Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học trường THPT An Phước, Ninh Thuận (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học trường THPT An Phước, Ninh Thuận (Lần 1) gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm cùng đáp án đi kèm, là đề thi thử đại học môn Sinh hữu ích dành cho các bạn thí sinh, giúp các bạn luyện tập và chuẩn bị tốt nhất cho kì thi THPT Quốc gia 2016 sắp tới. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học trường THPT Chuyên Bến Tre (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học trường THPT Đa Phúc, Hà Nội (Lần 2)

Sở GD & ĐT Ninh Thuận

Trường THPT An Phước

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 THÁNG 4/2016

MÔN SINH HỌC

Đề thi gồm 50 câu trắc nghiệm

Thời gian: 90 phút (không tính thời gian phát đề)

Câu 1. Theo Monob và Jacop, các thành phần cấu tạo của Operôn Lac gồm:

A. Gen điều hoà, nhóm gen cấu trúc, vùng khởi động (P).

B. Vùng vận hành (O), nhóm gen cấu trúc, vùng khởi động (P).

C. Gen điều hoà, nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành (O).

D. Gen điều hoà, nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành (O), vùng khởi động (P).

Câu 2. Khi nói về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực, trong điều kiện không có đột biến xảy ra, phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Trong phiên mã, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit trên mạch mã gốc ở vùng mã hoá của gen.

B. Trong tái bản ADN, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit trên mỗi mạch đơn.

C. Trong dịch mã, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit trên phân tử mARN.

D. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị tái bản.

Câu 3. Cả ba loại ARN (mARN, tARN, rARN) ở sinh vật nhân thực có các đặc điểm chung:

(1) Chỉ gồm một chuỗi polinuclêôtit. (2) Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.

(3) Có bốn đơn phân. (4) Các đơn phân liên kết theo nguyên tắc bổ sung

Phương án đúng:

A. (1), (2), (4) B. (1), (3), (4) C. (1), (2), (3) D. (1), (2), (3), (4)

Câu 4. Nhận xét nào sau đây không đúng với cấu trúc ôpêron Lac ở vi khuẩn đường ruột (E.coli)

A. Vùng khởi động là trình tự nucleôtit mà enzim ARN polimeraza bám vào để khởi đầu phiên mã.

B. Mỗi gen cấu trúc Z, Y, A đều có một vùng điều hòa bao gồm vùng khởi động và vùng vận hành .

C. Vùng vận hành là trình tự nucleôtit có thể liên kết với protein ức chế làm ngăn cản sự phiên mã.

D. Khi môi trường có lactôzơ và không có lactôzơ, gen R đều tổng hợp prôtêin ức chế để điều hòa hoạt động của opêron Lac.

Câu 5. Có một trình tự mARN 5'AXX GGX UGX GAA XAU 3' mã hóa cho một đoạn polipeptit gồm 5 axit amin. Sự thay thế nuclêôtit nào dẫn đến việc đoạn polipeptit này chỉ còn lại 2 axit amin.

A. Thay thế X ở bộ ba nuclêôtit thứ 3 bằng A. B. Thay thế G ở bộ ba nuclêôtit thứ 4 bằng U.

C. Thay thế G ở bộ ba nuclêôtit thứ 2 bằng A. D. Thay thế A ở bộ ba nuclêôtit thứ 5 bằng G.

Câu 6. Phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn E. coli chỉ chứa N14 phóng xạ. Nếu chuyển những vi khuẩn E. coli này sang môi trường chỉ có N15 thì mỗi tế bào vi khuẩn E. coli này sau 7 lần nhân đôi sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử ADN ở vùng nhân hoàn toàn chứa N15?

A. 126. B. 132. C. 130. D. 128.

Câu 7. Có bao nhiêu câu đúng trong các câu sau đây khi nói vê đột biến điểm?

(1) Trong số các đột biến điểm thì phần lớn đột biến thay thế một cặp nuclêôtit là gây hại ít nhất cho cơ thể sinh vật.

(2) Đột biến điểm là những biến đổi đồng thời tại nhiều điểm khác nhau trong gen cấu trúc.

(3) Trong bất cứ trường hợp nào, tuyệt đại đa số đột biến điểm là có hại.

(4) Đột biến điểm là những biến đổi nhỏ nên ít có vai trò trong quá trình tiến hóa.

(5) Xét ở mức độ phân tử, phần nhiều đột biến điểm là trung tính.

(6) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường và tổ hợp gen mà nó tồn tại.

A. 5. B. 2. C. 4. D. 3

Câu 8. Trong một tế bào sinh tinh, xét hai cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa và Bb. Khi tế bào này giảm phân, cặp Aa phân li bình thường, cặp Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là

A. Abb và B hoặc ABB và b. B. ABb và A hoặc aBb và A.

C. ABB và abb hoặc AAB và aab. D. ABb và a hoặc aBb và A.

Câu 9. Ở một loài thực vật, từ các dạng lưỡng bội người ta tạo ra các thể tứ bội có kiểu gen sau:

(1) AAaa; (2) AAAa; (3) Aaaa; (4) aaaa.

Trong điều kiện không phát sinh đột biến gen, những thể tứ bội có thể được tạo ra bằng cách đa bội hoá bộ nhiễm sắc thể trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử lưỡng bội là

A. (3) và (4). B. (1) và (3). C. (2) và (4). D. (1) và (4).

Câu 10. Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Nuclêôtit dạng hiếm có thể dẫn đến kết cặp sai trong quá trình nhân đôi ADN, gây đột biến thay thế một cặp nuclêôtit

(2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.

(3) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit.

(4) Đột biến gen tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cho tiến hóa.

(5) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.

(6) Hóa chất 5 - Brôm Uraxin gây đột biến thay thế một cặp G-X thành một cặp A-T.

A. 2. B. 4. C. 5. D. 6.

Câu 11. Dạng đột biến và số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng của hội chứng Down:

A. Thể 1 ở cặp NST 23-Có 45 NST C. Thể 3 ở cặp NST 21-Có 47 NST

B. Thể 1 ở cặp NST 21-Có 45 NST D. Thể 3 ở cặp NST 23-Có 47 NST

Câu 12. Người ta sử dụng một chuỗi pôlinuclêôtit có Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một chuỗi pôlinuclêôtit bổ sung có chiều dài bằng chiều dài của chuỗi khuôn đó. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các loại nuclêôtit tự do cần cung cấp cho quá trình tổng hợp này là:

A. A + G = 80%; T + X = 20% B. A + G = 20%; T + X = 80%

C. A + G = 25%; T + X = 75% D. A + G = 75%; T + X = 25%

Câu 13. Có 3 đứa trẻ sơ sinh bị nhầm lẫn ở một bệnh viện .Sau khi xem xét các dữ kiện, hãy cho biết tập hợp (cặp cha mẹ - con) nào dưới đây là đúng?

Cặp cha mẹ

I

II

III

Nhóm máu

A và A

A và B

B và O

Con

1

2

3

Nhóm máu

B

O

AB

A. I -3, II -1, III -2 B. I -2, II -3, III -1 C. I -1, II -3, III -2 D. I -1, II -2, III -3

Câu 14. Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng, alen B quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp. Cho giao phối cây lưỡng bội thuần chủng khác nhau về hai tính trạng trên thu được F1. Xử lí cônsixin với các cây F1, sau đó cho 2 cây F1 giao phấn với nhau thu được đời con F2 có kiểu hình phân li theo tỉ l ệ 121 : 11 :11 : 1. Các phép lai có thể cho kết quả trên gồm:

1. AAaaBBbb x AaBb. 2. AAaaBb x AaBBbb. 3. AaBbbb x AAaaBBbb.

4 .AAaaBBbb x AaaaBbbb. 5. AaaaBBbb x AAaaBb. 6. AaBBbb x AAaaBbbb.

Có mấy trường hợp mà cặp bố mẹ F1 không phù hợp với kết quả F2?

A. 3 B. 5. C. 4. D. 2

Câu 15. Phát biểu nào dưới đây về quy luật hoán vị gen là không đúng?

A. Cơ sở tế bào học của quy luật hoán vị gen là hiện tượng trao đổi chéo giữa các crômatit khác nguồn trong cặp NST kép tương đồng.

B. Trên cùng một NST các gen nằm càng cách xa nhau thì đột biến gen càng bé và ngược lại.

C. Do xu hướng chủ yếu của các gen trên cùng 1 NST là liên kết nên trong giảm phân tần số hoán vị gen không vượt quá 50%.

D. Hoán vị gen làm xuất hiện các tổ hợp gen mới do sự đổi chỗ các gen alen nằm trên các NST khác nhau của cặp tương đồng.

(Còn tiếp)

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học

1

B

11

C

21

B

31

A

41

A

2

C

12

B

22

C

32

B

42

D

3

C

13

B

23

B

33

A

43

A

4

B

14

C

24

C

34

D

44

C

5

A

15

B

25

D

35

D

45

D

6

A

16

D

26

B

36

C

46

D

7

D

17

A

27

B

37

C

47

A

8

D

18

A

28

A

38

C

48

A

9

D

19

B

29

D

39

C

49

C

10

A

20

D

30

D

40

A

50

A

Đánh giá bài viết
1 445
Sắp xếp theo

Môn Sinh khối B

Xem thêm