Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh năm 2015 trường THPT Chuyên Nguyễn Chí Thanh, Đắc Nông

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh năm 2015 trường THPT Chuyên Nguyễn Chí Thanh, Đắc Nông là đề thi thử đại học môn Sinh dành cho các bạn tham khảo hệ thống kiến thức Sinh học, luyện thi đại học môn Sinh, ôn thi đại học khối B, chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia môn Sinh được chắc chắn và tốt nhất.

Đề thi thử Quốc gia môn Sinh

TRƯỜNG THPT CHUYÊN
NGUYỄN CHÍ THANH

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC 2015
MÔN THI: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút;
(50 câu trắc nghiệm)

Mã đề thi 135

Họ, tên thí sinh:..........................................................................

Số báo danh:...............................................................................

Câu 1: Ở một loài lưỡng bội, xét hai gen A và B nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể khác nhau, trong đó gen A có 5 alen, gen B có 10 alen. Trong điều kiện không có đột biến, trong quần thể sẽ có tối đa bao nhiêu kiểu gen về cả 2 gen A, B?

A. 825 kiểu gen. B. 450 kiểu gen. C. 150 kiểu gen. D. 50 kiểu gen.

Câu 2: Cho biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn; cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Xét các phép lai sau:

(1) AAaaBbbb × aaaaBbbb. (2) AAaaBBbb × AaaaBbbb.

(3) AaaaBBBb × AAaaBbbb. (4) AaaaBBbb × Aabb.

(5) AAaaBBbb × aabb. (6) AAaaBBbb × Aabb.

Theo lí thuyết, trong 6 phép lai nói trên có bao nhiêu phép lai mà đời con có 9 kiểu gen, 4 kiểu hình?

A. 1 phép lai. B. 3 phép lai. C. 4 phép lai. D. 2 phép lai.

Câu 3: Khảo sát sự di truyền bệnh M ở người qua ba thế hệ như sau:

Xác suất để người III2 không mang gen bệnh là bao nhiêu:

A. 0,33. B. 0,5. C. 0,75. D. 0,25.

Câu 4: Khi nói về môi trường và các nhân tố sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?

A. Môi trường cung cấp nguồn sống cho sinh vật mà không làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển của sinh vật.
B. Môi trường trên cạn bao gồm mặt đất và lớp khí quyển, là nơi sống của phần lớn sinh vật trên Trái Đất.
C. Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật.
D. Môi trường sống bao gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật.

Câu 5: Cho biết ở Việt Nam, cá chép phát triển mạnh ở khoảng nhiệt độ 25 – 35oC, khi nhiệt độ xuống dưới 2oC và cao hơn 44oC cá bị chết. Cá rô phi phát triển mạnh ở khoảng nhiệt độ 20 – 35oC, khi nhiệt độ xuống dưới 5,6oC và cao hơn 42oC cá bị chết. Nhận định nào sau đây không đúng?

A. Từ 2oC đến 44oC là giới hạn sống của cá chép.
B. Cá chép có vùng phân bố hẹp hơn cá rô phi vì khoảng thuận lợi hẹp hơn.
C. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì giới hạn sinh thái rộng hơn.
D. Từ 5,6oC – 42oC là giới hạn sinh thái của cá rô phi đối với nhiệt độ.

Câu 6: Khi nói về sự phân tầng trong quần xã, kết luận nào sau đây là đúng?

A. Ở vùng có khí hậu nhiệt đới, tất cả các quần xã đều có cấu trúc phân tầng và có số lượng tầng giống nhau.
B. Sự phân tầng làm giảm cạnh tranh giữa các loài và tăng khả năng khai thác nguồn sống của môi trường.
C. Ở tất cả các khu hệ sinh học, các quần xã đều có cấu trúc phân tầng và sự phân tầng tương tự nhau.
D. Sự phân tầng dẫn tới làm mở rộng ổ sinh thái của các loài trong quần xã.

Câu 7: Theo lí thuyết, trường hợp nào sau đây sẽ dẫn tới làm tăng mức độ xuất cư của quần thể?

A. Kích thước quần thể ở mức độ phù hợp nhưng các cá thể cùng loài không có cạnh tranh.
B. Kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu, các cá thể xuất cư để tìm đến quần thể có kích thước lớn hơn.
C. Môi trường dồi dào về nguồn sống nhưng kích thước của quần thể quá lớn.
D. Môi trường cạn kiện về nguồn sống, sự cạnh tranh cùng loài diễn ra gay gắt.

Câu 8: Hai loài họ hàng sống trong cùng khu phân bố, có giao phối với nhau và sinh con nhưng vẫn được xem là 2 loài. Xét các nguyên nhân sau:

(1) Con lai có sức sống yếu, chết trước tuổi sinh sản.
(2) Chúng có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau.
(3) Con lai tạo ra thường có sức sống kém nên bị chọn lọc đào thải.
(4) Chúng có mùa sinh sản khác nhau.
(5) Chúng có tập tính giao phối khác nhau.
(6) Con lai không có cơ quan sinh sản.

Có bao nhiêu nguyên nhân dẫn tới được xem là 2 loài?

A. 2 B. 3 C. 1 D. 4

Câu 9: Đối với tiến hoá, đột biến gen có vai trò:

A. Tạo ra các gen mới cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên.
B. Tạo ra các kiểu gen mới cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên.
C. Tạo ra các alen mới, qua giao phối tạo ra các biến dị cung cấp chọn chọn lọc.
D. Tạo ra các kiểu hình mới cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên.

Câu 10: Ở ngô, tính trạng chiều cao do 2 cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể khác nhau tương tác theo kiểu cộng gộp, trong đó cứ có mỗi gen trội làm cho cây cao thêm 20cm. Lấy hạt phấn của cây cao nhất thụ phấn cho cây thấp nhất (có chiều cao 130cm) được F1, cho F1 tự thụ phấn được F2. Lấy ngẫu nhiên 2 cây ở F2, xác suất để thu được 1 cây có độ cao 190cm là bao nhiêu?

A. 12,5%. B. 37,5%. C. 25%. D. 43,75%.

Câu 11: Đặc điểm nào sau đây không có ở ADN của vi khuẩn?

A. Hai đầu nối lại tạo thành ADN vòng.
B. Cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung.
C. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
D. Liên kết với prôtêin histon để tạo nên nhiễm sắc thể.

Câu 12: Một cơ thể có kiểu gen AaBbDdEe với các gen phân ly độc lập, biết rằng quá trình giảm phân xảy ra bình thường và không có đột biến. Số loại giao tử ít nhất và nhiều nhất có thể được tạo ra từ 2 tế bào sinh tinh lần lượt là:

A. 2 và 4. B. 1 và 16. C. 1 và 8. D. 2 và 16.

Câu 13: Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và trội hoàn toàn. Xét các phép lai:

(1) aaBbDd × AaBBdd. (2) AaBbDd× aabbDd. (3) AAbbDd × aaBbdd.
(4) aaBbDD × aabbDd. (5) AaBbDD × aaBbDd. (6) AABbdd × AabbDd.

Theo lí thuyết, trong 6 phép lai nói trên, có bao nhiêu phép lai mà đời con có 4 loại kiểu hình, trong đó mỗi loại chiếm 25%?

A. 5 phép lai. B. 3 phép lai. C. 2 phép lai. D. 4 phép lai.

Câu 14: Một phân tử mARN chỉ chứa 3 loại ribonucleotit là Adenine, Uracine và Guanine. Nhóm các bộ ba nào sau đây có thể có trên mạch bổ sung của gen đã phiên mã ra mARN nói trên?

A. ATX, TAG, GXA, GAA. B. AAG, GTT, TXX, XAA.
C. TAG, GAA, AAT, ATG. D. AAA, XXA, TAA, TXX.

Câu 15: Tổ hợp lai nào sau đây luôn cho tỉ lệ kiểu hình: 1 A-bb: 2 A-B-: 1 aaB-?

Câu trả lời đúng là:

A. 1,2,4. B. 1,2,3,4. C. 1,2,3. D. 1,3,4.

Câu 16: Ở một loài thực vật lưỡng bội, xét hai cặp gen Aa và Bb nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau. Nếu một quần thể của loài này đang ở trạng thái cân bằng di truyền về cả hai cặp gen trên, trong đó tần số của alen A là 0,3; tần số của alen B là 0,5 thì tỉ lệ kiểu gen AaBB là:

A. 10,5%. B. 15%. C. 25%. D. 30%.

Câu 17: Cho một locus có 2 alen được kí hiệu là A và a, trong đó aa là kiểu gen gây chết, trong khi 2 kiểu gen AA và Aa có sức sống và khả năng thích nghi như nhau. Nếu tần số alen a ở quần thể ban đầu là 0,1 thì sau 5 thế hệ ngẫu phối tần số alen này sẽ là bao nhiêu?

A. 0,01. B. 0,07. C. 0,05. D. 0,5.

Câu 18: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót, khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể, đồng thời tạo ra kiểu gen mới quy định kiểu hình thích nghi với môi trường.
B. Khi chọn lọc tự nhiên chống lại thể dị hợp và không chống lại các thể đồng hợp thì sẽ làm thay đổi tần số alen nhanh hơn so với chọn lọc chỉ chống lại thể đồng hợp trội hoặc chỉ chống lại thể đồng hợp lặn.
C. Chọn lọc tự nhiên đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang các đột biến trung tính qua đó làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
D. Chọn lọc tự nhiên chỉ đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà không tạo ra các kiểu gen thích nghi.

Câu 19: Ở sinh vật nhân sơ, có nhiều trường hợp gen bị đột biến nhưng chuỗi polypeptit do gen quy định tổng hợp không bị thay đổi. Nguyên nhân là vì:

A. Mã di truyền có tính đặc hiệu.
B. Mã di truyền có tính thoái hóa.
C. Gen của vi khuẩn có cấu trúc theo operon.
D. ADN của vi khuẩn có dạng vòng.

Câu 20: Gen M quy định vỏ trứng có vằn và bướm đẻ nhiều, alen lặn m quy định vỏ trứng không vằn và bướm đẻ ít. Những cá thể mang kiểu gen M- đẻ trung bình 100 trứng/lần, những cá thể có kiểu gen mm chỉ đẻ 60 trứng/lần. Biết các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường, quần thể bướm đang cân bằng di truyền. Tiến hành kiểm tra số trứng sau lần đẻ đầu tiên của tất cả các cá thể cái, người ta thấy có 9360 trứng trong đó có 8400 trứng vằn. Số lượng cá thể cái có kiểu gen Mm trong quần thể là:

A. 36 con. B. 64 con. C. 48 con. D. 84 con

Đánh giá bài viết
1 1.370
Sắp xếp theo

    Môn Sinh khối B

    Xem thêm