Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Trần Đăng Ninh, Hà Nội

Đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn Hóa học

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Trần Đăng Ninh, Hà Nội gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa có đáp án đi kèm. Đây là tài liệu ôn thi THPT Quốc gia 2016, luyện thi Đại học, Cao đẳng khối A, khối B hữu ích dành cho các bạn học sinh. Mời các bạn tham khảo.

Đề cương ôn thi THPT Quốc gia năm 2016 môn Toán

Đề cương ôn thi THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học

Sở GD-ĐT Hà Nội

Trường THPT Trần Đăng Ninh

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN I NĂM HỌC 2015 - 2016

Môn: Hóa học

(Thời gian 90 phút)

Cho Li = 7, Na = 23, Al = 27, Mg = 24, K = 39, Ca = 40, Fe = 56, Cu = 64, Zn = 65,

Ag = 108, Ba = 137, C = 12, N = 14, O = 16, H = 1, S = 32, Cl = 35,5, Br = 80

Bài 1: Trong phân tử chất nào sau đây có chứa vòng benzen?

A. Metylamin. B. Etylamin. C. Propylamin. D. Phenylamin.

Bài 2: Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3 thấy xuất hiện:

A. Kết tủa màu nâu đỏ.
B. Kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa không tan.
C. kết tủa màu xanh.
D. Kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan dần.

Bài 3: Kim loại phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng là:

A. Mg B. Ag C. Cu D. Au

Bài 4: Dãy gồm các kim loại được xếp theo chiều tính khử tăng dần là:

A. Cu, Zn, Mg. B. Mg, Cu, Zn. C. Cu, Mg, Zn. D. Zn, Mg, Cu.

Bài 5: Polime được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng là:

A. poli(etylen-terephtalat). B. poli(vinyl clorua)
C. polietilen. D. poliacrilonitrin.

Bài 6: Dung dịch chất nào sau đây phản ứng với CaCO3 giải phóng khí CO2?

A. C6H5NH2. B. CH3NH2. C. CH3COOH. D. C2H5OH.

Bài 7: Cho dãy các kim loại: Na, Ca, Cr, Fe. Số kim loại trong dãy tác dụng với H2O tạo thành dung dịch bazơ là:

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Bài 8: Dung dịch nào sau đây phản ứng được với dung dịch CaCl2?

A. NaNO3. B. HCl. C. NaCl. D. Na2CO3.

Bài 9: Ở nhiệt độ thường, dung dịch FeCl2 tác dụng được với kim loại:

A. Zn B. Au C. Cu D. Ag

Bài 10: Kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là:

A. Mg B. Ag C. Cu D. Au

Bài 11. Trong số các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang. Những loại tơ nào thuộc loại tơ nhân tạo là:

A. Tơ nilon - 6,6 và tơ capron. B. Tơ visco và tơ nilon-6,6.
C. Tơ visco và tơ axetat. D. Tơ tằm và tơ enang.

Bài 12. Thuỷ phânhoàn toàn 1 mol petapeptit A thu được 3 mol Gly, 1 mol Ala, 1 mol Val. Khi thuỷ phân không hoàn toàn A thì trong hỗn hợp sản phẫm thấy có các đi peptit: Ala-Gly, Gly-Ala và tripeptit Gly-Gly-Val. Trật tự sắp xếp:

A. Gly-Ala-Gly-Gly-Val B. Gly-Val-Gly-Ala-Gly
C. Ala-Gly-Gly-Gly-Val D. Gly-Gly-Val-Ala-Gly

Bài 13. Cho từ từ dung dịch HCl có pH = 1 vào dung dịch chứa 5,25 gam hỗn hợp muối cacbonat của 2 kim loại kiềm kế tiếp đến khi có 0,015mol khí thoát ra thì dừng lại. Cho dung dịch thu được tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư sinh ra 3 gam kết tủa. Công thức 2 muối và thể tích dung dịch HCl đã dùng là:

A. Li2CO3 và Na2CO3; 0,60 lít. B. Na2CO3 và K2CO3; 0,06 lít.
C. Na2CO3 và K2CO3; 0,60 lít. D. Li2CO3 và Na2CO3; 0,30 lít.

Bài 14. Cho a gam Na vào 160 ml dung dịch gồm Fe2(SO4)3 0,125M và Al2(SO4)3 0,25M. Tách kết tủa rồi nung đến khối lượng không đổi thì thu được 5,24 gam chất rắn. Giá trị a nào sau đây là phù hợp?

A. 9,43. B. 11,5. C. 10,35. D. 9,2.

Bài 15. Cho 0,87 gam hỗn hợp gồm Fe, Cu và Al vào bình đựng 300 ml dung dịch H2SO4 0,1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,32 gam chất rắn và có 448 ml khí (đktc) thoát ra. Thêm tiếp vào bình 0,425 gam NaNO3, khi các phản ứng kết thúc thì thể tích khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) tạo thành và khối lượng muối trong dung dịch là:

A. 0,224 lít và 3,750 gam. B. 0,112 lít và 3,865 gam.
C. 0,224 lít và 3,865 gam. D. 0,112 lít và 3,750 gam.

(Còn tiếp)

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016

Đề cương ôn thi THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học

Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật lý

Đề thi thử Đại học môn Hóa có đáp án

Đánh giá bài viết
1 708
Sắp xếp theo

Môn Hóa khối B

Xem thêm