Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý năm 2016 trường THCS - THPT Đông Du, Đắk Lắk (Lần 2)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật lý

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý năm 2016 trường THCS - THPT Đông Du, Đắk Lắk (Lần 2) gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra kiến thức môn Lý theo cấu trúc đề thi THPT Quốc gia của Bộ GD&ĐT, mời các bạn tham khảo.

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật Lý - Số 1

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật Lý - Số 2

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật lý trường THCS&THPT Đông Du, Đắk Lắk (Lần 1)

SỞ GD & ĐT ĐẮK LẮK

TRƯỜNG THCS & THPT ĐÔNG DU

KÌ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2015 - 2016 - LẦN 2

MÔN: VẬT LÝ

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

MÃ ĐẾ 135

Câu 1. Đoạn mạch xoay chiều gồm điện trở R = 100, cuộn cảm thuần L = 2/πH và tụ điện C = 10-4/π(F) mắc nối tiếp nhau, điện áp hai đầu đoạn mạch là u = 200cos(100πt + π)(V). Tổng trở của đoạn mạch bằng

A. 100Ω B. 1002Ω C. 200Ω D. 2002Ω

Câu 2. Cho các chùm ánh sáng: trắng, đỏ, vàng, tím. Nhận xét nào sau đây là không đúng?

A. Chùm sáng tím bị lệch về phía đáy lăng kính nhiều nhất nên chiết suất của lăng kính đối với nó lớn nhất.
B. Mỗi chùm ánh sáng trên đều có một bước sóng xác định.
C. Chùm ánh sáng trắng qua máy quang phổ sẽ thu được quang phổ liên tục.
D. Chùm ánh sáng trắng bị tán sắc khi đi qua lăng kính.

Câu 3. Cường độ dòng điện chạy qua một đoạn mạch chỉ có tụ điện có biểu thức i = 10√2cos100πt(A). Biết tụ điện có điện dung C = 250/π(µF). Điện áp giữa hai bản của tụ điện có biểu thức là:

Đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn Lý

Câu 4. Hạt nhân nguyên tử AZX được cấu tạo gồm có

A. Z nơtron và (A + Z) prôton. B. Z prôton và (A - Z) nơtron.
C. Z prôton và A nơtron. D. Z nơtron và A prôton.

Câu 5. Một con lắc đơn dao động điều hòa tại địa điểm A với chu kỳ 2s. Đưa con lắc này đến địa điểm B cho nó dao động điều hòa với chu kỳ 2,011s. Coi chiều dài dây treo của con lắc không đổi. Gia tốc trọng trường tại B so với tại A.

A. Tăng 0,11% B. Giảm 0,11% C. Tăng 1,1% D. Giảm 1,1%

Câu 6. Một con lắc lò xo đặt nằm ngang gồm vật M có khối lượng 400g và lò xo có độ cứng 40N/m đang dao động điều hòa xung quanh vị trí cân bằng với biên độ 5cm. Khi vật M qua vị trí cân bằng người ta thả nhẹ vật m có khối lượng 100g lên M (m dính chặt ngay vào M), sau đó hệ m và M dao động với biên độ:

A. 4,25cm B. 2√2cm C. 2√5cm D. 3√2cm

Câu 7. Một mạch dao động phát sóng điện từ có tụ điện là một tụ xoay. Nếu tăng điện dung thêm 9pF thì bước sóng điện từ do mạch phát ra tăng từ 20m đến 25m. Nếu tiếp tục tăng điện dung của tụ thêm 24pF thì sóng điện từ do mạch phát ra có bước sóng là:

A. λ = 32m. B. λ = 38m. C. λ = 41m. D. λ = 35m.

Câu 8. Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình li độ x = 2cos(2πt + π/2) (x tính bằng cm, t tính bằng s). Tại thời điểm t = 1/4s, chất điểm có li độ bằng:

A. 3cm. B. 2 cm. C. -3cm. D. - 2cm.

Câu 9. Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch có biểu thức u = 110√2cos100πt (V). Giá trị hiệu dụng của điện áp này là:

A. 110V. B. 110√2V. C. 220V. D. 220√2V.

Câu 10. Vật m của một con lắc lò xo treo thẳng đứng đang đứng yên thì được truyền vận tốc v hướng thẳng đứng xuống dưới. Sau ∆t = π/20 (s) vật đổi chiều chuyển động lần đầu tiên và khi đó lò xo dãn 15 cm. Biên độ dao động của vật là:

A. 10cm. B. 20cm. C. 15cm. D. 5cm.

(Còn tiếp)

Đánh giá bài viết
1 380
Sắp xếp theo

Môn Lý khối A

Xem thêm