Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Sinh học trường THPT Phan Bội Châu, Quảng Nam (Số 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Sinh học trường THPT Phan Bội Châu, Quảng Nam (Số 1) có đáp án kèm theo là tài liệu tham khảo môn sinh học, giúp các bạn thử sức trước kì thi tốt nghiệp 2015, kì thi cao đẳng - đại học sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Sinh học trường THPT Phan Bội Châu, Quảng Nam (Số 2)

Đề thi thử Quốc gia môn Sinh học

SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM
TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU

ĐỀ THI THAM KHẢO 01
KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015
MÔN SINH HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút

ĐỀ THI GỒM 50 CÂU DÀNH CHO TẤT CẢ THÍ SINH.

Câu 1. Mã di truyền là

A. Mã bộ 3, cứ ba nuclêôtit liền kề mã hoá cho một axit amin.

B. Các axit amin đựơc mã hoá trong gen.

C. Ba nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một axit amin.

D. Một bộ ba mã hoá cho một axit amin.

Câu 2. Đặc điểm nào dưới đây thuộc về cấu trúc của mARN?

A. mARN có cấu trúc mạch kép, dạng vòng, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X.

B. mARN có cấu trúc mạch kép, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X.

C. mARN có cấu trúc mạch đơn, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X.

D. mARN có cấu trúc mạch đơn, dạng thẳng, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X.

Câu 3. Điều hòa hoạt động gen chính là

A. điều hòa quá trình dịch mã. B. điều hòa lượng sản phẩm của gen.

C. điều hòa quá trình phiên mã. D. điều hoà hoạt động nhân đôi ADN.

Câu 4. Đột biến điểm có các dạng

A. mất, thêm, thay thế 1 cặp nulêôtit.

B. mất, thêm, đảo vị trí 1 cặp nulêôtit.

C. mất, thay thế, đảo vị trí vài cặp nulêôtit.

D. thêm, thay thế, đảo vị trí vài cặp nulêôtit.

Câu 5. Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là

A. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.

B. mã mở đầu là AUG, mã kết thúc là UAA, UAG, UGA.

C. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin.

D. một bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho một loại axit amin.

Câu 6. Sơ đồ nào dưới đây thể hiện đúng cơ chế tạo đột biến gen của 5BU?

A. A-T->A-5BU->G-5BU->G-X.

B. A-T->5BU-T->5BU-G->G-X.

C. G-X->G-5BU->A-5BU->A-T.

D. G-X->5BU-X->5BU-A->T-A.

Câu 7. Trong quá trình tự nhân đôi ADN, mạch đơn làm khuôn mẫu tổng hợp mạch ADN mới liên tục là

A. một mạch đơn ADN bất kì.

B. mạch đơn có chiều 3’ → 5’, theo chiều tháo xoắn

C. trên cả hai mạch đơn

D. mạch đơn có chiều 5’ → 3’, theo chiều tháo xoắn

Câu 8. Một phân tử mARN chỉ chứa 3 loại ribônuclêôtit là ađênin, uraxin và guanin. Nhóm các bộ ba nào sau đây có thể có trên mạch bổ sung của gen đã phiên mã ra phân tử mARN nói trên?

A. TAG, GAA, ATA, ATG. B. AAG, GTT, TXX, XAA.

C. ATX, TAG, GXA, GAA. D. AAA, XXA, TAA, TXX.

Câu 9. Một gen có 480 ađênin và 3120 liên kết hiđrô. Gen đó có số lượng nuclêôtit là

A. 1800 B. 2400 C. 3000 D. 2040

Câu 10. Đột biến điểm xảy ra không làm thay đổi chiếu dài của gen nhưng làm tăng một liên kết hydrô của gen. Đột biến đó thuộc dạng gì?

A. Mất cặp A=T. B. Lắp thêm cặp A=T.

C. Thay cặp A=T bằng cặp G=X. D. Thay cặp G=X bằng cặp A=T.

Câu 11. Ở người, trứng thừa NST 21 kết hợp với tinh trùng thường có thể hình thành cơ thể mắc hội chứng gì?

A. Tơcnơ B. Đao. C. Clayphentơ D. Trẻ khóc như mèo kêu

Câu 12. Một mARN trưởng thành có chiều dài 0,408 micromet tiến hành dịch mã. Số liên kết peptit trong chuổi pôlipeptit hoàn chỉnh là:

A. 397 B. 797 C. 398 D. 798

Câu 13. Gen của sinh vật nhân sơ chứa thông tin mã hoá prôtêin hoàn chỉnh có 498 axit amin. Gen đó có chiều dài là bao nhiêu A0?

A. 5100. B. 4080. C. 3060. D. 2040.

Câu 14. Quy luật phân li độc lập thực chất nói về

A. sự phân li độc lập của các tính trạng

B. sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 9:3:3:1

C. sự tổ hợp các alen trong quá trình thụ tinh

D. sự phân li độc lập của các alen trong quá trình giảm phân.

Câu 15. Tương tác giữa các gen không alen là

A. nhiều gen trên cùng một nhiễm sắc thể cùng tương tác quy định một tính trạng

B. nhiều gen trên cùng môt cặp nhiễm sắc thể tương đồng tương tác quy định một tính trạng

C. một gen trên nhiễm sắc thể đồng thời quy định nhiều tính trạng khác nhau

D. hai (hay nhiều) gen không alen tương tác với nhau cùng quy định một tính trạng.

Câu 16. Trường hợp di truyền liên kết xảy ra khi nào?

A.Bố mẹ thuần chủng và khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản.

B.Không có hiện tượng tương tác gen và di truyền liên kết với giới tính.

C. Các cặp gen quy định tính trạng nằm trên cùng 1 cặp NST tương đồng.

D.Các gen nằm trên các cặp NST đồng dạng khác nhau.

Câu 17. Trong cặp nhiễm sắc thể giới tính XY vùng không tương đồng chứa các gen

A. đặc trưng cho từng nhiễm sắc thể.

B. alen với nhau.

C. di truyền như các gen trên NST thường.

D. tồn tại thành từng cặp tương ứng.

Câu 18. Giả sử các tính trạng di truyền theo quy luật Menden, kiểu gen không xuất hiện từ phép lai AABbDd x AabbDd là

A. AabbDD B. aaBbDd C. AaBbdd D. AaBbDd

Câu 19. Màu da người do ít nhất 3 cặp alen quy định, trong kiểu gen sự có mặt của mỗi alen trội bất kỳ làm tăng lượng mêlanin nên da sẫm hơn.Người da trắng có kiểu gen là

A. aabbcc B.AABBCC C. aaBbCc D. AaBbCc

Câu 20. Vì sao các gen liên kết với nhau

A. Vì chúng cùng ở cặp NST tương đồng

B. Vì chúng nằm trên cùng 1 chiếc NST

C. Vì chúng có lôcut giống nhau

D. Vì các tính trạng do chúng quy định cùng biểu hiện

Đáp án đề thi thử Quốc gia môn Sinh học

CÂU

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

1-10

A

D

A

A

D

A

B

A

B

C

11-20

D

A

A

D

D

C

A

B

A

B

21-30

D

C

C

C

A

D

A

C

D

D

31-40

B

A

B

A

D

A

D

C

A

D

41-50

C

D

B

B

B

A

D

B

B

A

Đánh giá bài viết
1 1.006
Sắp xếp theo

    Môn Sinh khối B

    Xem thêm