Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học trường THPT Sông Lô, Vĩnh Phúc (Lần 2)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học trường THPT Sông Lô, Vĩnh Phúc (Lần 2) là đề thi thử đại học môn Sinh có đáp án, là tài liệu ôn thi quốc gia môn Sinh hay dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo, nghiên cứu chuẩn bị cho các kì thi quan trọng sắp tới.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học tỉnh Vĩnh Phúc (Lần 2)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học trường THPT Yên Thế, Bắc Giang (Lần 2)

TRƯỜNG THPT SÔNG LÔ

ĐỀ KTCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦ N II NĂM 2016

Môn: SINH

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

(Đề thi có 6 trang)

Mã đề thi 132

Câu 1: Trong các loại sinh vật sau đây, loại nào không phải là sản phẩm của chuyển ghép gen?

A. Chuột bạch có khối lượng gần gấp đôi so với con chuột bình thường cùng lứa.

B. Vi khuẩn có khả năng tổng hợp insulin làm thuốc điều trị bệnh tiểu đường cho người.

C. Lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp - carôten trong hạt.

D. Cây dâu tằm có lá to, nhiều lá, lá dày, xanh đậm.

Câu 2: Một đoạn ADN chứa các cặp nuclêôtit chưa hoàn chỉnh như sau:

3 ’ ATG TAX GTA GXT…….. 5’ .

5 ’ TAX ATG XAT XGA………3’ .

Hãy viết trình tự các nuclêôtit trong mARN được tổng hợp từ gen trên?

A. AUGXAUXGA…. B. TAXATGXATXGA….

C. UAXAUGXAUXGA…. D. AUGUAXGUAGXU….

Câu 3: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm di truyền của gen lặn quy định tính trạng thường nằm trên NST giới tính X?

A. Tính trạng có xu hướng dễ biểu hiện ở cơ thể mang cặp NST giới tính XX.

B. Có hiện di truyền chéo.

C. Tỉ lệ phân tính của tính trạng biểu hiện không giống nhau ở hai giới.

D. Kết quả của phép lai thuận và lai nghịch khác nhau.

Câu 4: Theo Đacuyn, loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian, dưới tác dụng của (A) theo con đường của (B). (A) và (B) lần lượt là

A. Đấu tranh sinh tồn, chọn lọc tự nhiên. B. Chọn lọc tự nhiên, cách li sinh sản.

C. Chọn lọc tự nhiên, phân li tính trạng. D. Chọn lọc nhân tạo, phân li tính trạng.

Câu 5: Đem F1 dị hợp về 3 cặp gen (Aa, Bb, Dd), kiểu hình cây cao, hạt nhiều, chín sớm giao phấn với nhau, thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình như sau: 1357 cây cao, hạt nhiều, chín sớm; 207 cây thấp, hạt ít, chín muộn; 368 cây cao, hạt ít, chín muộn; 367 cây thấp, hạt ít, chín sớm. Kiểu gen của F1 và tỉ lệ các loại giao tử của F1

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học

Câu 6: Đặc trưng nào quan trọng nhất đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi?

A. Mật độ cá thể của quần thể. B. Sự phân bố cá thể của quần thể.

C. Tỉ lệ giới tính. D. Tỉ lệ giữa các nhóm tuổi.

Câu 7: Một cơ thể dị hợp 3 cặp gen, khi giảm phân tạo giao tử ABD = 16%. Kiểu gen và tần số hoán gen của cơ thể này là

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học

Câu 8: Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có kiểu gen AaBb, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb phân li bình thường; giảm phân II diễn ra bình thường. Ở cơ thể cái có kiểu gen AABb, cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I, cặp AA phân ly bình thường. Theo lí thuyết, phép lai: ♀AABb × ♂AaBb cho đời con có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen?

A. 6. B. 14. C. 12. D. 8.

Câu 9: Trong một quần thể tự phối thì thành phần kiểu gen của quần thể có xu hướng

A. tồn tại chủ yếu ở trạng thái dị hợp.

B. ngày càng phong phú, đa dạng về kiểu gen.

C. phân hóa thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau.

D. ngày càng ổn định về tần số các alen.

Câu 10: Những đặc điểm nào ở loài người chủ yếu được quyết định bởi kiểu gen, không phụ thuộc môi trường?

I. Đặc điểm tâm lí, ngôn ngữ II. Hình dạng tóc, nhóm máu

III. Tuổi thọ. IV. Màu mắt, màu da, màu tóc

V. Khả năng thuận tay phải, tay trái

Phương án đúng là

A. III, IV và V. B. I, II và V. C. II và IV. D. II, IV và V.

Câu 11: Theo quan niệm hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Chọn lọc tự nhiên chỉ đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà không tạo ra các kiểu gen thích nghi.

B. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể.

C. Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi tần số alen của quần thể theo hướng xác định.

D. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể có các kiểu gen khác nhau trong quần thể.

Câu 12: Để tạo ra cơ thể mang bộ NST của 2 loài khác nhau mà không qua sinh sản hữu tính, người ta sử dụng phương pháp

A. lai tế bào xôma. B. đột biến nhân tạo. C. kĩ thuật di truyền. D. nhân bản vô tính.

Câu 13: Cho biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn, cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Xét các phép lai sau:

(1) AAaaBbbb x aaaaBBbb. (2) AAaaBBbb x AaaaBbbb.

(3) AaaaBBBb x AAaaBbbb. (4) AaaaBBbb x AaBb.

(5) AaaaBBbb x aaaaBbbb. (6) AaaaBBbb x aabb.

Theo lí thuyết, trong 6 phép lai nói trên có bao nhiêu phép lai mà đời con có 12 kiểu gen, 4 kiểu hình?

A. 1 phép lai. B. 3 phép lai. C. 2 phép lai. D. 4 phép lai.

Câu 14: Các cá thể trong một quần thể có quan hệ sinh thái nào sau đây?

1. Quan hệ hỗ trợ 2. Quan hệ cạnh tranh khác loài

3. Quan hệ đối địch 4. Quan hệ cạnh tranh cùng loài

5. Quan hệ ăn thịt con mồi

A. 1, 4. B. 1, 3, 4. C. 1, 2, 3, 4. D. 1, 2, 3, 4, 5.

Câu 15: Một loài thực vật lưỡng bội có 12 nhóm gen liên kết. Số nhiễm sắc thể có trong mỗi tế bào ở thể ba của loài này khi đang ở kì giữa của nguyên phân là

A. 24 B. 25. C. 48 D. 12

(Còn tiếp)

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học

1

D

11

B

21

C

31

B

41

D

2

A

12

A

22

A

32

B

42

C

3

A

13

C

23

C

33

D

43

B

4

C

14

B

24

D

34

C

44

B

5

A

15

B

25

B

35

A

45

D

6

C

16

D

26

A

36

D

46

D

7

D

17

A

27

B

37

B

47

A

8

B

18

C

28

C

38

A

48

D

9

C

19

C

29

B

39

C

49

A

10

D

20

A

30

D

40

A

50

A

Đánh giá bài viết
1 442
Sắp xếp theo

Môn Sinh khối B

Xem thêm