Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý năm 2015 trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý năm 2015 trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên là đề thi thử đại học môn Vật lý có đáp án dành cho các bạn tham khảo, ôn tập, hệ thống kiến thức cũng như tự kiểm tra trình độ bản thân để có phương án ôn thi đại học môn Vật lý được hiệu quả nhất, chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia môn Vật lý được tốt nhất.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý

SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN
(Đề thi có: 06 trang)
ĐỀ THI THỬ KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015
Môn: Vật lý
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

Mã đề 105

Họ và tên:………………………………….Số báo danh:…………

(Thí sinh không ược sử dụng tài liệu)

Cho biết: hằng số Plăng h = 6,625.10-34J.s; độ lớn điện tích nguyên tố e = 1,6.10-19C; tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s; 1uc² = 931,5 MeV.

Câu 1: Chiếu bức xạ có bước sóng λ = 0,6μm vào catot của 1 tế bào quang điện có công thoát A= 1,8eV. Dùng màn chắn tách ra một chùm hẹp các electron quang điện và cho chúng bay vào một điện trường từ A đến B sao cho UAB = -10V. Vận tốc nhỏ nhất và lớn nhất của electron khi tới B lần lượt là:

A. 16,75.105m/s và 18,87.105m/s B. 18,87.105m/s và 18,75.105m/s
C. 18,75.105 m/s và 18,87.105 m/s D. 18,75.105m/s và 19,00.105m/s

Câu 2: Hai nguồn sóng kết hợp A và B dao động theo phương trình uA = acosωt và uB = acos(ωt + φ). Biết điểm không dao động gần trung điểm của AB nhất và cách trung điểm một đoạn bằng 1/3 bước sóng.Tìm φ.

A. π/3 B. π/6 C. 2π/3 D. 4π/3

Câu 3: Cho đoạn mạch điện xoay chiều AB như hình vẽ. Khi mắc vào hai đầu mạch một điện áp xoay chiều tần số f1 = 40Hz thì hệ số công suất của đoạn mạch AM là 0,6 còn của cả mạch AB là 0,8 và cường độ dòng điện sớm pha so với điện áp hai đầu mạch. Hỏi ở tần số f2 là bao nhiêu thì hệ số công suất của cả mạch AB đạt giá trị cực đại.

A. 80Hz B. 60Hz C. 30Hz D. 50Hz

Câu 4: Vật m = 300g gắn với vật m’ = 200g ở dưới và được treo vào lò xo thẳng đứng có độ cứng 50 N/m, lấy g=10m/s². Nâng nhẹ hệ vật đến vị trí lò xo không biến dạng rồi thả nhẹ cho hệ dao động, khi qua vị trí cân bằng thì vật m’ tự động bị tách khỏi vật m. Tỉ số giữa lực đàn hồi của lò xo và trọng lực khi vật m xuống vị trí thấp nhất có giá trị bằng?

A. 2,45 B. 2,67 C. 1,25 D. 2

Câu 5: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, biết D = 2,5m; a = 1mm; λ = 0,6µm. Bề rộng trường giao thoa đo được là 12,5mm. Số vân quan sát được trên màn là:

A. 8 B. 15 C. 17 D. 9

Câu 6: Một vật dao động điều hòa với phương trình x = A.cos(ωt). Tỉ số giữa tốc độ trung bình và vận tốc trung bình của vật sau khoảng thời gian 3T/4 đầu tiên kể từ lúc bắt đầu dao động là:

A. 1/3 B. 2 C. 1/2 D. 3

Câu 7: Trong hiện tượng sóng dừng trên dây, sóng có bước sóng λ và biên độ bụng sóng bằng 4mm. Hai điểm A và B nằm trên hai bó sóng khác nhau có phương trình lần lượt là: uA = 2cos(20πt + π/4) mm và uB = 2√3.cos(20πt + π/4). Khoảng cách nhỏ nhất giữa hai điểm AB là:

A. 3λ/4 B. 3λ/8 C. 3λ/2 D. 5λ/8.

Câu 8: Có một quạt điện loại 180V-120W, một học sinh muốn sử dụng quạt hoạt động bình thường dưới điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 220V, nên đã mắc nối tiếp với quạt một biến trở. Ban đầu học sinh đó để biến trở có giá trị 70 Ω thì đo được cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là 0,75A và công suất quạt điện đạt 92,8%. Muốn quạt hoạt động bình thường thì phải điều chỉnh biến trở như thế nào?

A. Giảm đi 20 Ω B. Tăng thêm 12 Ω C. Giảm đi 12 Ω D. Tăng thêm 20 Ω

Câu 9: Đặt một điện áp u = Uocos100πt V vào 2 đầu đoạn mạch mắc nối tiếp theo thứ tự R, C, L, cuốn dây thuần cảm, tụ có điện dung thay đổi được. Khi điều chỉnh điện dung tụ đến giá trị mà ZC = 1,5ZL thì điện áp hiệu dụng URC đạt cực đại và bằng 60√3V. Hỏi Uo có giá trị bằng bao nhiêu?

A. 120V B. 603V C. 602 V D. 122 V

Câu 10: Một mạch dao động LC lí tưởng gồm cuộn thuần cảm L và hai tụ điện C giống nhau mắc nối tiếp. Mạch đang hoạt động thì ngay tại thời điểm năng lượng điện trường trong tụ gấp đôi năng lượng từ trường trong cuộn cảm, một tụ bị đánh thủng hoàn toàn. Điện áp cực đại ở hai đầu cuộn cảm đó sẽ bằng bao nhiêu lần so với lúc đầu?

A. 2/3 B.1/3 C. 2/√3 D. 1/3.

Câu 11: Một khung dây có diện tích S = 60cm² quay đều với vận tốc 20 vòng trong một giây. Khung đặt trong từ trường đều B = 2.10-² T. Trục quay của khung vuông góc với các đường cảm ứng từ, lúc t = 0 pháp tuyến khung dây có hướng của B ngang. Biểu thức suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây là:

A. e = 3.10-² cos40πt V B. e = 1,5.10-² sin40πt V
C. e = 1,5.10-² cos20πt V D. e = 3.10-² sin20πt V

Câu 12: Một con lắc lò xo có khối lượng m = 1kg dao động điều hòa với cơ năng E = 0,125J. Tại thời điểm ban đầu có vận tốc v = 0,25m/s và gia tốc a = -6,25√3 m/s². Gọi T là chu kỳ dao động của vật. Động năng con lắc tại thời điểm t = 7,25T là:

A. 3/32 J B. 3/29 J C. 3/28 J D. 3/27 J

Câu 13: Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến gồm một cuộn dây và một tụ xoay. Điện trở thuần của mạch là R (R có giá trị rất nhỏ). Điều chỉnh điện dung của tụ điện đến giá trị Co để bắt được sóng điện từ có tần số góc ω. Sau đó xoay tụ một góc nhỏ để suất điện động cảm ứng có giá trị hiệu dụng không đổi nhưng cường độ hiệu dụng của dòng điện trong mạch thì giảm xuống n lần. Hỏi điện dung của tụ thay đổi một lượng bao nhiêu?

A. 2nRωCo². B. 2nRωCo.
C. nRωCo² . D. nRωCo.

Câu 14: Trong thí nghiệm về sóng dừng. Sợi dây căng giữa hai điểm cố định cách nhau 80cm, điều chỉnh sóng tần số dao động đến f1=70Hz trên dây có sóng dừng, tiếp tục điều chỉnh đến khi tần số f2=84 Hz thì trên dây lại xuất hiện sóng dừng. Tìm tốc độ truyền sóng trên dây.

A. 11,2m/s B. 26,9m/s C. 22,4m/s D. 18,7m/s

Câu 15: Đặt điện áp xoay chiều u = U√2cosωt V vào hai đầu đoạn mạch RLC mắc nối tiếp (cuộn dây thuần cảm). Khi nối tắt tụ C thì điện áp hiệu dụng trên điện trở tăng √2 lần và dòng điện trong hai trường hợp này vuông pha nhau. Hệ số công suất của đoạn mạch ban đầu bằng?

A.√2/2 B.1/√3 C.√3/2 D. 1/√5

Câu 16: Trên mặt nước tại hai điểm S1, S2 người ta đặt hai nguồn sóng cơ kết hợp, dao động điều hoà theo phương thẳng đứng với phương trình uA = uB = 6cos40ωt (uA và uB tính bằng mm, t tính bằng s). Biết tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 40cm/s, coi biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Trên đoạn thẳng S1S2, điểm dao động với biên độ 6mm và cách trung điểm của đoạn S1S2 một đoạn gần nhất là:

A. 0,25 cm B. 1/3cm C. 1/6cm D. 0,5 cm

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý

1.D 2.A 3.B 4.A 5.C 6.D 7.A 8.C 9.C 10.D

11.B 12.A 13.C 14.B 15.B 16.B 17.C 18.D 19.C 20.A

21.A 22.D 23.D 24.C 25.A 26.C 27.D 28.A 29.A 30.D

31.B 32.A 33.A 34.D 35.B 36.C 37.B 38.C 39.C 40.B

41.B 42.B 43.C 44.D 45.D 46.B 47.A 48.B 49.A 50.D

Đánh giá bài viết
1 811
Sắp xếp theo

    Môn Lý khối A

    Xem thêm