Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Nguyễn Du, Hà Nội (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn Hóa học

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Nguyễn Du, Hà Nội (Lần 1) gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đi kèm, là tài liệu ôn thi THPT Quốc gia hữu ích, dành cho các bạn học sinh, giúp các bạn củng cố và chuẩn bị tốt nhất kiến thức cho môn Hóa. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Đô Lương 1, Nghệ An

Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa hữu cơ

TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU

ĐỀ THI THỬ THPTQG - LẦN 1 NĂM 2016

Thời gian làm bài: 90 phút;

(50 câu trắc nghiệm)

Cho biết NTK của các nguyên tố: H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27;
Si =28; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe =56; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108;
I =127; Ba = 137

Câu 1: Polime nào sau đây không có cấu tạo mạch thẳng:

A. Poli etyen B. Xenlulozo C. Cao su lưu hoá D. Poli (vinyl clorua)

Câu 2: Hấp thụ hoàn toàn 0,672 lít khí CO2 (đktc) vào 1 lít dung dịch gồm NaOH 0,025M và Ca(OH)2 0,0125M, thu được x gam kết tủa. Giá trị của x là:

A. 2,00. B. 0,75. C. 1,00. D. 1,25.

Câu 3: Có 4 dung dịch riêng biệt: CuSO4, ZnCl2, FeCl3, AgNO3. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Ni. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là:

A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.

Câu 4: Loại tơ nào sau đây chứa nguyên tố nitơ:

A. Tơ visco B. Tơ lapsan C. Sợi bông D. Tơ tằm

Câu 5: Dãy nào sau đây gồm các chất tan vô hạn trong nước?

A. HCOOH, C4H9OH, C17H35COOH. B. CH3COOH, C2H5OH, C2H4(OH)2.
C. C2H5COOH, C6H5NH2, HCHO. D. CH3CHO, CH4, C2H5OH.

Câu 6: Nhúng một thanh nhôm nặng 45 gam vào 400 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng thanh nhôm cân nặng là:

A. 84,6 gam B. 39,6 gam C. 43,2 gam D. 40,8 gam

Câu 7: Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng oxi hoá khử:

A. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu B. 2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2 + H2O
C. 2AgNO3 → 2Ag + 2NO2 + O2 D. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

Câu 8: Nguyên tử 2311Na có số e lớp ngoài cùng là:

A. 3 B. 2 C. 1 D. 4

Câu 9: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển xanh:

A. H2SO4 B. NaOH C. NaCl D. Al2(SO4)3

Câu 10: Cho 1 mol A tác dụng hết với NaHCO3 thu được 1 mol CO2. A làm mất màu dd Br2. A có thể là:

A. HOOC-COOH B. HOOC-CH=CH-COOH
C. CH2=CH-COOH D. HCOOH

Câu 11: Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 4,05 gam. Thể tích dung dịch HCl 1,2M vừa đủ để phản ứng hết với Y là:

A. 120 ml. B. 200 ml. C. 100 ml. D. 240 ml.

Câu 12: Hoà tan 5,6 gam Fe trong dd HNO3 loãng dư. Thể tích khí NO (đktc – là sản phẩm khử duy nhất) thu được là:

A. 1,12 lít B. 3,36 lít C. 2,24 lít D. 4,48 lít

(Còn tiếp)

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016

1. C

2. D

3. A

4. D

5. B

6. A

7. B

8. C

9. B

10. C

11. B

12. C

13. C

14. C

15. A

16. A

17. B

18. D

19. A

20. A

21. D

22. D

23. A

24. D

25. B

26. C

27. A

28. C

29. B

30. C

31. B

32. D

33. A

34. A

35. D

36. C

37. D

38. C

39. A

40. D

41. C

42. C

43. C

44. C

45. A

46. B

47. B

48. B

49. A

50. B

Đánh giá bài viết
1 2.333
Sắp xếp theo

    Hóa 12 - Giải Hoá 12

    Xem thêm