Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2015 Cụm chuyên môn 11, Quảng Nam

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2015 Cụm chuyên môn 11, Quảng Nam gồm 4 câu hỏi tự luận môn Sử có đáp án đi kèm, là tài liệu ôn tập môn Sử hữu ích dành cho các bạn học sinh, giúp các bạn luyện tập hiệu quả. Mời các bạn tham khảo.

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Lịch sử

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Lịch sử trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử lần 1 năm 2016 tỉnh Vĩnh Phúc

SỞ GD VÀ ĐT QUẢNG NAM

CỤM CHUYÊN MÔN 11

ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015

Môn: LỊCH SỬ

Thời gian làm bài: 180 phút;

Không kể thời gian phát đề

Câu 1:

Trình bày hoàn cảnh lịch sử và những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta (2/1945)? Những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta có tác dụng như thế nào trong quan hệ quốc tế? (3 điểm)

Câu 2:

Hãy so sánh chủ trương, sách lược cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương giữa thời kì 1930 – 1931 với thời kì 1936-1939? (2 điểm)

Câu 3:

Vì sao Đảng và Chính phủ quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp 19/12/1946? Phân tích nội dung của Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp? (3 điểm)

Câu 4:

Bằng những sự kiện lịch sử tiêu biểu, em hãy chứng minh tinh thần đoàn kết chiến đấu giữa hai dân tộc Việt Nam và Lào trong thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ (1945 - 1975). (2 điểm)

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử

Câu 1:

Trình bày hoàn cảnh lịch sử và những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta (2/1945)

* Hoàn cảnh lịch sử:

  • Đầu năm 1945, vấn đề quan trọng và cấp bách được đặt ra: Nhanh chóng đánh bại phát xít. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh. Phân chia thành quả chiến thắng trận
  • Trong bối cảnh đó, từ ngày 4 đến 11/2/1945, lãnh đạo 3 nước Mỹ (Ru-dơ-ven), Anh (Sớc-sin), Liên Xô (Xtalin) họp hội nghị quốc tế ở I-an-ta ...

* Những quyết đing quan trọng của hội nghị:

  • Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật. Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật .
  • Thành lập tổ chức Liên Hiệp Quốc.
  • Thỏa thuận việc đóng quân, giải giáp quân đội phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận ở châu Âu và Á.

* Tác dụng:

Những quyết định của hội nghị I-an-ta cùng những thỏa thuận sau đó của 3 cường quốc đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới: "Trật tự hai cực I-an-ta".

Câu 2:

Hãy so sánh chủ trương, sách lược cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương giữa thời kì 1930 – 1931 với thời kì 1936 - 1939?

  • Về đối tượng cách mạng:
    • Phong trào cách mạng 1930 - 1931 nhằm vào kẻ thù chính là đế quốc Pháp và phong kiến tay sai
    • Phong trào cách mạng 1936 - 1939 nhằm vào kẻ thù chính là đế quốc phat xít, bọn phản động thuộc địa Pháp và tay sai của chúng.
  • Nhiệm vụ:
    • Phong trào cách mạng 1930 - 1931: Chống ĐQ đòi tự do dân chủ, đòi cải thiện đời sống, chống khủng bố trắng, đòi thả tù chính trị
    • Phong trào cách mạng 1936 - 1939: Chống Phát-xít, chống nguy cơ chiến tranh, chống phản động thuộc địa, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hoà bình.
  • Lực lượng tham gia
    • Phong trào cách mạng 1930 - 1931: Công nhân, nông dân.
    • Phong trào cách mạng 1936 - 1939: Các giai cấp, các tầng lớp (công nhân, nông dân, trí thức, dân nghèo thành thị) được tập hợp trong Mặt trận Dân chủ Đông Dương
  • Hình thức, phương pháp đấu tranh
    • Phong trào cách mạng 1930 - 1931: Bãi công, biểu tình, biểu tình có vũ trang. Phương pháp đấu tranh là bí mật, bất hợp pháp.
    • Phong trào cách mạng 1936 - 1939: Đấu tranh chính trị, hình thức hợp pháp, công khai, bán công khai, bán hợp pháp kết hợp bí mật bất hợp pháp.

Câu 3:

Vì sao Đảng và Chính phủ quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (19/12/1946)?

* Vì hoàn cảnh lịch sử

  • Sau Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước Việt - Pháp 14/9/1946, thực dân Pháp tăng cường hoạt động khiêu khích, tiến công ta ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, Hải Phòng, Lạng Sơn, nhất là ở Hà Nội (12 - 1946)
  • Ngày 18/12/1946, Pháp gửi tối hậu thư yêu cầu ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để giao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng. Nếu không chúng sẽ hành động vào sáng 20/12/1946.
  • Trước những hành động xâm lược trắng trợn của Pháp buộc nhân dân ta phải đứng lên cầm súng chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
  • Trong hai ngày 18 và 19/12/1946, Ban thường vụ trung ương Đảng họp và phát động toàn quốc kháng chiến. Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ.
  • Đêm 19/12/1946 Chủ Tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống Thực Dân Pháp.

* Phân tích nội dung cơ bản đường lối kháng chiến chống Thực Dân Pháp

Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng ta được thể hiện trong các văn kiện: Chỉ thị "Toàn dân kháng chiến" của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (12/12/1946); Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/12/1946) và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng Bí thư Trường Chinh (9/1947). Đó là cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

Kháng chiến toàn dân: Xuất phát từ truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta, từ quan điểm "cách mạng là sự nghiệp của quần chúng" của chủ nghĩa Mác – Lênin, từ tư tưởng "chiến tranh nhân dân" của Chủ tịch Hồ Chí Minh... Có lực lượng toàn dân tham gia mới thực hiện được kháng chiến toàn diện và tự lực cánh sinh.

Kháng chiến toàn diện: Do địch đánh ta toàn diện nên ta phải đánh chúng toàn diện . Cuộc kháng chiến của ta bao gồm cuộc đấu tranh trên tất cả mặt quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục..., nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp. Đồng thời, ta vừa "kháng chiến" vừa " kiến quốc", tức là xây dựng chế độ mới nên phải kháng chiến toàn diện.

Kháng chiến lâu dài: So sánh lực lượng lúc đầu giữa ta và địch chênh lệch , địch mạnh hơn ta về nhiều mặt, ta chỉ hơn địch về tinh thần và có chính nghĩa. Do đó, phải có thời gian để chuyển hóa lực lượng làm cho địch yếu dần, phát triển lực lượng của ta, tiến lên đánh bại kẻ thù.

Kháng chiến tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế:

Mặc dù rất coi trọng những thuận lợi và sự giúp đỡ bên ngoài, nhưng bao giờ cũng theo đúng phương châm kháng chiến của ta là tự lực cánh sinh, vì bất cứ cuộc chiến tranh nào cũng phải do sự nghiệp của bản thân quần chúng, sự giúp đỡ bên ngoài chỉ là điều kiện hỗ trợ thêm.

* Ý nghĩa của đường lối kháng chiến

Đường lối kháng chiến có tác dụng dộng viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đứng lên kháng chiến chống Pháp xâm lược đến thắng lợi cuối cùng.

Câu 4:

Bằng những sự kiện lịch sử tiêu biểu, em hãy chứng minh tinh thần đoàn kết chiến đấu giữa hai dân tộc Việt Nam và Lào trong thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ (1945 - 1975).

Trong thời kì kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)

  • 4/1953 bộ đội Việt Nam phối hợp với bộ đội Pha thét Lào mở chiến dịch Thượng Lào, giải phóng Sầm Nưa...... căn cứ kháng chiến Lào được mở rộng và nối liền với Tây Bắc Việt Nam.
  • 12/1953 phối hợp với bộ đội Pha thét Lào, bộ đội Việt Nam mở chiến dịch Trung Lào, giải phóng thị xã Thà khẹt...
  • Đầu năm 1954 phối hợp với một số đơn vị Pha thét Lào , bộ đội Việt Nam mở chiến dịch Thượng Lào......
  • Thắng lợi của nhân dân Việt Nam - Lào buộc Pháp phải kí Hiệp định Giơ ne vơ năm 1954....

Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ (1954 - 1975)

  • 24 -> 25/4/1970 ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia họp hội nghị cấp cao, biểu thị tinh thần quyết tâm đoàn kết chống Mĩ.
  • Nửa đầu năm 1970, quân tình nguyện Việt Nam cùng quân dân Lào đập tan cuộc hành quân lấn chiếm Cánh đồng Chum xiêng khoảng ở Lào....
  • Từ tháng 2 đến tháng 3 năm 1971 quân đội Việt Nam phối hợp với nhân dân Lào đập tan cuộc hành quân "Lam Sơn – 719" của 4,5 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn, chiếm giữ đường 9 - Nam Lào diệt 22.000 tên.
  • Thắng lợi của cách mạng Việt Nam buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pa Ri (27/1/1973). Sau đó buộc Mĩ phải kí Hiệp định Viêng chăn với Lào (21/2/1973). Tình đoàn kết phối hợp chiến đấu giữa hai dân tộc Việt Lào đã trở thành yếu tố thúc đẩy sự phát triển và thắng lợi của cuộc kháng chiến ở mỗi nước.
Đánh giá bài viết
1 356
Sắp xếp theo

    Lịch sử 12

    Xem thêm