Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa lý trường THPT Lý Thường Kiệt, Bình Thuận (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa lý

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa lý trường THPT Lý Thường Kiệt, Bình Thuận (Lần 1) là đề thi thử lớp 12 nhằm đánh giá chất lượng học tập cũng như chất lượng ôn thi đại học, ôn thi THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa lý. Đề thi môn Địa có đáp án đi kèm, hi vọng sẽ giúp các bạn củng cố kiến thức hiệu quả nhất. Mời các bạn tham khảo.

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa lý - Số 1

Đề cương ôn thi THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa lý

TRƯỜNG THPT LÝ THƯỜNG KIỆT

ĐỀ THI THỬ

(LẦN 1)

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016

Môn: Địa Lí

Thời gian: 180 phút, không kể thời gian phát đề

Câu I (2 điểm)

  1. Nêu ý nghĩa kinh tế, văn hóa xã hội và an ninh quốc phòng của vị trí địa lí nước ta.
  2. Trình bày vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay.

Câu II (2 điểm)

Dựa vào trang 4-5 và trang 29 của Atlat Địa lí Việt Nam. Em hãy:

  1. Cho biết các đảo: Phú Quốc, Côn Sơn, Lý Sơn, Phú Quý thuộc tỉnh nào?
  2. Kể tên các trung tâm công nghiệp có quy mô từ trên 40 nghìn tỉ đồng ở Đông Nam Bộ.

Câu III (3 điểm) Cho bảng số liệu

DIỆN TÍCH CÁC LOẠI CÂY TRỒNG (đơn vị: nghìn ha)

Năm

Cây lương thực có hạt

Cây công nghiệp hằng năm

Cây công nghiệp lâu năm

Cây ăn quả

2000

8399

778

1451

565

2010

8616

798

2011

780

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2011, nhà xuất bản thống kê, 2012)

  1. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu diện tích các loại cây trồng, năm 2000 và 2010.
  2. Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu các nhóm cây trồng trên qua các năm 2000 và 2010.

Câu IV (3 điểm)

  1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích tác động của gió mùa Tây Nam đến khí hậu nước ta. Tại sao ở Nam Bộ có mùa mưa đến sớm và kéo dài?
  2. Giải thích vì sao trình độ đô thị hóa của nước ta thấp? Tại sao trong định hướng phát triển kinh tế xã hội của nước ta hiện nay, đô thị hóa bền vững trở thành một mục tiêu quan trọng.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa lý

Câu I (2 điểm)

1. Ý nghĩa kinh tế, văn hóa xã hội và an ninh quốc phòng của vị trí địa lí nước ta:

  • Về kinh tế: Vị trí địa lí rất thuận lợi trong giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới bằng đường bộ, hàng không, đường biển...tạo điều kiện cho nước ta hội nhập với thế giới và phát triển kinh tế.
  • Về văn hoá - xã hội: Vị trí địa lí tạo điều kiện thuận lợi nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.
  • Về an ninh, quốc phòng: Nước ta có vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực ĐNA. Biển Đông có ý nghĩa rất quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.

2. Trình bày vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay.

  • Việc làm là vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ta hiện nay
  • Mỗi năm phải giải quyết việc làm cho gần 1 triệu lao động
  • Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm hiện nay vẫn còn gay gắt
  • Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn vẫn còn cao hơn mức trung bình của cả nước.

Câu II (2 điểm)

1. Phú Quốc (Kiên Giang), Côn Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu), Lý Sơn (Quãng Ngãi), Phú Quý (Bình Thuận)

2. Tên các trung tâm công nghiệp có quy mô từ trên 40 nghìn tỉ đồng ở Đông Nam Bộ.

  • TP. Hồ Chí Minh
  • Thủ Dầu Một
  • Biên Hòa
  • Vũng Tàu

Câu III (3 điểm)

1. Xử lí số liệu

CƠ CẤU DIỆN TÍCH CÁC LOẠI CÂY TRỒNG NĂM 2000 VÀ 2010 (đơn vị: %)

Năm

Cây lương thực có hạt

Cây công nghiệp hằng năm

Cây công nghiệp lâu năm

Cây ăn quả

2000

75,0

7,0

13,0

5,0

2010

70,6

6,5

16,5

6,4

Vẽ biểu đồ tròn: yêu cầu vẽ đầy đủ (tên, chú giải), đúng tỉ lệ, khoa học, đẹp.

2. Nhận xét:

  • Tỉ trọng cây lương thực và cây công nghiệp hằng năm giảm, trong đó cây lương thực giảm nhanh nhưng vẫn là loại cây chủ đạo ở nước ta (số liệu dẫn chứng).
  • Tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả tăng, trong đó cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh (số liệu dẫn chứng)

Giải thích

  • Do chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng chuyển diện tích cây có hiệu quả kinh tế thấp sang các loại có hiệu quả cao hơn, một số diện tích đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sử dụng...
  • Nhu cầu thị trường về sản phẩm cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả tăng mạnh, nhất là thị trường ngoài nước về sản phẩm cây công nghiệp lâu năm.

Câu IV (3 điểm)

1. Phân tích tác động của gió mùa Tây Nam đến khí hậu nước ta.

  • Thời gian: giữa và cuối mùa hạ (tháng VII – X)
  • Hướng: Tây Nam, ở phía Bắc gió này bị hút vào áp thấp Bắc Bộ nên đổi hướng thành Đông Nam
  • Nguồn gốc: áp cao chí tuyến Nam Bán cầu, tính chất: nóng ẩm
  • Tác động:
    • Gây mưa cho cả nước, nhất là các vùng đón gió (Nam Bộ, Tây Nguyên). Gió mùa Tây Nam cùng với dãi hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa cho nước ta.

Ở Nam Bộ có mùa mưa đến sớm và kéo dài vì: Nam Bộ là nơi đón gió Tây Nam trước nên mưa sớm và gió ngưng hẳn hoạt động muộn hơn nên thời gian mùa mưa kéo dài hơn miền Bắc.

2. Trình độ đô thị hóa của nước ta thấp vì:

  • Sau đổi mới, nền kinh tế nước ta có sự chuyển biến tích cực nhưng về cơ bản trình độ phát triển kinh tế nước ta còn thấp.
  • Hầu hết các đô thị nước ta nhỏ, đô thị cũ và khó cải tạo về cơ sở vật chất, hạ tầng ...
  • Trong định hướng phát triển kinh tế xã hội của nước ta hiện nay, đô thị hóa bền vững trở thành một mục tiêu quan trọng vì:
  • Đô thị hóa của nước ta hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế gây tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước (dẫn chứng)
  • Đô thị hóa bền vững sẽ có những tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế xã hội và tài nguyên môi trường:
    • Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta nhanh hơn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
    • Góp phần tăng trưởng kinh tế của các địa phương cũng như cả nước, hấp dẫn đầu tư, giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống.
    • Phát triển kinh tế song song đi đôi với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
Đánh giá bài viết
1 330
Sắp xếp theo

Môn Địa lý khối C

Xem thêm