những cuộc gặp riêng với Tổng thư kí Liên Hợp Quốc Bankimoon yêu cầu LHQ luôn sát sao tình hình hoạt động của Trung Quốc trên biển Đông.

Câu III (3,0 điểm)

1. Chứng minh rằng "khoảng 20 năm sau chiến tranh thế giới thứ 2, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới".

  • Sau chiến tranh thế giới thứ 2, kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ
    • Sản lượng công nghiệp Mĩ chiếm hơn một nửa công nghiệp thế giới (1948 chiếm hơn 56%)
    • Nông nghiệp gấp 2 lần sản lượng Anh, Pháp, Tây Đức, Nhật, Ý cộng lại.
    • Nắm 50% tàu bè đi lại trên biển.
    • 3/4 dự trữ vàng của thế giới tập trung ở Mĩ.
    • Chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.
  • Khoảng 20 năm sau chiến tranh thế giới thứ 2, Mĩ trở thành nước tư bản chủ nghĩa giàu mạnh nhất, trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất thế giới.

2. Nêu nguyên nhân của sự phát triển đó.

  • Lãnh thổ nước Mĩ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao và nhiều khả năng sáng tạo.
  • Mĩ lợi dụng chiến tranh để làm giàu, thu lợi nhuận từ buôn bán vũ khí và các phương tiện quân sự cho các nước tham chiến.
  • Mĩ đã áp dụng thành công những thành tựu của cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh và điều chỉnh hợp lí cơ cấu nền kinh tế...
  • Các tổ hợp công nghiệp - quân sự, các công ty xuyên quốc gia, tập đoàn tư bản lũng đoạn Mĩ có sức sản xuất lớn, cạnh tranh có hiệu quả trong và ngoài nước.
  • Các chính sách và biện pháp điều tiết có hiệu quả của nhà nước đóng vai trò quan trong thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển.

Câu IV (3,0 điểm)

Cuộc khai thác thuộc địa lần hai của thực dân Pháp đã tác động đến tình hình giai cấp xã hội Việt Nam như thế nào?

  • Các giai cấp ở Việt Nam có những chuyển biến mới, bên cạnh các giai cấp cũ (nông dân, địa chủ phong kiến) còn xuất hiện các giai cấp mới (công nhân tiếp tục phát triển, tư sản, tiểu tư sản):
  • Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp tục phân hoá: Đại địa chủ quyền lợi gắn chặt quyền lợi với Pháp, cần phải đánh đổ. Một bộ phận không nhỏ tiểu địa chủ và trung địa chủ có tinh thần yêu tha gia vào phong trào dân tộc dân chủ chống thực dân Pháp và thế lực phản động tay sai
  • Giai cấp nông dân: bị đế quốc, phong kiến thống trị tước đoạt ruộng đất bị bần cùng hoá, không có lối thoát họ mâu thuẫn gay gắt với đế quốc Pháp và phong kiến tay sai. Vì vậy giai cấp nông dân việt Nam là lực lượng to lớn của dân tộc.
  • Giai cấp tiểu tư sản: phát triển nhanh về số lượng, có tinh thần dân tộc, chống Pháp và tay sai. Đặc biệt bộ phận học sinh, sinh viên, trí thức là tầng lớp nhạy cảm với thời cuộc và tha thiết canh tân đất nước nên hăng hái đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc.
  • Giai cấp tư sản:
    • Ra đời sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phần đông làm trung gian, thầu khoán cho Pháp... Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Hữu Thu... quá trình phát triển phân hoá thành hai bộ phận:
    • Tư sản mại bản: có quyền lợi gắn với đế quốc nên cấu kết chặt chẽ với đế quốc.
    • Tư sản dân tộc có xu hướng kinh doanh độc lập, ít nhiều có khuynh hướng dân tộc và dân chủ.
  • Giai cấp công nhân Việt Nam: Ra đời trước chiến tranh và tăng nhanh về số lượng sau chiến tranh: từ 10 vạn lên 22 vạn (1929), chịu 2 tầng áp bức đời sống khó khăn, sớm tiếp thu chủ nghĩa Mác trở thành lực lượng chính trị độc lập và đảm nhận vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
  • Đến cuối những năm 20, mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, trong đó 2 mâu thuẫn chủ yếu đó là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc và phong kiến tay sai, nông dân với địa chủ phong kiến cần được giải quyết.
Đánh giá bài viết
1 583
Sắp xếp theo

    Môn Lịch Sử khối C

    Xem thêm