Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật lý trường THPT Chuyên Sư Phạm Hà Nội (lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn Vật lý

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật lý trường THPT Chuyên Sư Phạm Hà Nội (lần 1) gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án tham khảo đi kèm, là đề luyện thi THPT Quốc gia, ôn thi Đại học, Cao đẳng 2016 khối A hữu ích dành cho các bạn học sinh. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật lý trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, Hà Nội

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật lý trường THPT Lý Tự Trọng, Nam Định

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật lý trường THPT Nguyễn Viết Xuân, Lâm Đồng

Câu 1. Sóng điện từ là

A. sóng lan truyền trong các môi trường đàn hồi.
B. sóng có năng lượng tỉ lệ với bình phương của bước sóng.
C. sóng có điện trường và từ trường dao động cùng pha, cùng tần số, có phương vuông góc với nhau ở mọi thời điểm.
D. sóng có hai thành phần điện trường và từ trường dao động cùng phương, cùng tần số và cùng pha.

Câu 2. Phát biểu nào sau đây đúng với cuộn cảm thuần?

A. Cảm kháng của cuộn cảm không phụ thuộc tần số của dòng điện xoay chiều.
B. Cường độ dòng điện hiệu dụng qua cuộn cảm tỉ lệ với tần số dòng điện.
C. Cuộn cảm thuần không có tác dụng cản trở đối với dòng điện một chiều có cường độ thay đổi theo thời gian.
D. Cảm kháng của cuộn cảm tỉ lệ nghịc với chu kì của dòng điện xoay chiều.

Câu 3. Một vật dao động điều hòa theo một trục cố định (mốc thế năng ở vị trí cân bằng) thì

A. thế năng của vật cực đại khi vật ở vị trí biên.
B. khi vật đi từ vị trí cân bằng ra biên, vận tốc và gia tốc của vật luôn cùng dấu.
C. khi ở vị trí cân bằng, thế năng của vật bằng cơ năng.
D. động năng của vật cực đại khi gia tốc của vật có độ lớn cực đại.

Câu 4. Các giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều

A. được xây dựng dựa trên tác dụng từ của dòng điện.
B. được đo bằng ampe kế nhiệt.
C. bằng giá trị trung bình chia cho √2.
D. bằng giá trị cực đại chia cho √2.

Câu 5. Trong mạch RLC mắc nối tiếp, độ lệch pha giữa dòng điện và điện áp giữa hai đầu đoạn mạch phụ thuộc vào

A. cách chọn gốc tính thời gian.
B. tính chất của mạch điện.
C. điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch.
D. cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch.

Câu 6. Dòng điện xoay chiều hình sin là dòng điện có

A. cường độ biến thiên tuần hoàn theo thời gian
B. cường độ biến đổi điều hòa theo thời gian.
C. cường độ không đổi theo thời gian.
D. cường độ biến đổi theo hàm số bậc nhất của thời gian.

Câu 7. Khi nói về dao động cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Dao động cưỡng bức có tần số nhỏ hơn tần số của lực cưỡng bức
B. Dao động của con lắc đồng hồ là dao động cưỡng bức.
C. dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.
D. Biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của lực cưỡng bức.

Câu 8. Một con lắc đơn có dây treo dài ℓ, dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g. Tần số dao động của con lắc là

Đề thi thử Đại học môn Lý

Câu 9. Sóng truyền trên một sợ dây hai đầu cố định có bước sóng λ. Để có sóng dừng trên dây thì chiều dài L của dây phải thỏa mãn điều kiện là (với k = 1, 2, 3, ...)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lý

Câu 10. Một vật khối lượng m, dao động điều hòa với biên độ A và tần số góc ω. Chọn gốc thế năng ở vị trí cân bằng của vật. Cơ năng của vật là

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lý

Câu 11. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về dao động điều hòa?

A. Li độ của dao động biến thiên theo thời gian theo định luật dạng sin hay cosin.
B. Gia tốc của vật luôn hướng về vị trí cân bằng và có độ lớn tỉ lệ với độ lớn của li độ.
C. Gia tốc của vật luôn ngược pha với li độ.
D. Vận tốc của vật luôn đồng pha với li độ

Câu 12. Âm thanh (âm nghe được) có tần số

A. lớn hơn 20000 Hz.
B. nằm trong khoảng từ 16 Hz đến 20000 Hz.
C. có thể nhận giá trị bất kì.
D. nhỏ hơn 16 Hz.

(Còn tiếp)

Đánh giá bài viết
2 3.902
Sắp xếp theo

    Vật lý lớp 12

    Xem thêm