Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học trường THPT Yên Thế, Bắc Giang (Lần 2)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học trường THPT Yên Thế, Bắc Giang (Lần 2) có đáp án đi kèm, được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải với hy vọng giúp các bạn học sinh ôn tập và nâng cao kiến thức môn Sinh hiệu quả, từ đó chuẩn bị tốt nhất cho kì thi THPT Quốc gia 2016 sắp tới. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học trường THPT Yên Thế, Bắc Giang (Lần 3)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học lần 1 năm 2016 trường THPT Chuyên Lào Cai

TRƯỜNG THPT YÊN THẾ

MÃ ĐỀ 132

THI THỬ ĐẠI HỌC KHỐI 12 LẦN 2 NĂM HỌC 2015 – 2016

MÔN: SINH HỌC 12

(Thời gian làm bài: 90 phút)

Câu 1: Trong quá trình phiên mã, chuỗi poliribônuclêôtit (mARN) được tổng hợp theo chiều nào?

A. 5' → 3'. B. 5' → 5'. C. 3' → 5'. D. 3' → 3'.

Câu 2: Một quần thể ban đầu có tỉ lệ kiểu gen aa bằng 10%, còn lại là 2 kiểu gen AA và Aa. Sau 5 thế hệ tự phối tỉ lệ cá thể dị hợp trong quần thể còn lại bằng 1.875%. Hãy xác định cấu trúc ban đầu của quần thể nói trên.

A. 0.0375AA + 0.8625 Aa + 0.1aa = 1 B. 0.8625AA + 0.0375 Aa + 0.1aa = 1

C. 0.3AA + 0.6Aa + 0.1aa = 1 D. 0.6AA + 0.3Aa + 0.1aa = 1

Câu 3: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở động vật?

1. Nhiễm sắc thể giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục.

2. Nhiễm sắc thể giới tính chỉ chứa các gen quy định tính trạng giới tính.

3. Hợp tử mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY bao giờ cũng phát triển thành cơ thể đực.

4. Nhiễm sắc thể giới tính có thể bị đột biến về cấu trúc và số lượng.

A. (4) B. (2) C. (3) D. (1)

Câu 4: Thể đột biến là?

A. những cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình lặn

B. những cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình.

C. những cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình trội.

D. những cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình trung gian.

Câu 5: Cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể gồm ADN và prôtêin histon được xoắn lần lượt theo các cấp độ

A. ADN + histôn → sợi cơ bản → nuclêôxôm → sợi nhiễm sắc → sợi crômatit → NST

B. ADN + histôn → nuclêôxôm → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → sợi crômatit → NST.

C. ADN + histôn → sợi nhiễm sắc → sợi cơ bản → nuclêôxôm → sợi crômatit → NST.

D. ADN + histôn → nuclêôxôm → sợi nhiễm sắc → sợi cơ bản → sợi crômatit → NST.

Câu 6: Trong số các xu hướng sau:

(1) Tần số các alen không đổi qua các thế hệ. (5) Quần thể phân hóa thành các dòng thuần.

(2) Tần số các alen biến đổi qua các thế hệ. (6) Đa dạng về kiểu gen.

(3) Thành phần kiểu gen biến đổi qua các thế hệ. (7) Các alen lặn có xu hướng được biểu hiện.

(4) Thành phần kiểu gen không đổi qua các thế hệ.

Những xu hướng xuất hiện trong quần thể tự thụ phấn và giao phối gần là

A. (1); (3); (5); (7). B. (1); (4); (6); (7). C. (2); (3); (5); (7). D. (2); (3); (5); (6).

Câu 7: Bệnh mù màu do đột biến gen lặn nằm trên NST giới tính X. Bố bị bệnh, mẹ mang gen tiềm ẩn, nếu sinh con trai, khả năng mắc bệnh này bao nhiêu so với tổng số con?

A. 50%. B. 75%. C. 25%. D. 12,5%.

Câu 8: Ở tằm dâu, gen quy định màu sắc vỏ trứng nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen trên Y. Gen A quy định trứng có màu sẫm, a quy định trứng có màu sáng. Cặp lai nào dưới đây đẻ trứng màu sẫm luôn nở tằm cái, còn trứng màu sáng luôn nở tằm đực?

A. XAXa x XaY B. XAXa x XAY C. XAXA x XaY D. XaXa x XAY

Câu 9: Cho lai hai cây bí quả tròn với nhau, đời con thu được 272 cây bí quả tròn, 183 cây bí quả bầu dục và 31 cây bí quả dài. Sự di truyền tính trạng hình dạng quả bí tuân theo quy luật

A. phân li độc lập. B. liên kết gen hoàn toàn.

C. tương tác cộng gộp. D. tương tác bổ sung.

Câu 10: Gen chi phối đến sự hình thành nhiều tính trạng được gọi là

A. gen trội. B. gen điều hòa. C. gen đa hiệu. D. gen tăng cường.

Câu 11: So với đột biến nhiễm sắc thể thì đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của tiến hóa vì

A. alen đột biến có lợi hay có hại không phụ thuộc vào tổ hợp gen và môi trường sống, vì vậy chọn lọc tự nhiên vẫn tích lũy các gen đột biến qua các thế hệ.

B. các alen đột biến thường ở trạng thái lặn và ở trạng thái dị hợp, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp vào kiểu gen do đó tần số của gen lặn có hại không thay đổi qua các thế hệ.

C. đa số đột biến gen là có hại, vì vậy chọn lọc tự nhiên sẽ loại bỏ chúng nhanh chóng, chỉ giữ lại các đột biến có lợi.

D. đột biến gen phổ biến hơn đột biến nhiễm sắc thể và ít ảnh hưởng đến sức sống, sự sinh sản của cơ thể sinh vật.

Câu 12: Cho phép lai P: AaBbDd x AabbDD. Tỉ lệ kiểu gen AaBbDd được hình thành ở F1

A. 3/16. B. 1/8. C. 1/16. D. 1/4.

Câu 13: Điều kiện cơ bản đảm bảo cho sự di truyền độc lập các cặp tính trạng là

A.các gen tác động riêng rẽ lên sự hình thành tính trạng.

B. các gen trội phải lấn át hoàn toàn gen lặn.

C. số lượng và sức sống của đời lai phải lớn.

D. mỗi cặp gen qui định một cặp tính trạng phải tồn tại trên một cặp nhiễm sắc thể.

Câu 14: Ở người, bệnh bạch tạng do gen d nằm trên nhiễm sắc thể thường gây ra. Những người bạch tạng trong quần thể cân bằng được gặp với tần số 0,04%. Cấu trúc di truyền của quần thể người nói trên sẽ là:

A. 0,0004DD + 0,0392Dd + 0,9604dd = 1 B. 0,64DD + 0,34Dd + 0,02dd = 1

C. 0,9604DD + 0,0392Dd + 0,0004dd = 1 D. 0,0392DD + 0,9604Dd + 0,0004dd = 1

Câu 15: Một gen ở sinh vật nhân sơ có 3000 nuclêôtit và có tỷ lệ A/G = 2/3 gen này bị đột biến mất 1 cặp nuclêôtit do đó giảm đi 3 liên kết hidrô so với gen bình thường. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen mới được hình thành sau đột biến là:

A. A = T = 600; G = X = 899 B. A = T = 599; G = X = 900

C. A = T = 600; G = X = 900 D. A = T = 900; G = X = 599

Câu 16: Một quần thể có tỉ lệ của 3 loại kiểu gen tương ứng là AA: Aa: aa = 1: 6: 9. Tần số tương đối của mỗi alen trong quần thể là bao nhiêu?

A. A = 0,25; a = 0,75 B. A = 0,75; a = 0,25

C. A = 0,4375; a = 0,5625 D. A =0,5625; a =0,4375

Câu 17: Giả sử một nhiễm sắc thể ở một loài thực vật có trình tự các gen là ABCDEFGH bị đột biến thành NST có trình tự các đoạn như sau: HGABCDEF. Dạng đột biến đó là

A. chuyển đoạn không hỗ. B. chuyển đoạn tương hỗ.

C. đảo đoạn. D. lặp đoạn.

Câu 18: Cho đậu Hà Lan hạt vàng-trơn lai với đậu hạt vàng-trơn đời lai thu được 100% hạt vàng – trơn. Thế hệ P có kiểu gen

A. AaBb x Aabb. B. AaBb x AABB. C. AaBB x aaBb. D. AaBb x AABb.

Câu 19: Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội bố mẹ gọi là

A. ưu thế lai. B. thoái hóa giống. C. bất thụ. D. siêu trội.

Câu 20: Nguyên tắc bán bảo tồn trong cơ chế nhân đôi của ADN là

A. hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi hoàn toàn giống nhau và giống với ADN mẹ ban đầu

B. sự nhân đôi xảy ra trên hai mạch của ADN theo hai chiều ngược nhau

C. hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, có một ADN giống với ADN mẹ còn ADN kia đã có cấu trúc thay đổi

D. trong hai ADN mới hình thành mỗi ADN gồm có một mạch cũ và một mạch mới tổng hợp

(Còn tiếp)

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học

1

A

11

D

21

C

31

C

41

D

2

C

12

B

22

D

32

D

42

B

3

D

13

D

23

A

33

A

43

A

4

B

14

C

24

A

34

A

44

B

5

B

15

A

25

B

35

B

45

A

6

A

16

A

26

C

36

B

46

C

7

C

17

C

27

D

37

B

47

B

8

D

18

B

28

B

38

C

48

A

9

D

19

A

29

C

39

C

49

D

10

C

20

D

30

A

40

D

50

A

Đánh giá bài viết
1 677
Sắp xếp theo

    Môn Sinh khối B

    Xem thêm