Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2019 trường THPT Nguyễn Viết Xuân - Vĩnh Phúc lần 3

Đề thi thử Ngữ văn năm 2019

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2019 trường THPT Nguyễn Viết Xuân - Vĩnh Phúc lần 3. Tài liệu sẽ giúp các bạn đạt kết quả cao hơn trong học tập. Mời các bạn tham khảo.

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Một thái độ ứng xử tích cực, những thói quen tốt, cách nhìn lạc quan, khát khao theo đuổi những mục tiêu,.. mới chỉ là điều kiện cần nhưng vẫn chưa đủ để đưa bạn đến thành công nếu vẫn còn thiếu sự trung thực và chính trực. Bạn sẽ chẳng bao giờ cảm nhận trọn vẹn những giá trị của bản thân khi chưa tìm thấy sự bình an trong tâm hồn mình. Viên đá đầu tiên và cần thiết nhất của nền tảng đó là sự trung thực.

Vì sao tôi lại xem trọng tính trung thực đến thế? Đó là bởi vì tôi đã phải mất một thời gian rất dài mới có thể nhận ra rằng sự trung thực chính là phần còn thiếu trong nỗ lực tìm kiếm sự thành công và hoàn thiện bản thân tôi. Tôi không phải là một kẻ hay nói dối, một kẻ tham lam, một tên trộm mà tôi chỉ thiếu tính trung thực mà thôi. Giống như nhiều người khác, tôi cũng quan niệm “Ai cũng thế cả mà”, một chút không trung thực không có gì là xấu cả. Tôi đã tự lừa dối mình. Dù muộn màng, nhưng rồi tôi cũng khám phá ra rằng không trung thực là một điều rất tệ hại và để lại một hậu quả khôn lường. Ngay sau đó, tôi quyết định sẽ ngay thẳng, chính trực trong tất cả mọi việc. Đó là một lựa chọn quan trọng làm thay đổi cuộc đời tôi.

(Theo Hal Urban, “Những bài học cuộc sống”, www wattpad.com)

Câu 1: Theo tác giả những yếu tố nào sẽ đưa con người đến thành công? (0,5 điểm)

Câu 2: Anh /chị hiểu như thế nào về câu: Tôi đã phải mất một thời gian rất dài mới có thể nhận ra rằng sự trung thực chính là phần còn thiếu trong nỗ lực tìm kiếm sự thành công và hoàn thiện bản thân tôi? (0,75 điểm)

Câu 3: Theo anh/chị vì sao tác giả lại cho rằng: không trung thực là một điều rất tệ hại và để lại một hậu quả khôn lường? (0,75 điểm)

Câu 4: Anh chị có đồng tình với quan niệm một chút không trung thực không có gì là xấu cả trong văn bản không? Vì sao? (1,0 điểm)

II. LÀM VĂN (7,0 điểm):

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung văn bản phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của sự trung thực trong thành công của mỗi người.

Câu 2 (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về chi tiết: Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi.

(Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - Ngữ văn 12, trang 7 - NXB Giáo dục)

Từ đó anh/chị hãy làm rõ sự hồi sinh sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị kể từ khi Mị nghe tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân cho đến khi Mị chạy theo A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài.

Đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2019

PhầnCâuNội dungĐiểm
IĐỌC HIỂU:3,0
1Những yếu tố đem lại thành công cho mỗi người: Một thái độ ứng xử tích cực, những thói quen tốt, cách nhìn lạc quan, khát khao theo đuổi những mục tiêu, sự trung thực và chính trực…0.5
2Không phải ai cũng dễ dàng hiểu được tầm quan trọng của đức tính trung thực trong đời sống, bản thân tác giả phải mất thời gian khá dài, phải trải nghiệm thực tế; thậm chí đã từng trải qua thất bại vì thiếu trung thực. Dù muộn màng nhưng tác giả rất may mắn khi nhận ra rằng không trung thực là một điều rất tệ hại và ông đã sống trung thực, chính trực để vươn tới thành công.0.75
3

- Những người thiếu trung thực, sớm muộn cũng bị phát hiện và làm mất lòng tin của người khác. Người thiếu trung thực thì không thể duy trì mối quan hệ chặt chẽ, lâu dài với người xung quanh bởi Một lần bất tín, vạn lần bất tin => Như vậy con người sẽ không đạt được kết quả mong muốn trong công việc cũng như cuộc sống…

- Không trung thực sẽ có lợi trước mắt nhưng làm ảnh hưởng đến người khác và để lại hậu quả về sau.

- Người không trung thực sẽ không sống thanh thản, không vui vẻ…

0.25
4

Có thể chọn không đồng tình với quan điểm một chút không trung thực không có gì là xấu cả.

Vì con người cần phải sống trung thực, ngay thẳng, thật thà không ích kỉ, không gian dối với những người xung quanh; luôn tôn trọng sự thật và hướng đến lợi ích chung của tập thể, cộng đồng. Chính vì thế cách cư xử trung thực là biểu hiện thái độ tôn trọng chính mình cũng như tôn trọng người khác, từ đó sẽ nhận được sự tin tưởng quý trọng của mọi người xung quanh trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Nếu chọn đồng tình với quan điểm thì thí sinh phải có lý giải hợp tình hợp lý và đủ sức thuyết phục.

0.25

0.75

II

LÀM VĂN

7.0
1Trình bày suy nghĩ về vấn đề: Vai trò của sự trung thực trong thành công của mỗi người2.0

a, Yêu cầu về hình thức:

- Viết đúng hình thức đoạn văn và trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

- Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo nhiều cách: diễn dịch, quy nạp, tổng - phân hợp nhưng phải đầy đủ các phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.

- Nếu không đảm bảo về yêu cầu hình thức đoạn văn giám khảo trừ 0,5 điểm.

0.25
b, Yêu cầu về nội dung: Thí sinh có thể làm bài theo nhiều hướng khác nhau nhưng phải làm nổi bật vấn đề vai trò của sự trung thực trong thành công của mỗi người0.25

c, Triển khai vấn đề nghị luận:

* Giải thích:

- Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải; sống ngay thẳng, thật thà và dung cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.

* Bàn luận:

- Sự trung thực là điều kiện đủ để có được thành công, là yếu tố quan trọng đưa con người đến thành công. Bởi vì:

- Sự trung thực sẽ giúp tạo niềm tin, long tin với mọi người, từ đó bạn sẽ được giao phó những công việc quan trọng, có ý nghĩa trong cuộc sống

- Tính trung thực sẽ giữ cho các mối quan hệ được bền vững, lâu dài. Điều nay vô cùng quan trọng, giúp công việc thuận lợi, các mối quan hệ xã hội trở nên hài hòa.

* Bài học nhận thức và hành động

- Sống trung thực sẽ đem đến sự thanh thản trong tâm hồn, giúp con người luôn vui vẻ, thoải mái. Điều này đem đến sự tỉnh táo sáng suốt khi đưa ra những lựa chọn, những quyết định quan trọng trong cuộc sống, trong công việc, góp phần tạo nên thành công.

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu đúng

e. Sáng tạo trong diễn đạt

0,25

0,5

0,25

0,25

0,25

2Cảm nhận về nhân vật Mị qua chi tiết tiếng sáo, từ đó làm rõ sức sống tiềm tàng của Mị5.0
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận0.25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cảm nhận về nhân vật Mị qua chi tiết tiếng sáo, từ đó làm rõ sức sống tiềm tàng của nhân vật này.0,5

b. Triển khai vấn đề nghị luận (3.5 điểm)

* Giới thiệu tác giả, tác phẩm và xác định vấn đề nghị luận

* Cảm nhận về chi tiết: “Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi.” (1,5 điểm)

- Hoàn cảnh xuất hiện chi tiết: Sau mấy năm bị bắt làm dâu gạt nợ Mị cam chịu, câm lặng lùi lũi như một con rùa nuôi trong xó cửa, đêm tình mùa xuân năm ấy: “Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi.”

- Cảm nhận về chi tiết:

+ Nội dung: Tiếng sáo mang ý nghĩa gợi nét phong tục Tây Bắc. Mị nghe tiếng sáo tâm hồn xúc động, bồi hồi => Mị đã lắng nghe âm thanh của sự sống, âm thanh của khát vọng tình yêu => Tâm hồn đã hồi sinh => Thể hiện tư tưởng nhân đạo của tác giả.

+ Nghệ thuật: chi tiết quan trọng được xây dựng bằng các từ láy có khả năng biểu đạt nội tâm.

- Ý nghĩa của chi tiết: chi tiết tiếng sáo đã tác động đến cảm xúc, suy nghĩ và làm hồi sinh, thức tỉnh tâm hồn Mị.

* Làm rõ sức sống tiềm tàng của Mị (1,5 điểm)

- Khái niệm: sức sống tiềm tàng là sức sống mãnh liệt thôi thúc tự bên trong, có những lúc vì hoàn cảnh sức sống tiềm tàng bị che lấp, nhưng gặp điều kiện thuận lợi nó sẽ bùng lên mãnh liệt và khi biểu hiện ra bên ngoài đó chính là sức mạnh giải phóng.

- Những tác động làm hồi sinh sức sống tiềm tàng: Đêm tình mùa xuân, tiếng sáo, Mị uống rượu say.

- Sức sống tiềm tàng trỗi dậy trong đêm tình mùa xuân: Mị uống rượu rồi say, Mị nhẩm thầm bài hát của người đang thổi sáo. Mị nhớ về quá khứ cả quá khứ tươi đẹp và những ngày đau buồn vừa trải qua, Mị muốn đi chơi - muốn thực hiện quyền con người và niềm khát khao tự do nhưng Mị lại bước vào buồng và lúc chuẩn bị đi chơi thì A Sử về. A Sử trói Mị nhưng hắn chỉ trói được thể xác Mị. Từ đây sức sống tiềm tàng đã trở về Mị không còn sống câm lặng, cam chịu trong nhà thống lý nữa.

- Đỉnh điểm của sức sống tiềm tàng: Mị vượt qua nỗi sợ hãi, vượt ra khỏi thần quyền mê tín, thoát khỏi sợi dây vô hình cột chặt đời Mị vào nhà thống lý để cứu A Phủ và chạy theo A Phủ, làm lại cuộc đời, đi theo Cách mạng và góp phần giải phóng quê hương - Đây là hành động bất ngờ nhưng tất yếu, phù hợp với lòng người và tình yêu thương con người.

0,5

0,25

1,25

0.25

0,25

0,5

0,5

4. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

5. Sáng tạo

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

0,25

0.5

Để có kết quả học thi THPT quốc gia tốt nhất, mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2019 trường THPT Nguyễn Viết Xuân - Vĩnh Phúc lần 3. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Đánh giá bài viết
1 3.083
Sắp xếp theo

    Thi THPT Quốc gia môn Văn

    Xem thêm