Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn lần 1 năm 2016 trường THPT Bình Thạnh, Tây Ninh

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

Nhằm chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016, nhiều trường đã tổ chức thi thử để kiểm tra chất lượng ôn thi tốt nghiệp, ôn thi đại học của học sinh lớp 12. VnDoc.com giới thiệu tới các bạn Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn lần 1 năm 2016 trường THPT Bình Thạnh, Tây Ninh. Mời các bạn tham khảo.

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn - Số 1

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn - Số 2

Đề thi đáp án chính thức THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2015

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn trường THCS&THPT Nguyễn Bình, Quảng Ninh

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn lần 1 năm 2015 trường THPT Phú Nhuận, TP. HCM

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn THPT Bình Thạnh lần 1 năm 2016

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

"... Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hi vọng giải phóng giống nòi. [...] Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của mình..."

(Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức, Theo SGK Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2014, tr. 90)

Câu 1. Hãy xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích? (0,25 điểm)

Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,5 điểm)

Câu 3. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích. (0,25 điểm)

Câu 4. Từ đoạn trích trên anh chị hãy nêu khái quát chủ đề của đoạn trích

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:

Tôi đứng lặng giữa cuộc đời nghiêng ngả
Để một lần nhớ lại mái trường xưa
Lời dạy ngày xưa có tiếng thoi đưa
Có bóng nắng in dòng sông xanh thắm.
Thoáng quên mất giữa tháng ngày ngọt đắng
Trưởng thành này có bóng dáng hôm qua
Nhớ được điều gì được dạy những ngày xa
Áp dụng - chắc nhờ cội nguồn đã có.
Nước mắt thành công hoà nỗi đau đen đỏ
Bậc thềm nào dìu dắt những bước đi
Bài học đời đã học được những gì
Có nhắc bóng người đương thời năm cũ
Vun xới cơn mơ bằng trái tim ấp ủ
Để cây đời có tán lá xum xuê
Bóng mát dừng chân là một chốn quê
Nơi ơn tạ là mái trường nuôi lớn
Xin phút tĩnh tâm giữa muôn điều hời hợt
Cảm tạ mái trường ơn nghĩa thầy cô.

(Lời cảm tạ - sưu tầm)

Câu 5. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên? (0,25 điểm)

Câu 6. Nêu rõ phép tu từ được sử dụng trong câu thơ Thoáng quên mất giữa tháng ngày ngọt đắng (0,25 điểm).

Câu 7. Nêu nội dung chính của bài thơ trên. (0,5 điểm)

Câu 8. Anh chị hiểu hai dòng thơ: "Vun xới cơn mơ bằng trái tim ấp ủ/ Để cây đời có tán lá xum xuê" như thế nào? Từ ý thơ này, hãy viết một đoạn văn ngắn nêu vai trò của mái trường và thầy cô đối với cuộc đời của mỗi người. Trả lời trong 5-10 dòng. (0,5 điểm)

Phần II. Làm Văn (7,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm)

"Trách nhiệm chính là thứ mà con người đôi lúc cảm thấy bị ràng buộc nhất. Tuy nhiên, đó cũng chính là yếu tố cơ bản cần phải có để xây dựng và phát triển nhân cách của mỗi con người". (Frank Crane).

Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) bày tỏ suy nghĩ về ý kiến trên.

Câu 2 (4,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

(Tây Tiến, Quang Dũng, ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục 2008, trang 88)

"Mình về rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già
Mình đi có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son"

(Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục 2008, trang 110)

Đánh giá bài viết
6 10.808
Sắp xếp theo

    Ngữ văn lớp 12

    Xem thêm