Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học lần 2 năm 2015 trường THPT Chuyên Bến Tre, Bến Tre

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học lần 2 năm 2015 trường THPT Chuyên Bến Tre, Bến Tre là đề thi thử đại học năm 2015 môn Sinh có đáp án mà VnDoc.com giới thiệu đến các bạn tham khảo, ôn luyện, nhằm chuẩn bị tốt nhất cho các kì thi quan trọng sắp tới.

Thi thử THPT Quốc gia tại TP. HCM: Đề thi, đáp án môn Sinh học năm 2015

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học lần 2 năm 2015 trường THPT Thuận Thành số 2, Bắc Ninh

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẾN TRE
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẾN TRE

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015
Môn: SINH HỌC; Khối B (LẦN 2)
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

Mã đề thi 123

Họ, tên thí sinh:...............................................................................................................

Số báo danh.....................................................................................................................

ĐỀ THI GỒM 50 CÂU (TỪ CÂU 1 ĐẾN CÂU 50) DÀNH CHO TẤT CẢ THÍ SINH.

Câu 1: Đối với quá trình tiến hóa nhỏ, nhân tố đột biến (quá trình đột biến) có vai trò cung cấp

A. các alen mới, làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách chậm chạp.

B. các biến dị tổ hợp, làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể.

C. nguồn nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên.

D. các alen mới, làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định.

Câu 2: Cho cây có kiểu gen tự thụ phấn, đời con thu được nhiều loại kiểu hình trong đó kiểu hình 4 tính trạng trội chiếm tỉ lệ 33,165%. Nếu khoảng cách di truyền giữa A và B là 20cM, thì khoảng cách di truyền giữa D và e là

A. 10cM. B. 20cM C. 30cM D. 40cM

Câu 3: Chức năng của gen điều hoà là

A. kích thích hoạt động điều khiển tổng hợp prôtêin của gen cấu trúc.

B. tạo tín hiệu để báo hiệu kết thúc quá trình điều khiển tổng hợp prôtêin của gen cấu trúc.

C. kiểm soát hoạt động của gen cấu trúc thông qua các sản phẩm do chính gen điều hòa tạo ra.

D. luôn luôn ức chế quá trình điều khiển tổng hợp prôtêin của các gen cấu trúc.

Câu 4: Bảo vệ đa dạng sinh học là

A. bảo vệ sự phong phú về nguồn gen và nơi sống của các loài.

B. bảo vệ sự phong phú về nguồn gen và về loài.

C. bảo vệ sự phong phú về nguồn gen, về loài và các hệ sinh thái.

D. bảo vệ sự phong phú về nguồn gen, các mối quan hệ giữa các loài trong hệ sinh thái.

Câu 5: Một gen gồm 2 alen A và a trên nhiễm sắc thể thường. Thế hệ P có kiểu hình trội chiếm 70%. Sau 2 thế hệ tự thụ, kiểu hình lặn của quần thể là 52,5%. Quần thể nào sau đây có cấu trúc phù hợp với P?

A. 96AA : 240Aa : 144aa. B. 155AA : 279Aa :186aa.

C. 255AA : 340Aa : 255aa. D. 66AA : 396Aa : 198aa.

Câu 6: Để góp phần cải tạo đất, người ta sử dụng phân bón vi sinh chứa các vi sinh vật có khả năng:

A. cố định nitơ từ không khí thành các dạng đạm.

B. cố định cacbon từ không khí thành nitơ hữu cơ.

C. cố định cacbon trong đất thành các dạng đạm.

D. cố định nitơ từ không khí thành chất hữu cơ.

Câu 7: Ký hiệu bộ NST của loài thứ nhất là (AA), loài thứ hai là (BB). Kiểu gen của cơ thể nào sau đây là kết quả của đa bội hoá cơ thể lai xa giữa hai loài nói trên (thể song nhị bội)?

A. AaBb. B. AABB. C. AAAABBBB. D. AAaaBBbb.

Câu 8: Khi nói về tuổi cá thể và tuổi quần thể, phát biểu nào sau đây sai?

A. Tuổi sinh lí là thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể.

B. Mỗi quần thể có cấu trúc tuổi đặc trưng và không thay đổi.

C. Tuổi quần thể là tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể.

D. Tuổi sinh thái là thời gian sống thực tế của cá thể.

Câu 9: Câu có nội dung đúng sau đây là:

A. Các đoạn mang gen trong 2 nhiễm sắc thể giới tính X và Y đều không tương đồng với nhau.

B. Trên nhiễm sắc thể giới tính, ngoài các gen qui định tính đực hoặc tính cái, còn có các gen qui định các tính trạng thường.

C. Ở động vật đơn tính, giới cái mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XX và giới đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY.

D. Ở các loài thực vật đơn tính, giới cái mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY còn giới đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XX.

Câu 10: Một lôcut có 3 alen trong đó alen a1 trội hoàn toàn so với a2 và a3; a2 trội hoàn toàn so với a3. Nếu không xét đến giới tính thì quần thể ngẫu phối có bao nhiêu kiểu giao phối mà thế hệ sau không có sự phân tính?

A. 8. B. 9. C.10. D. 12.

Câu 11: Giống nhau giữa các qui luật di truyền của Menđen là

A. đều được phát hiện dựa trên cơ sở các gen phân li độc lập.

B. kiểu tác động giữa các alen thuộc cùng một gen.

C. nếu bố mẹ thuần chủng về n cặp gen tương phản thì con lai F1 đều có tỉ lệ kiểu hình là triển khai của biểu thức (3 + 1)n.

D. khi F1 là thể dị hợp lai với nhau thì F2 có tỉ lệ phân li về kiểu gen bằng 1 : 2 : 1.

Câu 12: Bạch tạng do gen lặn trên nhiễm sắc thể thường. Khi thống kê 2500 gia đình cả bố và mẹ da bình thường người ta thấy 4992 người con da bình thường và 150 người con da bạch tạng. Không đột biến xảy ra trong quần thể, dự đoán những cặp vợ chồng có ít nhất một bên bố hoặc mẹ mang kiểu gen đồng hợp tử trội đã sinh ra tổng cộng khoảng bao nhiêu người con da bình thường?

A. 4452. B. 4534. C. 4542. D. 4890.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây đúng với tháp sinh thái?

A. Các loại tháp sinh thái không phải bao giờ cũng có đáy lớn, đỉnh hướng lên trên.

B. Tháp khối lượng bao giờ cũng có dạng chuẩn.

C. Tháp số lượng bao giờ cũng có dạng chuẩn.

D. Các loại tháp sinh thái bao giờ cũng có đáy lớn, đỉnh hướng lên trên.

Câu 14: Ở một quần thể cân bằng di truyền, alen A quy định hoa đỏ, trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng; alen B quy định quả tròn, trội hoàn toàn so với alen b quy định quả bầu dục, các cặp gen thuộc các nhiễm sắc thể thường khác nhau. Tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ, quả tròn bằng 72%, tỉ lệ kiểu hình quả bầu dục bằng 4%. Tỉ lệ kiểu gen dị hợp 2 cặp gen trong quần thể là:

A. 18%. B. 14%. C. 12%. D. 16%.

Câu 15: Có thể tạo sinh vật biến đổi gen bằng các phương pháp nào sau đây?

(1) Đưa thêm gen lạ vào hệ gen.

(2) Nuôi cấy mô tế bào.

(3) Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen.

(4) Dung hợp 2 loại tế bào trần khác loài.

(5) Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen.

A. (1); (3); (4); (5). B. (1); (2); (3). C. (3); (4); (5). D. (1); (3); (5).

Câu 16: Người ta chuyển một số phân tử ADN của vi khuẩn Ecôli chỉ chứa N15 sang môi trường chỉ có N14. Tất cả các ADN nói trên đều thực hiện tái bản 5 lần liên tiếp tạo được 512 phân tử ADN. Số phân tử ADN còn chứa N15 là:

A. 5. B. 32. C. 16. D. 10.

Câu 17: Điều nào sau đây không đúng?

A. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể góp phần hình thành loài mới.

B. Đột biến nhiễm sắc thể thường gây chết cho thể đột biến, do đó không có ý nghĩa đối với quá trình tiến hóa.

C. Đột biến đa bội đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa vì nó góp phần hình thành loài mới.

D. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa của sinh vật.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học

1

A

11

B

21

A

31

C

41

D

2

A

12

C

22

D

32

D

42

B

3

C

13

A

23

A

33

A

43

C

4

C

14

D

24

C

34

A

44

B

5

D

15

D

25

B

35

D

45

A

6

A

16

B

26

D

36

D

46

B

7

B

17

B

27

B

37

D

47

C

8

B

18

B

28

D

38

C

48

D

9

B

19

C

29

B

39

B

49

D

10

C

20

C

30

D

40

D

50

B

Đánh giá bài viết
1 1.612
Sắp xếp theo

    Môn Sinh khối B

    Xem thêm