Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý lần 2 năm 2015 trường THPT Lý Tự Trọng, Bình Định

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý lần 2 năm 2015 trường THPT Lý Tự Trọng, Bình Định có đáp án được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải nhằm giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn thi THPT Quốc gia và luyện thi đại học môn Vật lý. Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý lần 1 năm 2015 trường THPT Chuyên Thái Bình, Thái Bình

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý năm 2015 trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG THPT LÝ TỰ TRỌNG

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA LẦN II
MÔN: VẬT LÝ. NĂM HỌC 2014-2015
Thời gian làm bài: 90 phút

Mã đề thi 001

Họ và tên: .......................................................Số báo danh........

Câu 1. Cho mạch điện như hình vẽ: R = 90Ω, C = 10-3/9π F, X là đoạn mạch gồm hai trong ba phần tử R0, L0, C0 nối tiếp. Đặt vào hai đầu A , B một hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng UAB không đổi thì uAM = 180√2 cos(100πt - π/2) (V); uMB = 60√2cos100πt (V). Phần tử X là:

A. R0 = 30Ω, L0 = 0,096 H B. R0 = 20Ω, L0 = 0,096 H

C. R0 = 30Ω, L0 = 0,069 H D. C0 = 10-3/π F, L0 = 0,096 H

Câu 2. Tại một buổi thực hành tại phòng thí nghiệm bộ môn Vật lý Trường THPT Lý Tự Trọng, một học sinh dùng đồng hồ bấm giây để đo chu kỳ dao động điều hòa T của một con lắc đơn bằng cách đo thời gian mỗi dao động. Ba lần đo cho kết quả thời gian của mỗi dao động lần lượt là 2,01s; 2,12s; 1,99s. Thang chia nhỏ nhất của đồng hồ là 0,01s. Kết quả của phép đo chu kỳ được biểu diễn bằng

A.T = (6,12 ± 0,05)s B. T = (2,04 ± 0,05)s C. T = (6,12 ± 0,06)s D. T = (2,04 ± 0,06 )s

Câu 3. Trong phản ứng hạt nhân: 2512Mg + X → 2211Na +α và 105B + Y → α + 84Be. Thì X và Y lần lượt là:

A. proton và electron B. electron và đơtơri C. proton và đơrơti D. triti và proton

Câu 4. Một hạt nhân mẹ có số khối A, đứng yên phân rã phóng xạ tạo ra 2 hạt nhân con B và C có vận tốc lần lượt là vB và vC và động năng là KB và KC (bỏ qua bức xạ γ). Biểu thức nào sau đây là đúng:

A. mB.KB = mC.KC và mB.vB = mC.vC B. vB.KB = vC.KC và mB.vB = mC.vC

C. mB.KC = mC.KB và vB.KB = vC.KC D. vB.KB = vC.KC và mB.vC = mC.vB

Câu 5. Hạt nhân urani 23892U đứng yên, phân rã α và biến thành hạt nhân thôri (Th). Động năng của hạt α bay ra chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm năng lượng phân rã?

A. 1,68%. B. 98,3%. C. 16,8%. D. 96,7%.

Câu 6. Hạt nhân có độ hụt khối càng lớn thì:

A. Càng dễ phá vỡ B. Năng lượng liên kết càng lớn.

C. Năng lượng liên kết càng bé D. Số lượng các nuclôn càng lớn.

Câu 7. Tìm phát biểu sai về sóng điện từ:

A. Sóng điện từ có thể xẩy ra các hiện tượng: phản xạ, nhiễu xạ, giao thoa...

B. Giống như sóng cơ học, sóng điện từ cần môi trường vật chất đàn hồi để lan truyền.

C. Sóng điện từ mang năng lượng.

Câu 8. Một mạch dao động LC có L=2mH, C=8pF, lấy π2 = 10. Thời gian từ lúc tụ bắt đầu phóng điện đến lúc có năng lượng điện trường bằng ba lần năng lượng từ trường là:

A. 2.10-7 s B. 10-6/15 s C. 10-5/75 s D. 10-7 s

Câu 9. Vệ tinh Vinasat-2 của Việt Nam có khả năng truyền dẫn tương đương 13.000 kênh thoại/internet/truyền số liệu hoặc khoảng 150 kênh truyền hình. Vậy việc kết nối thông tin giữa mặt đất và vệ tinh VINASAT-2 được thông qua bằng loại sóng điện từ nào sau đây?

A. Sóng dài B. Sóng ngắn C. Sóng trung D. Sóng cực ngắn

Câu 10. Một đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp, trong đó R, L và C có giá trị không đổi. Đặt vào hai đầu đoạn mạch trên hiệu điện thế u = U0sinωt , với ω có giá trị thay đổi còn U0 không đổi. Khi ω = ω1 = 200π rad/s hoặc ω = ω2 = 50π rad/s thì dòng điện qua mạch có giá trị hiệu dụng bằng nhau. Để cường độ dòng điện hiệu dụng qua mạch đạt cực đại thì tần số ω bằng:

A. 40π rad/s . B. 100π rad/s . C. 250π rad/s. D. 125π rad/s.

Câu 11. Một đường dây tải điện giữa hai điểm A,B cách nhau 100 km. Điện trở tổng cộng của đường dây là 120 Ω. Do dây cách điện không tốt nên tại một điểm C nào đó trên đường dây có hiện tượng rò điện. Để tìm C người ta dùng nguồn điện có suất điện động 41 V, điện trở trong 1Ω . Khi làm đoản mạch đầu B thì dòng điện qua nguồn là 1,025 A. Khi đầu B hở thì dòng điện qua nguồn là 1 A. Khoảng cách AC là :

A. 50 km B. 30 km C. 75 km D. 60 km

Câu 12. Đặt điện áp xoay chiều u=U0cos100π t (V) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần R, tụ điện có điện dung 0,4/π (mF) và cuộn cảm thuần có cảm kháng ZL thay đổi. Điều chỉnh ZL lần lượt bằng 15Ω ,20Ω ,29Ω và 50Ω thì cường độ hiệu dụng qua mạch lần lượt bằng I1, I2, I3, I4. Cường độ hiệu dụng lớn nhất là :

A. I1 B. I2 C. I3 D.I4

Câu 13. Đặt điện áp u = U0cosωt vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Gọi i là cường độ dòng điện tức thời trong đoạn mạch; u1, u2, u3 lần lượt là điện áp tức thời giữa hai đầu điện trở, giữa hai đầu cuộn cảm và giữa hai đầu tụ điện. Hệ thức đúng là

Câu 14: Một máy phát điện xoay chiều, phần ứng có 4 cuộn dây giống nhau mắc nối tiếp. Từ thông cực đại qua mỗi vòng dây là 5.10-3 Wb. Suất điện động hiệu dụng sinh ra là 120V, tần số là 50Hz. Số vòng dây của mỗi cuộn dây là:

A. 27 B. 37 C. 57 D. 47

Câu 15. Chọn câu trả lời đúng: Trong dao động điều hòa của con lắc lò xo treo thẳng đứng, lực F = -k x gọi là:

A. Lực mà lò xo tác dụng lên điểm treo B. Lực đàn hồi của lò xo.

C. Hợp lực tác dụng lên vật dao động D. Lực mà lò xo tác dụng lên vật.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý

1

A

11

B

21

B

31

B

41

A

2

D

12

C

22

B

32

A

42

C

3

C

13

B

23

D

33

A

43

B

4

A

14

A

24

A

34

C

44

C

5

B

15

C

25

C

35

C

45

D

6

B

16

A

26

B

36

D

46

B

7

B

17

C

27

B

37

B

47

D

8

B

18

A

28

A

38

D

48

B

9

D

19

B

29

B

39

A

49

A

10

B

20

C

30

D

40

B

50

C

Đánh giá bài viết
1 624
Sắp xếp theo

    Môn Lý khối A

    Xem thêm