Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Hóa học trường THCS&THPT Nguyễn Bình, Quảng Ninh

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Hóa học trường THCS&THPT Nguyễn Bình, Quảng Ninh là đề thi thử đại học môn Hóa có đáp án dành cho các bạn tham khảo, luyện đề, ôn tập thi THPT Quốc gia môn Hóa được chắc chắn và hiệu quả nhất.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Sinh học trường THCS&THPT Nguyễn Bình, Quảng Ninh

Đề thi thử Quốc gia môn Hóa lần 2 năm 2015 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam

Đề thi thử Quốc gia môn Hóa lần 1 năm 2015 trường THPT Quỳnh Lưu 1, Nghệ An

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẢNG NINH
TRƯỜNG THPT NGUYỄN BÌNH
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2015
Môn: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút không kể thời gian giao đề

Mã đề thi 121

Họ, tên thí sinh:......................................................

Số báo danh:..........................................................

Cho biết nguyên tử khối (theo đvC) của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Al = 27; S = 32; P=31, Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137.

ĐỀ GỒM 50 CÂU (TỪ CÂU 1 ĐẾN CÂU 50) DÀNH CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH:

Câu 1. Cho dãy các chất: N2, H2, NH3, NaCl, HCl, H2O. Số chất trong dãy mà phân tử chỉ chứa liên kết cộng hóa trị không cực là:

A. 2 B. 4 C. 3 D. 5

Câu 2. Cấu hình electron nào sau đây là của cation Fe2+ (Biết Fe có số thứ tự 26).

A. 1s22s22p63s23p63d6 B. 1s22s22p63s23p63d5

C. 1s22s22p63s23p63d64s2 D. 1s22s22p63s23p63d54s1

Câu 3. Cho các cân bằng hoá học: N2 (k) + 3H2 (k) → 2NH3 (k) (1); H2 (k) + I2 (k) → 2HI (k) (2); 2SO2 (k) + O2 (k) → 2SO3 (k) (3); 2NO2 (k) → N2O4 (k) (4) Khi thay đổi áp suất những cân bằng hóa học bị chuyển dịch là:

A. (1), (2), (3) B. (2), (3), (4) C. (1), (3), (4) D. (1), (2), (4)

Câu 4. Cho dãy gồm các phân tử và ion: Zn, S, FeO, SO2, Fe2+, Cu2+, HCl. Tổng số phân tử và ion trong dãy vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là :

A. 4 B. 5 C. 6 D. 7

Câu 5. Dung dịch X chứa 0,1 mol Cl-, 0,2 mol SO42-, 0,2 mol Na+, x mol H+. Dung dịch Y chứa 0,5 mol K+, 0,2 mol NO3-, 0,1 mol Ba2+, y mol OH-. Trộn 2 dung dịch X và Y thu được 2 lít dung dịch Z, pH của dung dịch Z là:

A. 12 B. 11 C. 13 D. 1

Câu 6. Thành phần chính của phân bón phức hợp amophot là:

A. Ca3(PO4)2 và (NH4)2HPO4 B. NH4NO3 và Ca(H2PO4)2

C. NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4 D. NH4H2PO4 và Ca(H2PO4)2

Câu 7. Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxi bằng cách:

A. Nhiệt phân KClO3 có xúc tác MnO2 B. Nhiệt phân Cu(NO3)2

C. Điện phân nước D. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng

Câu 8. Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 21,9 gam X vào nước, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y, trong đó có 20,52 gam Ba(OH)2. Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí CO2 (đktc) vào Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 23,64 B. 15,76 C. 21,92 D. 39,40

Câu 9. Dãy ion sắp xếp theo chiều giảm dần tính oxi hóa là:

A. Fe3+, Cu2+, Ag+, Fe2+, H+ B. Fe3+, Ag+, Cu2+, H+, Fe2+

C. Ag+, Fe3+, Cu2+, H+, Fe2+ D. Ag+, Cu2+, Fe3+, Fe2+, H+

Câu 10. Chia hỗn hợp X gồm K, Al và Fe thành hai phần bằng nhau.

  • Cho phần 1 vào dung dịch KOH (dư) thu được 0,784 lít khí H2 (đktc).
  • Cho phần 2 vào một lượng dư H2O, thu được 0,448 lít khí H2 (đktc) và m gam hỗn hợp kim loại Y. Hoà tan hoàn toàn Y vào dung dịch HCl (dư) thu được 0,56 lít khí H2 (đktc).

Khối lượng (tính theo gam) của K, Al, Fe trong mỗi phần hỗn hợp X lần lượt là:

A. 0,39; 0,54; 1,40 B. 0,78; 1,08; 0,56 C. 0,39; 0,54; 0,56 D. 0,78; 0,54; 1,12

Câu 11. Dãy gồm các kim loại đều được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là :

A. Al, Cu, Ba B. Fe, Cu, Pb C. Ca, Zn, Fe D. Na, Ni, Cu

Câu 12. Dung dịch nào dưới đây thuộc loại nước cứng tạm thời?

A. CaCl2, Mg(HCO3)2 B. CaCl2, MgCl2

C. NaHCO3, NaNO3 D. Ca(HCO3)2 và NaHCO3

Câu 13. Nhỏ từ từ 200 ml dung dịch X gồm NaOH 1M và Ba(OH)2 1,5M vào 100ml dung dịch Y gồm H2SO4 1M và ZnSO4 2,5M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị m là:

A. 89,70 B. 19,80 C. 78,05 D. 79,80

Câu 14. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Khi đun nóng ở nhiệt độ cao tất cả hydroxit của kim loại kiềm thổ đều bị phân hủy

B. Ở nhiệt độ thường, tất cả kim loại kiềm thổ đều tác dụng được với nước

C. Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do có màng oxit Al2O3 bền vững bảo vệ

D. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, nhiệt độ nóng chảy của kim loại kiềm giảm dần

Câu 15. Cho 0,4 mol H3PO4 tác dụng hết với dung dịch chứa m gam NaOH, sau phản ứng thu được dung dịch X. Cô cạn X thu được 2,51m gam chất rắn. X có chứa

A. Na2HPO4, Na3PO4 B. NaH2PO4, Na2HPO4 C. Na3PO4, NaOH D. NaH2PO4, Na3PO4

Câu 16. Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch KOH vào dung dịch hỗn hợp chứa AlCl3 và HCl,kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau (số liệu tính theo đơn vị mol)

Tỷ lệ x : a và b : a lần lượt là:

A. 4,8 và 4,4 B. 5,2 và 4,4 C. 5,0 và 2,6 D. 5,4 và 4,6

Câu 17. Một mẫu khí thải có chứa CO2, NO2, N2 và SO2 được sục vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Trong bốn khí đó khí bị hấp thụ là:

A. 4 B. 3 C. 1 D. 2

Câu 18. Đem nung hỗn hợp X gồm 0,6 mol Fe và x mol Cu trong không khí một thời gian thu được 68,8 gam hỗn hợp Y gồm kim loại và các oxit của chúng. Hòa tan hết lượng Y trong axit H2SO4 đặc nóng (dư), thu được 0,2 mol SO2 và dung dịch Z. Khối lượng muối tạo thành trong dung dịch Z là :

A. 170,0 gam B. 164,0 gam C. 148,0 gam D. 168,0 gam

Câu 19. Cho các thí nghiệm sau:

(1) Nhỏ từ từ dung dịch NaOH cho đến dư vào dung dịch AlCl3

(2) Sục từ từ khí CO2 cho đến dư vào dung dịch NaAl(OH)4 (hay NaAlO2)

(3) Sục từ từ khí CO2 cho đến dư vào dung dịch Ba(OH)2

(4) Sục từ từ khí CO2 cho đến dư vào dung dịch C6H5ONa

(5) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho đến dư vào dung dịch ZnCl2

(6) Nhỏ từ từ dung dịch HCl cho đến dư vào dung dịch NaAl(OH)4 (hay NaAlO2)

Số thí nghiệm cuối cùng thu được kết tủa là :

A. 4 B. 2 C. 1 D. 3

Câu 20. Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Cho dung dịch H2O2 vào dung dịch KI

(2) Cho dung dịch Na2S2O3 vào dung dịch H2SO4 loãng

(3) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S

(4) Đun nóng hỗn hợp SiO2 và Mg

(5) Sục khí O3 vào dung dịch KI

(6) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3

(7) Đốt cháy Ag2S trong O2

Số thí nghiệm có thể tạo ra đơn chất là :

A. 5 B. 7 C. 4 D. 2

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học

1

A

11

B

21

B

31

B

41

A

2

A

12

D

22

B

32

D

42

B

3

C

13

A

23

D

33

A

43

D

4

B

14

B

24

C

34

C

44

A

5

C

15

B

25

A

35

C

45

D

6

C

16

B

26

B

36

B

46

D

7

A

17

B

27

B

37

D

47

A

8

B

18

D

28

B

38

A

48

A

9

C

19

B

29

A

39

A

49

A

10

C

20

B

30

A

40

C

50

D

Đánh giá bài viết
1 791
Sắp xếp theo

    Môn Hóa khối B

    Xem thêm