Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Địa lý trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Gia Lai

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Địa lý trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Gia Lai là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn ôn thi tốt nghiệp môn địa lý, luyện thi đại học khối C. Tài liệu này bao gồm đề thi và đáp án, giúp các bạn tự luyện tập dễ dàng hơn. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi thử Quốc gia môn Địa lý

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI
TRƯỜNG THPT ĐINH TIÊN HOÀNG
ĐỀ THI CHÍNH THỨC

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015
Môn thi: ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề

Câu I: (3,0 điểm)

  1. Trình bày đặc điểm của nguồn lao động nước ta. Tại sao vấn đề việc làm là vấn đề gay gắt ở nước ta hiện nay?
  2. Nêu tiềm năng và thực trạng phát triển lâm nghiệp của Bắc Trung Bộ. Tại sao nói việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải sẽ tạo bước ngoặt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của Bắc Trung Bộ?

Câu II (2,0 điểm)

  1. Chứng minh rằng công nghiệp nước ta có sự phân hóa theo lãnh thổ. Nguyên nhân tại sao công nghiệp nước ta lại có sự phân hóa theo lãnh thổ như vậy?
  2. Tại sao ngành công nghiệp năng lượng được coi là ngành công nghiệp trọng điểm?

Câu III: (3,0 điểm)

Cho bảng số liệu sau:

GDP PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NƯỚC TA NĂM 1995 VÀ 2010
(Đơn vị: tỉ đồng)

Năm

1995

2010

Nhà nước

91977

668300

Ngoài nhà nước

122487

941800

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

14428

370814

  1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô, cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta trong 2 năm 1995 và 2010.
  2. Nhận xét và giải thích về sự thay đổi quy mô, cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế nước ta năm 1995 và 2010.

Câu IV: (2,0 điểm)

  1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, kể tên các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
  2. Trình bày thế mạnh về tự nhiên của khu vực đồng bằng đối với phát triển kinh tế – xã hội.

Đáp án đề thi thử Quốc gia môn Địa lý

Câu I (3,0 điểm)

1. Trình bày đặc điểm của nguồn lao động nước ta. Tại sao vấn đề việc làm là vấn đề gay gắt ở nước ta hiện nay? (1,5đ)

a) Đặc điểm của nguồn lao động nước ta:

  • Lao động nước ta dồi dào 42,53 triệu người (chiếm 51,2%). Mỗi năm tăng thêm trên 1 triệu lao động. (0,25đ)
  • Người lao động cần cù, sáng tạo có kinh nghiệm sản xuất phong phú. (0,25đ)
  • Chất lượng lao động ngày càng nâng lên. (0,25đ)
  • Nhiều lao động chưa qua đào tạo. Lực lượng lao động có trình độ cao và công nhân lành nghề còn ít. (0,25đ)

b) Vấn đề việc làm là vấn đề gay gắt ở nước ta hiện nay vì:

  • Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn còn gay gắt: Năm 2005, tỉ lệ thất nghiệp trong cả nước là 2,1%, tỉ lệ thiếu việc làm là 8,1%. (0,25đ)
  • Ở thành thị tỉ lệ thất nghiệp 5,3%, tỉ lệ thiếu việc làm 4,5%. Ở nông thôn tỉ lệ thất nghiệp 1,1%, tỉ lệ thiếu việc làm 9,3%. (0,25đ)

2. Nêu tiềm năng và thực trạng phát triển lâm nghiệp của Bắc Trung Bộ. Tại sao nói việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải sẽ tạo bước ngoặt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của Bắc Trung Bộ? (1,5đ)

a) Tiềm năng và thực trạng phát triển lâm nghiệp của Bắc Trung Bộ:

  • Tiềm năng phát triển lâm nghiệp của Bắc Trung Bộ:
    • Diện tích rừng: 2,46 triệu ha = 20% cả nước. (0,25đ)
    • Nhiều lọai gỗ quý. Chủ yếu ở biên giới. (0,25đ)
  • Thực trạng phát triển lâm nghiệp của Bắc Trung Bộ:
    • Gồm rừng sản xuất (34%), rừng phòng hộ (50%) và rừng đặc dụng (16%). (0,25đ)
    • Nhiều lâm trường ra đời. (0,25đ)

b) Việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải sẽ tạo bước ngoặt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của Bắc Trung Bộ vì:

  • Tạo ra những thay đổi lớn về kinh tế – xã hội của vùng, tạo thế mở cửa nền kinh tế. (0,25đ)
  • Làm thay đổi sự phân công lao động theo lãnh thổ. Vì vậy tạo bước ngoặt trong hình thành cơ cấu kinh tế của vùng. (0,25đ)

Câu II (2,0 điểm)

1. Chứng minh rằng công nghiệp nước ta có sự phân hóa theo lãnh thổ. Nguyên nhân tại sao công nghiệp nước ta lại có sự phân hóa theo lãnh thổ như vậy?

a) Chứng minh rằng công nghiệp nước ta có sự phân hóa theo lãnh thổ:

  • Hoạt động CN tập trung chủ yếu ở một số khu vực:
    • ĐBSH và phụ cận là một trong những khu vực có mức độ tập trung CN cao nhất. (0,25đ)
    • ĐNB là vùng có mức độ tập trung CN cao nhất cả nước. (0,25đ)
    • Duyên hải miền Trung với mức độ thấp hơn. Quan trong nhất là Đà Nẵng. (0,25đ)
    • Các vùng còn lại CN chậm phát triển. (0,25đ)

b) Nguyên nhâncông nghiệp nước ta lại có sự phân hóa theo lãnh thổ:

  • Sự phân hóa lãnh thổ CN chịu tác động của nhiều nhân tố:
    • Các vùng CN phát triển thường gắn với các điều kiện như vị trí, tài nguyên, lao động… (0,25đ)
    • Ngược lại các vùng CN chậm phát triển do vị trí không thuận lợi, thiếu vốn, GTVTkhó khăn... (0,25đ)

2. Tại sao ngành công nghiệp năng lượng được coi là ngành công nghiệp trọng điểm?

  • Ngành công nghiệp năng lượng được coi là ngành công nghiệp trọng điểm vì:
    • Có thế mạnh lâu dài, dựa trên nguồn tài nguyên dồi dào về than đá, dầu khí, trữ nang thủy điện, sức gió, năng lượng mặt trời. (0,25đ)
    • Mang lại hiệu quả cao về kinh tế – xã hội. Tác động mạnh mẽ tới nhiều ngành khác. (0,25đ)

Câu III (3,0 điểm)

1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô, cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta trong 2 năm 1995 và 2010.

a) Xử lí số liệu

GDP PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NƯỚC TA NĂM 1995 VÀ 2010
(Đơn vị: %)

Năm

1995

2010

Nhà nước

32,3

33,7

Ngoài nhà nước

53,5

47,5

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

14,2

18,8

b) Vẽ biểu đồ

- Yêu cầu:

  • Vẽ biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ tròn (bán kính năm sau lớn hơn năm trước).
  • Vẽ chính xác, có chú giải và tên biểu đồ.

Biểu đồ thể hiện quy mô, cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta trong 2 năm 1995 và 2010 (%)

2. Nhận xét và giải thích về sự thay đổi quy mô, cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế nước ta năm 1995 và 2010

  • Nhận xét:
    • Quy mô GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta ngày càng tăng lên (năm 2010 gấp gần 8,7 lần năm 1995). (0,25đ)
    • Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta từ năm 1985 đến 2010 có sự thay đổi theo hướng: Thành phần nhà nước và ngoài nhà nước giảm tỉ trọng, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng lên. (0,25đ)
  • Giải thích:
    • Quy mô GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta ngày càng tăng lên do nước ta đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. (0,25đ)
    • Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng lên mạnh vì nước ta tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài. (0,25đ)

Câu IV (2,0 điểm)

1. Các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh (1,0đ)

Lưu ý: Học sinh kể được 2 – 3 tỉnh: 0,25; 7 – 8 tỉnh: 0,5; 9 – 10 tỉnh: 0,75

2. Thế mạnh về tự nhiên của khu vực đồng bằng đối với phát triển kinh tế – xã hội: (1,0đ)

  • Là cơ sở để phát triển nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông sản.
  • Cung cấp các nguồn lợi khác: thủy sản, khoáng sản, lâm sản.
  • Là nơi có điều kiện để tập trung các thành phố, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp.
  • Phát triển giao thông đường bộ, đường sông.
Đánh giá bài viết
5 2.360
Sắp xếp theo

    Môn Địa lý khối C

    Xem thêm