Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý năm 2015 trường THPT Nguyễn Văn Cừ, Bắc Ninh

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý năm 2015 trường THPT Nguyễn Văn Cừ, Bắc Ninh gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm cùng đáp án đi kèm. Đây là tài liệu hay được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, hy vọng đây là tài liệu ôn tập hữu ích dành cho các bạn học sinh chuẩn bị thi THPT Quốc gia, luyện thi Đại học. Mời các bạn tham khảo.

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật lý trường THPT Triệu Sơn 2, Thanh Hóa (Lần 2)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật lý trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh (Lần 1)

SỞ GD&ĐT BẮC NINH

Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

NĂM HỌC 2014-2015

MÔN VẬT LÝ

Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

Ngày thi: 5/4/2015

Mã đề thi 486

Câu 1: Một máy phát điện xoay chiều 1 pha có 4 cặp cực, rôto quay với tốc độ 900 vòng/phút, máy phát điện thứ hai có 6 cặp cực. Hỏi máy phát điện thứ hai phải có tốc độ là bao nhiêu thì hai dòng điện do các máy phát ra hòa vào cùng một mạng điện

A. 600 vòng/phút B. 750 vòng/phút C. 300 vòng/phút D. 1200 vòng/phút

Câu 2: Một khung dây dẫn phẳng, dẹt, hình chữ nhật có diện tích 60 cm2, quay đều quanh một trục đối xứng (thuộc mặt phẳng của khung) trong từ trường đều có vectơ cảm ứng từ vuông góc với trục quay và có độ lớn 0,4 T. Từ thông cực đại qua khung dây là

A. 0,6.10-3Wb. B. 4,8.10-3Wb. C. 1,2.10-3Wb. D. 2,4.10-3 Wb.

Câu 3: Một lăng kính có góc chiết quang A = 60 (coi là góc nhỏ) được đặt trong không khí. Chiếu một chùm ánh sáng trắng song song, hẹp vào mặt bên của lăng kính theo phương vuông góc với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang, rất gần cạnh của lăng kính. Đặt một màn E sau lăng kính, vuông góc với phương của chùm tia tới và cách mặt phẳng phân giác của góc chiết quang 1,2 m. Chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng đỏ là nđ = 1,642 và đối với ánh sáng tím là nt = 1,685. Độ rộng từ màu đỏ đến màu tím của quang phổ liên tục quan sát được trên màn là

A. 36,9 mm. B. 10,1 mm. C. 4,5 mm. D. 5,4 mm.

Câu 4: Một Con lắc lò xo dao động với phương trình x = 6cos(20πt) cm. Xác định chu kỳ, tần số dao động chất điểm.

A. f = 1Hz; T = 1s. B. f = 5Hz; T = 0,2s

C. f = 100Hz; T = 0,01s. D. f = 10Hz; T = 0,1s.

Câu 5: Cho mạch điện AB gồm: điện trở R, tụ điện Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý và cuộn dây không thuần cảm có L = 1/πH, r = 50√2 Ω mắc nối tiếp. Đoạn AM gồm R nối tiếp với tụ điện, đoạn MB là cuộn dây. Đặt vào hai đầu đoạn mạch AB một điện áp xoay chiều u = U√2cos(100πt). Tính điện trở R, biết điện áp hai đầu đoạn AM và điện áp hai đầu đoạn MB vuông pha .

A. 150√2Ω. B. 50√2Ω. C. 100√2Ω. D. 25√2Ω.

Câu 6: Hai sóng kết hợp là hai sóng:

A. Cùng tần số và cùng pha.

B. Cùng tần số và hiệu số pha không đổi dọc theo thời gian.

C. Cùng tần số, cùng biên độ và cùng pha.

D. Cùng tần số, cùng biên độ và hiệu số pha không đổi theo thời gian.

Câu 7: Con lắc lò xo gồm vật nặng M = 300g, lò xo có độ cứng k = 200N/m lồng vào một trục thẳng đứng như hình bên. Khi M đang ở vị trí cân bằng, thả vật m = 200g từ độ cao h = 3,75cm so với M. Lấy g = 10m/s2. Bỏ qua ma sát. Va chạm là mềm. Sau va chạm cả hai vật cùng dao động điều hòa với biên độ bằng

A. 2cm B. 1,6 cm C. 1,7 cm D. 1,3 cm

Câu 8: Quang phổ liên tục của ánh sáng do một vật phát ra

A. chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của vật đó.

B. phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của vật đó.

C. chỉ phụ thuộc vào bản chất của vật đó.

D. không phụ thuộc vào nhiệt độ của vật đó.

Câu 9: Cuộn dây có điện trở thuần R và độ tự cảm L mắc vào điện áp xoay chiều u = 250√2cos100πt (V) thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua cuộn dây là 5A và dòng điện này lệch pha π/3 so với điện áp u. Mắc nối tiếp cuộn dây với đoạn mạch X để tạo thành đoạn mạch AB rồi lại đặt vào hai đầu đoạn mạch AB điện áp u nói trên thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua mạch là 3A và điện áp hai đầu cuộn dây vuông pha với điện áp hai đầu X. Công suất tiêu thụ trên đoạn mạch X là

A. 200 W. B. 200√2 W. C. 300√3 W. D. 300W.

Câu 10: Trong đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở, cuộn cảm thuần tụ điện mắc nối tiếp thì:

A. điện áp giữa hai đầu tụ điện luôn cùng pha với điện áp hai đầu cuộn cảm

B. điện áp giữa hai đầu tụ điện luôn cùng pha với điện áp hai đầu điện trở

C. điện áp giữa hai đầu tụ điện luôn ngược pha với điện áp hai đầu cuộn cảm

D. điện áp giữa hai đầu điện trở luôn cùng pha với điện áp hai đầu cuộn cảm

Câu 11: Sóng cơ truyền trong một môi trường dọc theo trục ox với phương trình u = 5cos(π/4 t - 3π/4 x) (cm), trong đó (x(m), t(s)). Tốc độ truyền sóng này trong môi trường trên bằng

A. 1/3 cm/s B. 1/3 m/s C. 3cm/s D. 3m/s

Câu 12: Một tụ điện có điện dung C tích điện Q0. Nếu nối tụ điện với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L1 hoặc với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L2 thì trong mạch có dao động điện từ tự do với cường độ dòng điện cực đại là 20mA hoặc 4√10mA. Nếu nối tụ điện với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L3 = (6L1 + 4L2) thì trong mạch có dao động điện từ tự do với cường độ dòng điện cực đại là

A. 5,6 mA. B. 5 mA. C. 0,5 mA. D. 6,5mA.

Câu 13: Khi nói về tia hồng ngoại và tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Nguồn phát ra tia tử ngoại thì không thể phát ra tia hồng ngoại.

B. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều là những bức xạ không nhìn thấy.

C. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều có khả năng ion hóa chất khí như nhau.

D. Tia hồng ngoại gây ra hiện tượng quang điện còn tia tử ngoại thì không.

Câu 14: Mạch dao động điện từ LC gồm một cuộn dây có độ tự cảm 50 mH và tụ điện có điện dung 5 F. Nếu mạch có điện trở thuần 10-2 Ω, để duy trì dao động trong mạch với hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện là 12 V thì phải cung cấp cho mạch một công suất trung bình bằng

A. 72 mW. B. 36 mW. C. 72 μW. D. 36 μW.

Câu 15: Đối với dao động tuần hoàn, khoảng thời gian ngắn nhất mà sau đó trạng thái dao động của vật được lặp lại như cũ được gọi là

A. chu kì riêng của dao động. B. chu kì dao động.

C. tần số dao động. D. tần số riêng của dao động.

Câu 16: Một người đứng giữa hai loa A và B. Khi loa A bật thì người đó nghe được âm có mức cường độ 75dB. Khi loa B bật thì nghe được âm có mức cường độ 83 dB. Nếu bật cả hai loa thì nghe được âm có mức cường độ bao nhiêu?

A. 85,7dB B. 158dB C. 83dB D. 83,6dB

Câu 17: Cho con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng nghiêng, biết góc nghiêng α = 300, lấy g = π2 =10m/s2. Kích thích cho vật dao động điều hoà trên mặt phẳng nghiêng không có ma sát. Chu kỳ dao động của vật là 0,8s. Khi vật ở vị trí cân bằng độ dãn của lò xo bằng

A. 16 cm. B. 0,8cm. C. 8cm D. 1,6cm.

Câu 18: Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k và hòn bi m gắn vào đầu lò xo, đầu kia của lò xo được treo vào một điểm cố định. Kích thích cho con lắc dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Chu kì là

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý

Câu 19: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về năng lượng dao động điện từ tự do (dao động riêng) trong mạch dao động điện từ LC không điện trở thuần?

A. Khi năng lượng điện trường giảm thì năng lượng từ trường tăng.

B. Năng lượng điện từ của mạch dao động bằng tổng năng lượng điện trường tập trung ở tụ điện và năng lượng từ trường tập trung ở cuộn cảm.

C. Năng lượng từ trường cực đại bằng năng lượng điện từ của mạch dao động.

D. Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường biến thiên tuần hoàn với tần số bằng một nửa tần số của cường độ dòng điện trong mạch.

Câu 20: Công thoát êlectron của một kim loại là 4,14 eV. Giới hạn quang điện của kim loại này là

A. 0,4 B. 0,3 C. 0,6 D. 0,2

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý

1

A

11

B

21

B

31

C

41

C

2

D

12

B

22

A

32

C

42

A

3

D

13

B

23

C

33

D

43

A

4

D

14

C

24

A

34

D

44

A

5

B

15

B

25

D

35

D

45

A

6

B

16

D

26

B

36

D

46

B

7

A

17

C

27

A

37

B

47

D

8

A

18

A

28

C

38

C

48

C

9

C

19

D

29

D

39

C

49

B

10

C

20

B

30

A

40

D

50

D

Đánh giá bài viết
1 348
Sắp xếp theo

    Môn Lý khối A

    Xem thêm