Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học lần 1 năm 2016 trường THPT Ngô Gia Tự, Vĩnh Phúc

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học lần 1 năm 2016 trường THPT Ngô Gia Tự, Vĩnh Phúc gồm 4 mã đề có đáp án đi kèm. Đây là đề thi thử đại học năm 2016 được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, hi vọng sẽ giúp các bạn luyện đề, ôn thi THPT Quốc gia môn Sinh hiệu quả.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán lần 1 năm 2016 trường THPT Ngô Gia Tự, Vĩnh Phúc

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học lần 1 năm 2016 trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ

---------------------------------

KỲ THI KSCĐ LỚP 12 – LẦN I, NĂM HỌC 2015 – 2016

ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

(50 câu trắc nghiệm)

Mã đề thi: 139

Câu 1: Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở quá trình tự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực?

A. Các đoạn Okazaki được nối lại với nhau nhờ enzim nối ligaza

B. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung

C. Xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi (tái bản)

D. Diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn

Câu 2: Cho các thành phần

(1) mARN của gen điều hòa; (2) Các loại nuclêôtit A, U, G, X; (3) ARN pôlimeraza; (4) ADN ligaza; (5) ADN pôlimeraza.

Các thành phần tham gia vào quá trình phiên mã các gen cấu trúc của opêron Lac ở E.coli là

A. (1), (2) và (3) B. (2) và (3) C. (2), (3) và (4) D. (3) và (5)

Câu 3: Trong quá trình sinh tổng hợp prôtêin, ở giai đoạn hoạt hóa axit amin, ATP có vai trò cung cấp năng lượng

A. để cắt bỏ axit amin mở đầu ra khỏi chuỗi pôlipeptit.

B. để gắn bộ ba đối mã của tARN với bộ ba trên mARN.

C. để axit amin được hoạt hóa và gắn với tARN.

D. để các ribôxôm dịch chuyển trên mARN.

Câu 4: Cho các phát biểu sau về hậu quả của đột biến đảo đoạn NST:

- (1) Làm thay đổi trình tự phân bố của các gen trên NST.

- (2) Làm giảm hoặc làm tăng số lượng gen trên NST.

- (3) Làm thay đổi thành phần trong nhóm gen liên kết.

- (4) Làm cho một gen nào đó vốn đang hoạt động có thể không hoạt động hoặc tăng giảm mức độ hoạt động.

- (5) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.

Những phát biểu đúng là:

A. (2), (3), (5). B. (2), (3), (4). C. (1), (4), (5). D. (1), (2), (4).

Câu 5: Dạng đột biến điểm nào sau đây xảy ra trên gen không làm thay đổi số lượng nuclênôtit của gen nhưng làm thay đổi số lượng liên kết hiđrô trong gen?

A. Mất một cặp nuclêôtit. B. Thêm một cặp nuclênôtit.

C. Thay cặp nuclênôtit A-T bằng cặp T-A D. Thay cặp nuclênôtit A-T bằng cặp G-X.

Câu 6: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản có đường kính

A. 11nm. B. 30nm. C. 2nm. D. 300nm.

Câu 7: Một đoạn của gen cấu trúc có trật tự nucleotit trên mạch gốc như sau:

3'TAX – AAG – GAG – AAT – GTT- TTA – XXT – XGG- GXG – GXX – GAA – ATT 5'

Nếu đột biến thay thế nuclêôtit thứ 19 là X thay bằng A, thì số axit amin (aa) môi trường cung cấp cho gen đột biến tổng hợp (Tính cả a.a mở đầu) là:

A. 7 aa. B. 6aa. C. 4 aa. D. 5 aa.

Câu 8: Một gen cấu trúc có vùng mã hoá gồm 5 intron đều bằng nhau và 6 đoạn êxôn có kích thước bằng nhau. Biết mỗi đoạn exon dài gấp ba lần mỗi đoạn intron. Phân tử mARN trưởng thành được phiên mã từ gen này mã hoá chuỗi pôli peptit gồm 359 axit amin (tính cả axit amin mở đầu). Chiều dài của vùng mã hoá của gen là

A. 9792 Å. B. 4896 Å. C. 5202 Å. D. 4692 Å.

Câu 9: Một phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có số nuclêôtit loại Ađênin chiếm 20% tổng số nuclêôtit. Tỉ lệ số nuclêôtit loại Guanin trong phân tử ADN này là

A. 10%. B. 20%. C. 40%. D. 30%.

Câu 10: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Dưới tác động của cùng một tác nhân gây đột biến, với cường độ và liều lượng như nhau thì tần số đột biến ở tất cả các gen là bằng nhau.

B. Khi các bazơ nitơ dạng hiếm xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN thì thường làm phát sinh đột biến gen dạng mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit.

C. Trong các dạng đột biến điểm, dạng đột biến thay thế cặp nuclêôtit thường làm thay đổi ít nhất thành phần axit amin của chuỗi pôlipeptit do gen đó tổng hợp.

D. Tất cả các dạng đột biến gen đều có hại cho thể đột biến.

Câu 11: Ở sinh vật nhân thực, quá trình nào sau đây không xảy ra trong nhân tế bào?

A. Tái bản ADN (nhân đôi ADN). B. Nhân đôi nhiễm sắc thể.

C. Dịch mã. D. Phiên mã.

Câu 12: Theo trình tự từ đầu 3' đến 5' của mạch mã gốc, một gen cấu trúc gồm các vùng trình tự nuclêôtit:

A. vùng điều hòa, vùng kết thúc, vùng mã hóa B. vùng mã hóa, vùng điều hòa, vùng kết thúc.

C. vùng kết thúc, vùng mã hóa, vùng điều hòa. D. vùng điều hòa, vũng mã hóa, vùng kết thúc.

Câu 13: Phân tử tARN mang axit amin foocmin mêtiônin ở sinh vật nhân sơ có bộ ba đối mã (anticôđon) là

A. 3'UAX5' B. 5'AUG3' C. 3'AUG5' D. 5'UAX3'

Câu 14: Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể 2n. Trong quá trình giảm phân, bộ nhiễm sắc thể của tế bào không phân li, tạo thành giao tử chứa 2n. Khi thụ tinh, sự kết hợp của giao tử 2n này với giao tử bình thường (1n) sẽ tạo ra hợp tử có thể phát triển thành

A. thể tam bội. B. thể đơn bội. C. thể lưỡng bội D. thể tứ bội.

Câu 15: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đột biến gen?

A. Tất cả các đột biến gen đều có hại.

B. Có nhiều dạng đột biến điểm như: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn.

C. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen.

D. Tất cả các đột biến gen đều biểu hiện ngay thành kiểu hình.

Câu 16: Một hợp tử lưỡng bội tiến hành nguyên phân, trong lần nguyên phân thứ hai, ở một tế bào có một NST ở cặp số 1 không phân li, các cặp nhiễm sắc thể khác phân li bình thường, những lần nguyên phân tiếp theo diễn ra bình thường. Hợp tử này phát triển thành phôi, phôi này có bao nhiêu loại tế bào khác nhau về số lượng nhiễm sắc thể?

A. Bốn loại B. Ba loại C. Hai loại D. Một loại

Câu 17: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.

B. Phần lớn đột biến điểm là dạng đột biến mất một cặp nuclêôtit.

C. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của quá trình tiến hóa.

D. Phần lớn đột biến gen xảy ra trong quá trình nhân đôi ADN.

Câu 18: Ở một loài thực vật lưỡng bội (2n = 8), các cặp nhiễm sắc thể tương đồng được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Do đột biến lệch bội đã làm xuất hiện thể một. Thể một này có bộ nhiễm sắc thể nào trong các bộ nhiễm sắc thể sau đây?

A. AaBbDdEe B. AaaBbDdEe C. AaBbEe D. AaBbDEe

Câu 19: Khi nói về số lần nhân đôi và số lần phiên mã của các gen ở một tế bào nhân thực, trong trường hợp không có đột biến, phát biều nào sau đây là đúng?

A. Các gen trên các nhiễm sắc thể khác nhau có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã thường khác nhau

B. Các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã thường khác nhau

C. Các gen trên các nhiễm sắc thể khác nhau có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã thường khác nhau

D. Các gen nằm trong một tế bào có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã bằng nhau

Câu 20: Sự trao đổi chéo không cân giữa hai crômatit khác nguồn trong cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng xảy ra ở kì đầu của giảm phân I có thể làm phát sinh các loại đột biến nào sau đây?

A. Lặp đoạn và chuyển đoạn nhiễm sắc thể. B. Mất đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể.

C. Mất đoạn và lặp đoạn nhiễm sắc thể. D. Lặp đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học

Đáp án mã đề thi 139

1

C

11

C

21

C

31

C

41

B

2

B

12

D

22

A

32

A

42

D

3

C

13

A

23

C

33

D

43

C

4

C

14

A

24

B

34

C

44

C

5

D

15

C

25

D

35

D

45

B

6

A

16

B

26

A

36

A

46

B

7

B

17

B

27

D

37

D

47

C

8

D

18

D

28

A

38

A

48

A

9

D

19

A

29

A

39

B

49

C

10

B

20

C

30

B

40

D

50

B

Đánh giá bài viết
1 1.110
Sắp xếp theo

Môn Sinh khối B

Xem thêm