Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh (Lần 2)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh (Lần 2) là đề thi thử đại học môn Sinh năm 2016 có đáp án dành cho các bạn tham khảo, nghiên cứu học tập, ôn thi tốt nghiệp môn Sinh, ôn tập kiến thức môn Sinh, chuẩn bị tốt cho kì thi THPT Quốc gia môn Sinh 2016 sắp diễn ra.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh (Lần 2)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Toán trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh (Lần 2)

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BẮC NINH

TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN

(Đề thi gồm 08 trang)

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2 NĂM HỌC: 2015-2016

Môn thi: Sinh học

Thời gian làm bài: 90 phút không kể thời gian phát đề

Mã đề thi 132

Câu 1: Nhận định nào sau đây không đúng?

A. Kiểu hình của cá thể chỉ chịu ảnh hưởng của môi trường ngoài cơ thể.

B. Kiểu gen qui định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường, kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường.

C. Mức phản ứng do kiểu gen qui định nên di truyền.

D. Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của cùng 1 kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau.

Câu 2: Điều gì xảy ra nếu protêin ức chế của operon Lac bị biến đổi làm cho protêin không còn khả năng liên kết vào vùng vận hành?

A. Một cơ chất trong con đường chuyển hóa được điều khiển bởi operon đó được tích lũy.

B. Sự phiên mã các gen của operon giảm đi.

C. Các gen của operon được phiên mã liên tục.

D. Nó sẽ liên kết vĩnh viễn vào promoter.

Câu 3: Một cơ thể thực vật có kiểu gen AaBb, khi quan sát quá trình giảm phân hình thành giao tử có 10% tế bào rối loạn phân li trong giảm phân I ở cặp Aa và 20% tế bào khác rối loạn phân li giảm phân II ở cặp Bb. Các sự kiện khác diễn ra bình thường, các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, giao tử (n + 1) chiếm tỉ lệ là

A. 15%. B. 30%. C. 13%. D. 2%.

Câu 4: Ở một loài thực vật lưỡng bội, xét một gen có 2 alen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y. Trong trường hợp không xảy ra đột biến mới, theo lí thuyết, số loại kiểu gen tối đa do gen này tạo ra trong quần thể thuộc loài này là

A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 5: Cho các đặc điểm sau:

(1) ADN mạch vòng kép.

(2) Có chứa gen đánh dấu.

(3) ADN mạch thẳng kép.

(4) Có trình tự nhận biết của enzim cắt.

(5) Có kích thước lớn hơn so với ADN vùng nhân.

Có bao nhiêu đặc điểm đúng với plasmit làm thể truyền trong công nghệ gen?

A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Hình thành loài bằng con đường địa lí thường xảy ra nhanh chóng.

B. Hình thành loài mới thường gắn với sự hình thành các đặc điểm thích nghi.

C. Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể do các nhân tố tiến hóa.

D. Lai xa và đa bội hóa có thể hình thành loài mới trong môi trường tự nhiên.

Câu 7: Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào

A. tỉ lệ đực, cái trong quần thể.

B. tần số phát sinh đột biến.

C. loại tác nhân và số lượng cá thể trong quần thể.

D. điều kiện môi trường và tổ hợp gen.

Câu 8: Vùng mã hoá của hai phân tử mARN (a và b) ở một loài vi khuẩn đều có số lượng nuclêôtit bằng nhau. Thành phần các loại nuclêôtit của mỗi phân tử mARN như sau:

mARN

A %

X%

G%

U%

a

17

28

32

23

b

27

13

27

33

Nếu phân tử mARN b có 405 nuclêôtit loại A thì số lượng từng loại nuclêôtit của gen a (ở vùng mã hoá) là

A. A = T = 450; G = X = 1050. B. A = T = 405; G = X = 1095.

C. A = T = 900; G = X = 600. D. A = T = 600; G = X = 900.

Câu 9: Để phát hiện một tính trạng do gen trong ti thể qui định, người ta dùng phương pháp

A. lai phân tích. B. lai thuận nghịch. C. lai xa. D. lai gần.

Câu 10: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng. Hai cặp gen này nằm trên cặp NST tương đồng số 1. Alen D quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen d quy định quả dài, cặp gen Dd nằm trên cặp NST tương đồng số 2. Cho giao phấn giữa hai cây (P) đều thuần chủng được F1 dị hợp về 3 cặp gen trên. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2, trong đó cây có kiểu hình thân thấp, hoa vàng, quả dài chiếm tỉ lệ 2,25%. Biết rằng hoán vị gen xảy ra cả trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Tính theo lí thuyết, cây có kiểu hình thân cao, hoa vàng, quả tròn ở F2 chiếm tỉ lệ

A. 12,0%. B. 44,25%. C. 8,0%. D. 14,75%.

Câu 11: Cặp bố mẹ đem lai có kiểu gen DE//de x DE//de. Cho biết mọi diễn biến của NST trong giảm phân là hoàn toàn giống nhau, kiểu hình lông thẳng, đuôi ngắn có kiểu gen là de//de. Kết quả nào dưới đây không phù hợp với tỉ lệ kiểu hình lông thẳng, đuôi ngắn ở đời con

A. 16%. B. 7,84%. C. 9%. D. 4,84%.

Câu 12: Ở một loài thực vật, khi cho lai hai thứ cây thuần chủng là hoa kép, màu trắng với hoa đơn, màu đỏ thu được F1 gồm toàn cây hoa kép, màu hồng. Cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 42% cây hoa kép, màu hồng; 24% cây hoa kép, màu trắng; 16% cây hoa đơn, màu đỏ; 9% cây hoa kép, màu đỏ; 8% cây hoa đơn, màu hồng; 1% cây hoa đơn, màu trắng. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và mọi diễn biến của nhiễm sắc thể trong tế bào sinh hạt phấn và tế bào sinh noãn đều giống nhau. Kết luận nào sau đây đúng?

A. Tần số hoán vị gen là 30%.

B. Tỉ lệ cây dị hợp về một trong 2 cặp gen trên ở F2 chiếm tỉ lệ là 32%.

C. Số cây dị hợp về 2 cặp gen ở F2 chiếm tỉ lệ là 26%.

D. Ở F2 có tối đa 9 loại kiểu gen quy định các tính trạng trên.

Câu 13: Tại sao gen đột biến lặn trên nhiễm sắc thể X của người lại dễ được phát hiện hơn so với gen đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường?

A. Vì chỉ có một trong hai nhiễm sắc thể X của nữ giới hoạt động.

B. Vì gen đột biến trên nhiễm sắc thể X thường là gen trội.

C. Vì tần số đột biến gen trên nhiễm sắc thể X thường cao hơn so với trên nhiễm sắc thể Y.

D. Vì phần lớn các gen trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên Y.

Câu 14: Trong thí nghiệm của mình, Milơ và Urây đã mô phỏng khí quyển nguyên thủy của Trái Đất trong phòng thí nghiệm để tổng hợp hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ, hai ông sử dụng các khí

A. H2O, CO2, CH4, NH3. B. H2O, O2, CH4, N2.

C. H2O, CO2, CH4, N2. D. H2O, CH4, NH3, H2.

Câu 15: Quá trình nào sau đây sẽ tạo ra các alen mới?

A. Đột biến gen. B. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.

C. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể. D. Hoán vị gen.

Câu 16: Ở ruồi giấm, khi lai giữa hai cơ thể thuần chủng thân xám, cánh dài và thân đen, cánh cụt với tần số hoán vị là 18%, khi cho F1 tạp giao ở F2 thu được

A. 70,5% thân xám, cánh dài; 4,5% thân xám, cánh cụt; 4,5% thân đen, cánh dài; 20,5% thân đen, cánh cụt.

B. 25% thân xám, cánh cụt; 50% thân xám, cánh dài; 25% thân đen, cánh dài.

C. 41% thân xám, cánh cụt; 41% thân đen, cánh dài; 9% thân xám, cánh dài; 9% thân đen, cánh cụt.

D. 54,5% thân xám, cánh dài; 20,5% thân xám, cánh cụt; 20,5% thân đen, cánh dài; 4,5% thân đen, cánh cụt.

Câu 17: Phương pháp lai và phân tích cơ thể lai của Men Đen không có nội dung nào sau đây?

A. Tạo các dòng thuần về từng tính trạng bằng cách cho cây tự thụ phấn qua nhiều thế hệ và lai các dòng thuần chủng khác biệt nhau bởi một hoặc nhiều tính trạng rồi phân tích kết quả ở đời F1, F2 và F3.

B. Tiến hành thí nghiệm chứng minh cho giả thuyết.

C. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai rồi đưa ra giả thuyết giải thích kết quả.

D. Lai cơ thể lai F1 với cơ thể khác.

Câu 18: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi trường có lactôzơ và khi môi trường không có lactôzơ?

A. ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động của opêron Lac và tiến hành phiên mã.

B. Gen điều hòa R tổng hợp prôtêin ức chế.

C. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng.

D. Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế.

Câu 19: Cơ chế hình thành hợp tử XYY ở người có liên quan đến

A. cặp nhiễm sắc thể giới tính của bố và mẹ đều không phân ly ở kỳ sau phân bào I của giảm phân tạo giao tử XX và YY.

B. cặp nhiễm sắc thể giới tính của bố sau khi tự nhân đôi không phân ly ở phân bào II của giảm phân tạo giao tử YY.

C. cặp nhiễm sắc thể giới tính XY sau khi tự nhân đôi không phân ly ở kỳ sau phân bào I của giảm phân ở bố tạo giao tử XY.

D. cặp nhiễm sắc thể giới tính XX của mẹ sau khi tự nhân đôi không phân ly ở kỳ sau phân bào I của giảm phân tạo giao tử XX.

Câu 20: Ở một loài thực vật lưỡng bội, xét 2 cặp gen (A, a; B, b) phân li độc lập cùng quy định màu sắc hoa. Kiểu gen có cả hai loại alen trội A và B cho kiểu hình hoa đỏ, kiểu gen chỉ có một loại alen trội A cho kiểu hình hoa vàng, các kiểu gen còn lại cho kiểu hình hoa trắng. Cho cây hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 3 loại kiểu hình. Biết rằng không xảy ra đột biến, sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào môi trường. Theo lí thuyết, trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận phù hợp với kết quả của phép lai trên?

(1) Số cây hoa trắng có kiểu gen dị hợp tử ở F1 chiếm 12,5%.

(2) Số cây hoa trắng có kiểu gen đồng hợp tử ở F1 chiếm 12,5%.

(3) F1 có 3 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa trắng.

(4) Trong các cây hoa trắng ở F1, cây hoa trắng đồng hợp tử chiếm 25%.

A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học

1

A

11

D

21

D

31

B

41

A

2

C

12

B

22

C

32

C

42

B

3

A

13

D

23

B

33

A

43

A

4

A

14

D

24

C

34

B

44

B

5

D

15

A

25

B

35

D

45

C

6

A

16

A

26

C

36

B

46

C

7

D

17

D

27

B

37

C

47

A

8

D

18

B

28

D

38

D

48

C

9

B

19

B

29

D

39

D

49

C

10

A

20

A

30

D

40

C

50

C

Đánh giá bài viết
1 552
Sắp xếp theo

Môn Sinh khối B

Xem thêm