Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc (Lần 3)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc (Lần 3) là đề thi thử trắc nghiệm môn Địa lý có đáp án đi kèm, dành cho các bạn tham khảo, làm quen với bài thi tổ hợp môn Khoa học xã hội năm 2017. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc (Lần 1)

Đề thi thử nghiệm kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý có đáp án

Tổng hợp 1090 câu hỏi trắc nghiệm Địa lý lớp 12

Trắc nghiệm trực tuyến: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc (Lần 3) - Đề 1

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

TRƯỜNG THPT YÊN LẠC

----------------

Đề gồm 05 trang

ĐỀ KSCL THI THPT QUỐC GIA LẦN 3 - LỚP 12

NĂM HỌC 2016 - 2017

BÀI THI: KHOA HỌC XÃ HỘI, MÔN: ĐỊA LÝ

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề

Mã đề thi 132

Câu 1: Nhân tố có ý nghĩa hàng đầu tạo nên những thành tựu to lớn của ngành chăn nuôi nước ta trong thời gian qua là:

A. Thú y phát triển đã ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

B. Nguồn thức ăn cho chăn nuôi ngày càng được bảo đảm tốt hơn.

C. Nhiều giống gia súc gia cầm có chất lượng cao được nhập nội.

D. Nhu cầu thị trường trong và ngoài nước ngày càng tăng.

Câu 2: Cây rau màu ôn đới được trồng ở đồng bằng sông Hồng vào vụ:

A. Đông xuân. B. Đông C. Mùa. D. Hè thu.

Câu 3: Dựa vào bảng số liệu sau đây về sản lượng thuỷ sản của nước ta thời kì 1990 – 2005 (nghìn tấn)

Năm

1990

1995

2000

2005

Tổng số

890,6

1584,4

2250,5

3432,8

Sản lượng khai thác

728,5

1195,3

1660,9

1995,4

Sản lượng nuôi trồng

162,1

389,1

589,6

1437,4

Nhận định nào sau đây không chính xác?

A. Nuôi trồng tăng gần 8,9 lần trong khi khai thác chỉ tăng hơn 2,7 lần.

B. Sản lựơng thuỷ sản tăng nhanh, tăng liên tục và tăng toàn diện.

C. Tốc độ tăng của nuôi trồng nhanh gấp hơn 2 lần tốc độ tăng của cả ngành.

D. Sản lượng thuỷ sản giai đoạn 2000 - 2005 tăng nhanh hơn giai đoạn 1990 - 1995.

Câu 4: Thành phần kinh tế nào ở nước ta giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế?

A. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. B. Kinh tế tập thể.

C. Kinh tế Nhà nước. D. Kinh tế tư nhân.

Câu 5: "Lũ lớn nhất vào tháng X, XI; lũ tiểu mãn vào tháng V, VI", đây là đặc điểm của sông:

A. Cầu. B. La Ngà C. Mã D. Đồng Nai

Câu 6: Cà phê được trồng nhiều nhất ở

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ B. Tây Nguyên

C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đông Nam Bộ

Câu 7: Tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh giảm, tuổi thọ trung bình của người dân tăng là do:

A. Chăm sóc sức khoẻ ban đầu tốt. B. Đời sống nhân dân phát triển

C. Mạng lưới y tế phát triển. D. Có sự kết hợp của y học cổ truyền và y học hiện đại.

Câu 8: Cho bảng số liệu sau

SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA (2005-2010)

Năm

2005

2007

2009

2010

Sản lượng (nghìn tấn)

3 467

4 200

4 870

5 128

- Khai thác

1 988

2 075

2 280

2 421

- Nuôi trồng

1 479

2 125

2 590

2 707

Giá trị sản xuất (tỉ đồng)

38 784

47 014

53 654

56 966

Nhận xét nào sau đây đúng khi nói về sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản nước ta giai đoạn 2005-2010?

A. Sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản qua các năm đều giảm

B. Sản lượng khai thác luôn lớn hơn sản lượng nuôi trồng

C. Sản lượng khai thác tăng chậm hơn sản lượng nuôi trồng

D. Sản lượng nuôi trồng tăng chậm hơn sản lượng khai thác

Câu 9: Nền nông nghiệp hàng hóa đặc trưng ở chỗ:

A. Người sản xuất quan tâm nhiều tới sản lượng.

B. Người nông dân quan tâm nhiều hơn tới thị trường tiêu thụ sản phẩm do họ sản xuất ra.

C. Phần lớn sản phẩm là để tiêu dùng tại chỗ.

D. Mỗi cơ cấu sản xuất, mỗi địa phương đều sản xuất nhiều loại sản phẩm.

Câu 10: Chiến lược phát triển dân số hợp lí trong điều kiện nước ta hiện nay là:

A. Hạ thấp tỉ lệ gia tăng dân số.

B. Đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế.

C. Hạn chế việc đưa dân lên trung du, miền núi.

D. Giảm mức tăng dân số và đẩy mạnh phát triển kinh tế

Câu 11: Biểu hiện để chứng tỏ nước ta có lượng mưa và độ ẩm lớn là:

A. lượng mưa nhiều, độ ẩm không khí cao.

B. sông ngòi nhiều nước giàu phù sa.

C. trong năm có một mùa mưa và một mùa khô.

D. lượng mưa trung bình năm từ 1500 – 2000mm, độ ẩm không khí trung bình trên 80%, cân bằng ẩm luôn dương.

Câu 12: Hiện nay nước ta đang được coi là giai đoạn có kết cấu "dân số vàng" điều này có nghĩa là:

A. số người từ 15 – 59 tuổi chiếm 2/3 dân số. B. số người từ 0 – 14 tuổi chiếm 2/3 dân số.

C. số người già cao chiếm tới ½ dân số. D. số trẻ sơ sinh chiếm 2/3 dân số.

Câu 13: Đặc điểm của quá trình đô thị hóa ở nước ta:

A. Quá trình đô thị hóa ở nước ta có quy mô lớn và phân bố tập trung.

B. Quá trình đô thị hóa ở nước ta không xuất phát từ quá trình công nghiệp hóa.

C. Trình độ đô thị hóa diễn ra chậm và không đồng đều giữa các vùng lãnh thổ.

D. Trình độ đô thị hóa cao

Câu 14: Trong khu vực Đông Nam Á, dân số nước ta đứng thứ ba sau:

A. Inđônêxia và Philíppin. B. Malaixia và Inđônêxia.

C. Malaixia và Thái Lan. D. Mianma và Lào.

Câu 15: Đất feralit ở nước ta thường bị chua là do:

A. Có sự tích tụ nhiều Fe2O3.

B. Có sự tích tụ nhiều Al2O3.

C. Quá trình phong hóa diễn ra với cường độ mạnh.

D. Mưa nhiều rửa trôi hết các chất ba dơ dễ tan.

Câu 16: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (cực Nam Trung Bộ) chuyên về trồng nho, thanh long, chăn nuôi cừu đã thể hiện:

A. Các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp.

B. Sự chuyển đổi mùa vụ từ Bắc vào Nam, từ đồng bằng lên miền núi.

C. Việc áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.

D. Việc khai thác tốt hơn tính mùa vụ của nền nông nghiệp nhiệt đới.

Câu 17: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19: giá trị sản xuất cây lương thực trong tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm 2007 của nước ta là (tỉ đồng):

A. 63.875,6 B. 651.868 C. 85. 389 D. 65.186,8

Câu 18: Cho bảng số liệu sau

TỈ SUẤT SINH VÀ TỈ SUẤT TỬ Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1979-2006 (Đơn vị: ‰)

Năm

1979

1989

1999

2006

Tỉ suất sinh

32,2

31,3

23,6

19,0

Tỉ suất tử

7,2

8,4

7,3

5,0

Biểu đồ phù hợp nhất thể hiện tỉ suất sinh, tỉ suất tử và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của nước ta giai đoạn 1979-2006 là

A. Biểu đồ cột. B. Biểu đồ miền đặc biệt.

C. Biểu đồ đường. D. Biểu đồ tròn.

Câu 19: Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu của phần phía Nam lãnh thổ (từ 16°B trở vào):

A. Quanh năm nóng B. Không có tháng nào nhiệt độ dưới 20°C.

C. Về mùa khô có mưa phùn. D. Có hai mùa mưa và khô rõ rệt

Câu 20: Căn cứ vào bản đồ lượng mưa, trang 9, Atlat Địa lí Việt Nam: khu vực có khí hậu khô hạn nhất nước ta là:

A. Bắc Trung Bộ. B. Tây Bắc.

C. Ven biển Bắc Bộ. D. Ven biển cực Nam Trung Bộ.

Câu 21: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo nhóm tuổi. (Đơn vị: nghìn người)

Năm

Tổng số

Từ 15-24 tuổi

Từ 25-49 tuổi

Từ 50 tuổi trở lên

2005

44 904,5

9 168,0

28 432,5

7 304,0

2013

53 245,6

7 916,1

31 904,5

13 425,0

Năm 2013 tỉ lệ lao động từ 25- 49 tuổi ở nước ta là:

A. 59,92% B. 58,92% C. 63,3% D. 25,2%.

Câu 22: Căn cứ vào trang 15, Atlat Địa lí Việt Nam: hai đô thị có quy mô dân số lớn nhất ở Đồng Bằng sông Hồng là:

A. Hải Phòng, Nam Định. B. Hà Nội, Nam Định

C. Hà Nội, Hải Phòng. D. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

Câu 23: Gió đông bắc hoạt độngở phía nam dãy Bạch Mã vào mùa đông là do:

A. Gió từ cao áp ở lục địa châu Á thổi qua lục địa lãnh thổ Trung Hoa rồi vào nước ta.

B. Gió từ cao áp cận chí tuyến ở nửa cầu Nam thổi thường xuyên vào nước ta.

C. Gió từ cao áp ở lục địa châu Á di chuyển ra phía đông qua biển rồi vào nước ta.

D. Gió Tín phong bán cầu Bắc thổi thường xuyên vào nước ta theo hướng đông bắc

Câu 24: Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc, nên:

A. Nền nhiệt độ cao, các cân bức xạ quanh năm dương

B. Có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá

C. Khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa đông bớt nóng, khô và mùa hạ nóng, mưa nhiều

D. Có sự phân hóa tự nhiên rõ rệt

Câu 25: Vùng đất là:

A. phần được giới hạn bởi các đường biên giới và đường bờ biển.

B. phần đất liền giáp biển

C. các hải đảo và vùng đồng bằng ven biển .

D. toàn bộ phần đất liền và các hải đảo .

Câu 26: Theo số liệu thống kê, tính đến năm 2006 vùng có mật độ dân số thấp nhất nước ta là:

A. Tây Bắc. B. Bắc Trung Bộ. C. Tây Nguyên D. Đông Bắc.

Câu 27: Vân Phong và Cam Ranh là hai vịnh biển thuộc tỉnh (thành):

A. Khánh Hoà. B. Bình Thuận. C. Đà Nẵng. D. Quảng Ninh.

Câu 28: Đây là đặc điểm của các cao nguyên Đồng Văn, Mộc Châu, Sơn La

A. Có độ cao trên 800m. B. Cấu tạo chủ yếu bởi đất xám phù sa cổ.

C. Cấu tạo chủ yếu bởi đá vội. D. Cấu tạo chủ yếu bởi đất ba dan

Câu 29:

"Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy"

(Mưa Xuân, Nguyễn Bính)

Thời tiết "mưa xuân" được nhắc đến trong câu thơ trên diễn ra ở................, vào thời kì................., do ảnh hưởng.............

A. Miền Bắc, nửa đầu mùa đông, gió Tín phong.

B. Miền Bắc, nửa cuối mùa đông, gió mùa mùa đông đi lệch hướng ra biển.

C. Cả nước, nửa cuối mùa đông, gió mùa mùa đông.

D. Ven biển và các đồng bằng Bắc bộ, Bắc Trung Bộ, nửa cuối mùa đông, gió mùa mùa đông đi lệch hướng ra biển.

Câu 30: Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta trong thời gian qua được đánh giá là:

A. Nhanh, tích cực,phù hợp. B. Nhanh, đúng hướng,phù hợp.

C. Đáp ứng được yêu cầu phát triển. D. Tích cực, đúng hướng nhưng còn chậm.

Câu 31: Nét nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là:

A. Địa hình đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích

B. Có địa hình cao nhất nước ta

C. Có 3 mạch núi lớn hướng Tây Bắc – Đông Nam

D. Gồm các dãy núi song song và so le hướng Tây Bắc – Đông Nam

Câu 32: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về sự phân bố của một số cây công nghiệp:

A. Cây cà phê phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ

B. Cây cao su phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên, trung du miền núi Bắc Bộ

C. Cây chè phân bố chủ yếu ở trung du miền núi Bắc Bộ, tỉnh Lâm Đồng

D. Cây dừa trồng nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 33: Để bảo vệ sự đa dạng sinh học của nước ta, biện pháp có ý nghĩa hàng đầu là:

A. Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với đời sống con người.

B. Xây dựng hệ thống vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.

C. Hạ tỉ lệ tăng dân số xuống mức cho phép để bảo vệ môi trường

D. Thực hiện dự án trồng mới 5 triệu héc ta rừng đến năm 2010.

Câu 34: Cho biểu đồ:

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý có đáp án

Biểu đồ trên thể hiện:

A. cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta.

B. cơ cấu lao động phân theo khu vực tế của nước ta.

C. sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực tế của nước ta.

D. tốc độ tăng GDP phân theo thành khu vực tế của nước ta.

Câu 35: Gió mùa mùa đông ảnh hưởng sâu sắc đến miền Bắc và Đông bắc Bác bộ nước ta là do:

A. nước ta nằm ở trung tâm của khu vực Châu Á gió mùa.

B. nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến của bán cầu Bắc.

C. hướng các dãy nuí vùng Đông Bắc có dạng hình cánh cung đón gió.

D. nước ta địa hình đồi núi chiếm ¾ diện tích.

Câu 36: Cho bảng số liệu sau: NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM

Địa điểm

Nhiệt độ trung bình tháng I (°C)

Nhiệt độ trung bình tháng VII (°C)

Nhiệt độ trung bình năm (°C)

Lạng Sơn

13,3

27,0

21,2

Hà Nội

16,4

28,9

23,5

Vinh

17,6

29,6

23,9

Huế

19,7

29,4

25,1

Quy Nhơn

23,0

29,7

26,8

Nhiệt độ trung bình năm có xu hướng

A. giảm dần từ Bắc vào Nam B. tăng giảm không ổn định.

C. tăng dần từ Bắc vào Nam. D. không tăng không giảm

Câu 37: Nhận định nào dưới đây không chính xác:

Ở nước ta tỉ lệ gia tăng dân số giảm nhưng quy mô dân số vẫn ngày càng lớn là do:

A. Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình triển khai chưa đồng bộ.

B. tỉ lệ gia tăng cơ học cao.

C. Dân số đông.

D. Kết cấu dân số trẻ.

Câu 38: Trong khu vực 1, xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành là:

A. Giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thủy sản.

B. Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi.

C. Giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng mạnh tỉ trọng ngành lâm nghiệp

D. Giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi, tăng tỉ trọng ngành trồng trọt.

Câu 39: Mật độ dân số trung bình của Đồng bằng sông Hồng lớn gấp 2,8 lần Đồng bằng sông Cửu Long được giải thích bằng nhân tố:

A. Lịch sử khai thác lãnh thổ B. Tính chất của nền kinh tế.

C. Trình độ phát triển kinh tế. D. Điều kiện tự nhiên.

Câu 40: Các thành phố trưc thuộc Trung ương của nước ta là:

A. Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.

B. Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh.

C. Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ.

D. Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ.

----------- HẾT ----------

Thí sinh được sử Atlat Địa lí Việt Nam, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý

1

B

11

D

21

A

31

A

2

B

12

A

22

C

32

B

3

D

13

C

23

D

33

B

4

C

14

A

24

A

34

C

5

B

15

D

25

D

35

C

6

B

16

A

26

A

36

C

7

B

17

D

27

A

37

B

8

C

18

B

28

C

38

A

9

B

19

C

29

D

39

A

10

D

20

D

30

D

40

C

Đánh giá bài viết
1 1.031
Sắp xếp theo

    Môn Địa lý khối C

    Xem thêm