Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật lý trường THPT Tĩnh Gia 3, Thanh Hóa (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn Vật lý

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật lý (Vật lí) trường THPT Tĩnh Gia 3, Thanh Hóa (Lần 1) gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm, là tài liệu ôn tập môn Tiếng Anh hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 12, những bạn học sinh chuẩn bị bước vào kì thi THPT Quốc gia 2016. Mời các bạn tham khảo.

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học có đáp án

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật Lý có đáp án

Tuyển tập 20 đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2016

SỞ GD & ĐT THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 3

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1

Môn: Vật lí

Thời gian làm bài: 90 phút;

(50 câu trắc nghiệm)

Ngày thi:10/01/2016

Câu 1: Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có biên độ lần lượt là 8 cm và 12 cm. Biên độ dao động tổng hợp có thể là:

A. A = 21 cm B. A = 5 cm C. A = 3 cm D. A = 2 cm

Câu 2: Biểu thức quan hệ giữa biên độ A, li độ x và tần số góc của chất điểm dao động điều hoà ở thời điểm t là:

Đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn Lý

Câu 3: Công suất tức thời của dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp có chu kì:

A. bằng một nửa chu kì của dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch
B. lớn hơn chu kì của dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch
C. bằng 2 lần chu kì của dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch
D. bằng chu kì của dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch

Câu 4: Cho 4 điểm O, A, B, C theo thứ tự đó cùng nằm trên một đường thẳng. Tại O đặt một nguồn âm điểm phát sóng đẳng hướng. Mức cường độ âm tại A lớn hơn mức cường độ âm tại B là 20dB, mức cường độ âm tại B lớn hơn mức cường độ âm tại C là 20dB. Tỉ số AB/BC là:

A. 10 B. 1/10 C. 9 D. 1/9

Câu 5: Đặt một hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh. Hiệu điện thế giữa hai đầu:

A. đoạn mạch luôn cùng pha với dòng điện trong mạch.
B. cuộn cảm luôn vuông pha với hiệu điện thế giữa hai đầu tụ điện.
C. cuộn cảm luôn ngược pha với hiệu điện thế giữa hai đầu tụ điện.
D. tụ điện luôn cùng pha với dòng điện trong mạch.

Câu 6: Cho mạch điện như hình vẽ: gồm điện trở R, tụ điện C và cuộn cảm có điện trở thuần mắc nối tiếp. Biết Đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn LýĐặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều Bỏ qua điện trở của dây nối và của khoá K. Ban đầu khoá K đóng, điện áp hiệu dụng hai đầu đoạn AM và MB lần lượt là: Khoá K mở thì điện áp hiệu dụng giữa hai điểm M, B là Giá trị của điện trở R và độ tự cảm L là:

Đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn Lý

Đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn Lý

Câu 7: Trên phương truyền sóng các điểm dao động cùng pha với nhau cách nhau một khoảng:

A. Bằng một bước sóng B. Bằng nửa bước sóng
C. Bằng số nguyên lần bước sóng D. Bằng phân tử bước sóng

Câu 8: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, tại vị trí cân bằng lò xo dãn ∆ℓ0, kích thích cho con lắc dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với chu kì T. Trong một chu kỳ khoảng thời gian để lực đàn hồi tác dụng vào vật cùng chiều với trọng lực là T/4. Biên độ dao động của vật là:

Đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn Lý

Câu 9: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, vật dao động điều hòa với biên độ A = 8 cm. Khi vật đi qua vị trí cân bằng người ta giữ chặt lò xo ở vị trí cách điểm treo của lò xo một đoạn bằng 3/ 4 chiều dài của lò xo lúc đó. Biên độ dao động của vật sau đó bằng:

A. 16 cm B. 4√3 cm C. 6 cm D. 4 cm

Câu 10: Trong phòng thu âm, tại một điểm nào đó trong phòng mức cường độ âm nghe được trực tiếp từ nguồn âm phát ra có giá trị 84dB, còn mức cường độ âm tạo từ sự phản xạ âm qua các bức tường là 72dB. Khi đó mức cường độ âm mà người nghe cảm nhận được trong phòng có giá trị gần giá trị nào nhất?

A. 87d B. B. 85,20dB C. 80,97dB D. 82,30dB

Câu 11: Mạch dao động LC có điện trở thuần bằng không gồm cuộn dây thuần cảm và tụ điện có điện dung 5 μF. Trong mạch có dao động điện từ tự do (riêng) với hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện bằng 10 V. Năng lượng dao động điện từ trong mạch bằng:

A. 2,5.10-4 J B. 2,5.10-3 J C. 2,5.10-1 J D. 2,5.10-2 J

Câu 12: Trên một sợi dây đàn hồi dài 1 m, hai đầu cố định, đang có sóng dừng với 5 nút sóng (kể cả hai đầu dây). Bước sóng của sóng truyền trên dây là:

A. 0,5 m B. 2 m C. 1 m D. 1,5 m

Câu 13: Chọn câu sai? Dao động duy trì:

A. có biên độ không đổi B. có chu kì không đổi
C. có tần số bằng tần số riêng D. có biên độ phụ thuộc vào tần số của dao động

Câu 14: Đặt một điện áp xoay chiều u = U0cos(2πft) V (với f thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch gồm R, L, C mắc nối tiếp. Các giá trị R, L, C là hữu hạn và khác không. Khi f = f1 = 30 Hz thì hệ số công suất của đoạn mạch là cosφ1 = 0,5. Còn khi f = f2 = 60 Hz thì hệ số công suất của đoạn mạch là cosφ2 = 1. Khi điều chỉnh f = f3 = (f1 + f2) thì hệ số công suất của đoạn mạch cosφ3 là:

A. 0,75 B. 0,86 C. 0,72 D. 0,65

Câu 15: Đặc điểm giống nhau giữa sóng cơ và sóng điện từ là:

A. đều truyền đi nhờ lực liên kết giữa các phần tử môi trường.
B. gồm cả sóng ngang và sóng dọc.
C. đều truyền được trong chân không.
D. quá trình truyền sóng là quá trình truyền pha dao động.

Câu 16: Công suất hao phí trên đường dây truyền tải điện năng được xác định theo công thức:

A. p = UI B. p = UIcos C. p = I2R D. p = I2Z

Câu 17: Một vật nhỏ thực hiện dao động điều hòa theo phương trình x = 10cos(4πt) với t tính bằng giây. Động năng của vật đó biến thiện với chu kì bằng:

A. 0,50 s B. 1,00 s C. 1,50 s D. 0,25 s

Câu 18: Tần số của dòng điện do máy phát điện xoay chiều một pha phát ra tăng gấp 4 lần nếu:

A. tăng tốc độ quay của rôto 8 lần và giảm số cực từ của máy 2 lần
B. giảm tốc độ quay của rôto 8 lần và tăng số cặp cực từ của máy 2 lần
C. giảm tốc độ quay của rôto 4 lần và tăng số cặp cực từ của máy 8 lần
D. tăng tốc độ quay của rôto 2 lần và tăng số cực từ của máy 4 lần

Câu 19: Khi nói về dao động cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Dao động của con lắc đồng hồ là dao động cưỡng bức.
B. Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.
C. Dao động cưỡng bức có tần số nhỏ hơn tần số của lực cưỡng bức.
D. Biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của lực cưỡng bức.

Câu 20: Vật dao động điều hoà có chu kì T = 0,6 s. Biết trong một chu kì, khoảng thời gian để vật nhỏ của con lắc có độ lớn vận tốc không vượt quá 6 cm/s là 0,2 s. Biên độ dao động của vật bằng:

A. 2,4 cm B. 3,6 cm C. 3 cm D. 4 cm

(Còn tiếp)

Đánh giá bài viết
1 721
Sắp xếp theo

    Vật lý lớp 12

    Xem thêm