Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016 trường THPT Hồng Quang, Hải Dương (Lần 2)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016 trường THPT Hồng Quang, Hải Dương (Lần 2) được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh lớp 12, các bạn thí sinh tự do có thêm đề luyện tập, ôn thi đại học môn Hóa, ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa. Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Toán trường THPT Hồng Quang, Hải Dương (Lần 2)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016 trường THPT Hồng Quang, Hải Dương (Lần 2)

SỞ GD & ĐT HẢI DƯƠNG

TRƯỜNG THPT HỒNG QUANG

NĂM HỌC 2015- 2016

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2

MÔN: HÓA HỌC

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề.

MÃ ĐỀ 147

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P =31; S = 32; Cl = 35,5; K= 39; Fe = 56; Cu = 64; Ag=108; Ba = 137.

Câu 1. Hỗn hợp X gồm Cu, Mg, CuO và MgO. Hoà tan hoàn toàn 6,8 gam X bằng dung dịch HNO3, thu được 1,12 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch Y chứa 14,1 gam Cu(NO3)2 và m gam Mg(NO3)2. Giá trị của m là:

A. 11,1. B. 7,4. C. 14,8. D. 3,7.

Câu 2. Cho 0,9 gam một kim loại (hoá trị II) phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được 0,84 lít khí H2 (đktc). Kim loại đó là

A. Ba. B. Mg. C. Zn. D. Ca.

Câu 3. Nhôm là kim loại phổ biến nhất trên vỏ Trái Đất. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nhôm thuộc chu kì 3, nhóm IIIA. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nhôm (ở trạng thái cơ bản) là

A. 3s23p1. B. 3s2. C. 3s23p3. D. 3s1.

Câu 4. Kim loại có các tính chất vật lí chung là:

A. Tính dẫn điện, dẻo, nhiệt độ nóng chảy cao B. Ánh kim, dẫn điện, khối lượng riêng nhỏ

C. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính cứng D. Tính dẫn điện, dẫn nhiệt, dẻo, ánh kim

Câu 5. Dung dịch H2SO4 loãng không phản ứng với kim loại nào sau đây?

A. Cu. B. Na. C. Fe. D. Zn.

Câu 6. Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Nung hỗn hợp gồm KClO3 và MnO2. (b) Cho nước Cl2 vào dung dịch KBr dư.

(c) Đun nóng MnO2 với dung dịch HCl đặc. (d) Sục khí O2 dư vào dung dịch H2S.

(e) Dẫn khí CO dư đi qua bột CuO nung nóng. (g) Đun nóng CaF2 trong dung dịch H2SO4 đặc.

Sau khi phản ứng hoàn toàn, số thí nghiệm có sinh ra đơn chất là

A. 5. B. 4. C. 6. D. 3.

Câu 7. Khi bắt đầu điện phân (điện cực trơ, màng ngăn xốp) dung dịch gồm CuSO4 và HCl thì chất khí thoát ra ở anot là

A. O2. B. Cl2. C. H2S. D. H2.

Câu 8. Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol HCl và b mol AlCl3, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016 trường THPT Hồng Quang, Hải Dương (Lần 2)

Tỉ lệ a : b là

A. 4 : 3. B. 2 : 3. C. 2 : 1. D. 1 : 1.

Câu 9. Polime nào sau đây được dùng để chế tạo tơ bán tổng hợp (tơ nhân tạo)?

A. poli(etylen-terephtalat). B. poliacrilonitrin.

C. xenlulozơ triaxetat. D. poli(hexametylen-ađipamit).

Câu 10. Khí SO2 có mùi hắc và có khả năng tan tốt trong nước. Trong phòng thí nghiệm, SO2 được điều chế bằng cách cho Na2SO3 rắn tác dụng với axit X, đun nóng theo hình vẽ:

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016 trường THPT Hồng Quang, Hải Dương (Lần 2)

Để thu được SO2 với hiệu suất cao nhất thì axit X cần dùng là

A. H2SO4 loãng. B. H2SO4 đặc. C. HCl loãng. D. HNO3 đặc.

Câu 11. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Polietilen và poli(vinyl clorua) là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng.

B. Tơ visco, tơ xenlulozơ axetat đều thuộc loại tơ tổng hợp.

C. Tơ nilon-6,6 được điều chế từ hexametylenđiamin và axit axetic

D. Sợi bông, tơ tằm thuộc loại polime thiên nhiên.

Câu 12. Cho các phát biểu sau về khả năng phản ứng của các chất (ở điều kiện thường):

(a) Cu(OH)2 tan được trong dung dịch saccarozơ.

(b) Axetilen tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3.

(c) Phenol (C6H5OH) tác dụng với nước brom.

(d) Glyxin (H2NCH2COOH) phản ứng được với dung dịch HCl.

Số phát biểu đúng là:

A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.

Câu 13. Cho dung dịch KOH dư vào dung dịch FeSO4, lọc kết tủa và đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn là

A. Fe(OH)3. B. FeO. C. Fe(OH)2. D. Fe2O3.

Câu 14. Axit sunfuric loãng tác dụng với chất nào sau đây giải phóng khí

A. CaO B. Ba(NO3)2. C. Zn. D. KOH.

Câu 15. Dung dịch ancol nào sau đây có khả năng hòa tan Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam?

A. etanol. B. etylen glicol. C. propan-2-ol. D. propan-1-ol.

(Còn tiếp)

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016

Đáp án mã đề 147

1. B

11. D

21. A

31. D

41. A

2. B

12. D

22. C

32. A

42. A

3. A

13. D

23. A

33. C

43. A

4. D

14. C

24. B

34. C

44. D

5. A

15. B

25. D

35. D

45. C

6. A

16. D

26. C

36. D

46. B

7. B

17. D

27. C

37. A

47. D

8. A

18. D

28. C

38. C

48. D

9. C

19. D

29. D

39. C

49. C

10. B

20. D

30. B

40. D

50. D

Đánh giá bài viết
1 395
Sắp xếp theo

    Môn Hóa khối B

    Xem thêm