Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân trường THPT Đại Từ, Thái Nguyên

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân

THPT là kì thi rất quan trọng đối với các bạn học sinh. Để thuận lợi cho việc ôn tập, chúng tôi giới thiệu với các bạn: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân trường THPT Đại Từ, Thái Nguyên. Qua đề thi này các bạn sẽ làm quen với dạng đề thi, rèn luyện và nâng cao trình độ, kiến thức về Giáo dục công dân. Chúc các bạn thi tốt!

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân Sở GD&ĐT Quảng Nam

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân - Thành phố Hà Nội (Có đáp án)

Mời làm: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân trường THPT Đại Từ, Thái Nguyên - Đề 1 Online

Mời làm: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân trường THPT Đại Từ, Thái Nguyên - Đề 2 Online

SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG THPT ĐẠI TỪ
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2016 - 2017
BÀI THI MÔN: GDCD
Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề
(40 câu trắc nghiệm)

Câu 1. Chuẩn mực nào của xã hội là quy tắc xử sự chung về những việc được làm, những việc phải làm và những việc không được làm?

A. Pháp luật. B. Đạo đức. C. Kinh tế. D. Chính trị.

Câu 2. Đặc trưng nào của pháp luật làm nên giá trị công bằng, bình đẳng vì bất kỳ ai ở trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định cũng phải xử sự theo khuôn mẫu được pháp luật quy định?

A. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.
B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
D. Tính quy phạm phổ biến.

Câu 3. Những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm là

A. vi phạm hình sự. B. vi phạm dân sự.
C. vi phạm hành chính. D. vi phạm kỷ luật.

Câu 4. Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạm như nhau trong một hoàn cảnh như nhau thì đều phải chịu trách nhiệm pháp lý

A. như nhau. B. ngang nhau.
C. bằng nhau. D. có thể khác nhau.

Câu 5. Các cá nhân, tổ chức không làm điều mà pháp luật cấm là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

A. Áp dụng pháp luật. B. Sử dụng pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật. D. Thi hành pháp luật.

Câu 6. Hành vi trái pháp luật do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là

A. thực hiện pháp luật B. vi phạm pháp luật
C. tuân thủ pháp luật. D. trách nhiệm pháp lý.

Câu 7. Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có chủ thể thực hiện khác với các hình thức còn lại?

A. Áp dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật.
C. Thi hành pháp luật. D. Sử dụng pháp luật.

Câu 8. Phát biểu nào dưới đây không đúng?

A. Mỗi hành vi vi phạm pháp luật chỉ phải chịu một hình thức trách nhiệm pháp lý.
B. Tương ứng với mỗi loại vi phạm pháp luật là một loại trách nhiệm pháp lý.
C. Một hành vi vi phạm pháp luật có thể phải chịu hai hình thức trách nhiệm pháp lý.
D. Tất cả các hành vi trái pháp luật đều có lỗi và phải chịu trách nhiệm pháp lý.

Câu 9. Dấu hiệu nào dưới đây không phải là căn cứ để xác định một hành vi vi phạm pháp luật?

A. Hành vi chứa đựng lỗi của chủ thể thực hiện.
B. Hành vi do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện .
C. Hành vi do người không đủ năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
D. Hành vi xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Câu 10. Phát biểu nào dưới đây không phải là trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo cho công dân thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình?

A. Tạo điều kiện để đảm bảo cho công dân có khả năng thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình.
B. Xử lý công bằng, nghiêm minh những hành vi vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
C. Thường xuyên đổi mới hoàn thiện hệ thống pháp luật cho phù hợp với từng thời kỳ nhất định.
D. Có ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật, chủ động tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ của mình.

Câu 11. Khẳng định nào dưới không thể hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?

A. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.
B. Các tôn giáo được hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.
C. Các tôn giáo lớn có nhiều quyền hơn các tôn giáo nhỏ.
D. Các tôn giáo được pháp luật bảo hộ nơi thờ tự.

Câu 12. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là?

A. Cơ sở để đảm bảo trật tự xã hội và an toàn xã hội.
B. Cơ sở để thực hiện chính sách hòa bình.
C. Cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
D. Cơ sở, nguyên tắc để chống diễn biến hòa bình.

Câu 13. Ông A không tham gia buôn bán, tàng trữ và sử dụng chất ma túy, trong trường hợp này ông A đã?

A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.

Câu 14. Chị C bị bắt về tội vu khống và tội làm nhục người khác, trong trường hợp này chị C phải chịu trách nhiệm?

A. Hình sự. B. Dân sự.
C. Hành chính. D. Kỷ luật.

Câu 15. Loại hợp đồng nào phổ biến nhất trong sinh hoạt hàng ngày của công dân?

A. Hợp đồng mua bán. B. Hợp đồng lao động.
C. Hợp đồng dân sự. D. Hợp đồng vay mượn.

Câu 16. Trong gia đình bác A, mọi người đều thực hiện nghĩa vụ cùng nhau chăm lo đời sống chung của gia đình. Điều này thể hiện?

A. Bình đẳng giữa các thế hệ trong gia đình.
B. Nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.
C. Bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình.
D. Trách nhiệm của cha mẹ và các con.

Câu 17. Người ở độ tuổi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm?

A. Từ đủ 14 tuổi trở lên. B. Từ đủ 16 tuổi trở lên.
C. Từ đủ 17 tuổi trở lên. D. Từ đủ 18 tuổi trở lên.

Câu 18. Giám đốc công ty A quyết định cho chị B sang làm công việc nặng nhọc, thuộc danh mục mà pháp luật quy định"không được sử dụng lao động nữ" trong khi công ty vẫn có lao động nam để làm công việc này. Quyết định của giám đốc công ty đã xâm phạm tới quyền nào dưới đây?

A. Quyền ưu tiên lao động nữ.
B. Quyền lựa chọn việc làm của lao động nữ.
C. Quyền bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động.
D. Quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.

Câu 19. Đâu là văn bản quy phạm pháp luật?

A. Điều lệ Hội Luật gia Việt Nam.
B. Điều lệ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
C. Nội quy của nhà trường.
D. Điều luật hôn nhân gia đình.

Câu 20. Theo quy định của pháp luật, độ tuổi nào được coi là người lao động cao tuổi?

A. Nam trên 55 tuổi, nữ trên 50 tuổi.
B. Nam trên 40 tuổi, nữ trên 45 tuổi
C. Nam trên 50 tuổi, nữ trên 40 tuổi.
D. Nam trên 60 tuổi, nữ trên 55 tuổi.

Câu 21. Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang là nội dung của quyền nào dưới đây?

A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Quyền được bảo đảm an toàn trong cuộc sống.
C. Quyền tự do cá nhân.
D. Quyền được bảo đảm tính mạng.

Câu 22. Tự tiện bắt người, giam giữ người trái pháp luật là hành vi xâm phạm đến

A. quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ.
B. quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
C. quyền được đảm bảo an toàn của công dân.
D. quyền tự do của cá nhân trong xã hội.

Câu 23. Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của

A. thủ trưởng cơ quan
B. cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
C. cơ quan Công an xã, phường.
D. cơ quan Quân đội nhân dân.

Câu 24. Công dân tham gia đóng góp ý kiến với nhà nước về các vấn đề kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước là thực hiện

A. quyền tham gia ban hành chính sách kinh tế, xã hội.
B. quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
C. quyền tham gia xây dựng bộ máy Nhà nước.
D. quyền tự do ngôn luận của công dân.

Câu 25. A và B cãi nhau, A đã dùng lời lẽ xúc phạm B trước các bạn trong lớp. Hành vi của A đã xâm phạm

A. quyền bất khả xâm phạm đời tư.
B. quyền được pháp luật bảo hộ về uy tín cá nhân.
C. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
D. quyền bất khả xâm phạm về danh dự.

Câu 26. Một trong những nội dung của quyền được phát triển của công dân là

A. công dân có quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.
B. công dân được học ở các trường đại học.
C. công dân được học ở nơi nào mà mình thích.
D. công dân được học môn học nào mà mình thích.

Câu 27. Pháp luật cho phép khám chỗ ở của công dân trong trường hợp nào dưới đây?

A. Cần bắt người bị tình nghi thực hiện phạm tội.
B. Cần bắt người đang có ý định thực hiện hành vi phạm tội.
C. Cần bắt người đang bị truy nã hoặc người phạm tội đang lẩn tránh ở đó.
D. Cần khám để tìm hàng hoá trốn thuế.

Câu 28. Công dân Việt Nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền ứng cử?

A. Đủ 18 tuổi trở lên. B. Trên 21 tuổi trở lên.
C. Đủ 22 tuổi trở lên. D. Đủ 21 tuổi trở lên.

Câu 29. Ai dưới đây có quyền khiếu nại?

A. Mọi cá nhân, tổ chức.
B. Chỉ có cá nhân.
C. Chỉ những người từ đủ 20 tuổi trở lên.
D. Chỉ những người là cán bộ nhà nước.

Câu 30. Quyền tự do tìm tòi, nghiên cứu để đưa ra các phát minh, sáng chế, cải tiến kỹ thuật là nội dung thuộc quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền phát minh sáng chế.
B. Quyền cải tiến kỹ thuật.
C. Quyền được phát triển.
D. Quyền sáng tạo.

Câu 31. Người nào dưới đây không có quyền bầu cử?

A. Người đang đi công tác xa.
B. Người đang chấp hành phạt tù.
C. Người đang ốm nằm điều trị tại nhà.
D. Người bị tàn tật.

Câu 32. Nội dung nào dưới đây không thuộc quyền được phát triển của công dân?

A. Những người phát triển sớm về trí tuệ được học vượt lớp.
B. Những người đạt giải trong các kỳ thi quốc gia được tuyển thẳng vào đại học.
C. Những học sinh học xuất sắc có thể được học ở các trường chuyên.
D. Những học sinh nghèo được miễn giảm học phí.

Câu 33. Nghi ngờ K lấy trộm điện thoại của mình, ông N đã nhốt K trong nhà mình suốt 3 giờ để tra hỏi. Hành vi của ông N đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền được đảm bảo an toàn về thân thể
B. Quyền được đảm bảo an toàn về sức khoẻ
C. Quyền được đảm bảo tự do cá nhân.
D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

Câu 34. Trường của A tổ chức lấy ý kiến của học sinh góp ý để xây dựng trường, lớp mình. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?

A. Học sinh không có quyền góp ý xây dựng trường, lớp.
B. Học sinh không cần góp ý.
C. Quyền tự do ngôn luận không bao gồm quyền góp ý này.
D. Góp ý xây dựng trường, lớp là quyền tự do ngôn luận của học sinh.

Câu 35. A đang sử dụng máy tính thì có việc đi ra khỏi phòng, nhân lúc đó bạn B tự ý vào đọc thư trong Email của A. Hành vi này của B đã xâm phạm tới quyền nào dưới đây của A?

A. Quyền tự do cá nhân.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
C. Quyền được bảo đảo an toàn và bí mật thư tín.
D. Quyền tự do ngôn luận của công dân.

Câu 36. Sau 2 năm tìm tòi, nghiên cứu anh A là kỹ sư nhà máy đã có sáng kiến hợp lý hoá quá trình sản xuất, đưa năng xuất lao động cao hơn trước. Anh A đã thực hiện quyền nào dưới đây của mình?

A. Quyền được phát triển.
B. Quyền lao động.
C. Quyền học tập.
D. Quyền sáng tạo.

Câu 37. Sau khi phát hiện hành vi nhận hối lộ của một cán bộ huyện A, bà C muốn gửi đơn tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền. Vậy bà C phải gửi đơn đến cơ quan nào dưới đây cho đúng pháp luật?

A. Cơ quan công an bất kỳ.
B. Uỷ ban nhân huyện A.
C. Uỷ ban nhân tỉnh.
D. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh.

Câu 38. Chị V không đồng ý với quyết định kỷ luật của Giám đốc sở. Chị có thể làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?

A. Khiếu nại quyết định của giám đốc.
B. Tố cáo với người có thẩm quyền.
C. Gửi đơn tố cáo đến cơ quan công an.
D. Đăng thông tin này lên Facebook.

Câu 39. Nhân dân xã X biểu quyết công khai về quyết định xây dựng nhà văn hoá xã với sự đóng góp của các hộ gia đình. Việc làm này biểu hiện quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền tự do ngôn luận.
B. Quyền tự do bày tỏ ý kiến, nguyện vọng.
C. Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội.
D. Quyền công khai minh bạch.

Câu 40. Chị A thuê căn phòng của bà B. Một lần chị A không có ở nhà, bà B đã mở khoá vào phòng để kiểm tra. Bà B có quyền tự ý vào nhà chị A khi chị A không có ở nhà hay không?

A. Bà B không có quyền vì đây là chỗ ở của người khác.
B. Bà B có quyền vào bất cứ khi nào vì đây là nhà của bà.
C. Bà B có thể vào và rồi sau đó nói với chị A.
D. Bà B có thể vào mà không cần nói với chị A, vì bà chỉ xem mà không động vào tài sản của chị A.

-------Hết------------
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Họ, tên thí sinh:................................Số báo danh:.................................

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân

1. A

2. D

3. A

4. A

5. C

6. B

7. A

8. A

9. C

10. D

11. C

12. C

13. C

14. A

15. C

16. C

17. B

18. D

19. D

20. D

21. A

22. B

23. B

24. B

25. C

26. A

27. C

28. D

29. A

30. D

31. B

32. D

33. D

34. D

35. C

36. D

37. B

38. A

39. C

40. A

Đánh giá bài viết
1 232
Sắp xếp theo

    Thi THPT Quốc Gia môn GDCD

    Xem thêm