Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học Sở GD&ĐT Hà Tĩnh

Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Hóa học

Mời bạn tham khảo: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học Sở GD&ĐT Hà Tĩnh. Việc ôn tập qua từng đề để các bạn nắm vững thêm kiến thức đã được học, trao dồi kĩ năng làm bài và biết cách sắp xếp thời gian hiệu quả trong quá trình thi. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi THPT sắp tới!

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT Quế Võ số 1, Bắc Ninh (Lần 2)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT Trần Phú, Hà Tĩnh (Lần 2)

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HÀ TĨNHĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017
Môn: Hóa học
Thời gian làm bài: 50 phút;
(40 câu trắc nghiệm)

Cho biết nguyên tử khối (theo đvC) của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; N = 14; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Zn = 65; Fe = 56; Cu = 64; Ag = 108; Ba = 137.

Câu 1: Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là thực hiện quá trình

A. khử các ion kim loại. B. oxi hoá các ion kim loại.
C. khử các kim loại. D. oxi hoá các kim loại.

Câu 2: Hóa chất nào sau đây được dùng để làm mềm nước cứng vĩnh cữu?

A. Na2CO3. B. NaOH. C. Ca(OH)2. D. CaSO4.

Câu 3: Cấu hình electron của nguyên tử Cr (Z = 24) là

A. [18Ar]3d54s1. B. [18Ar]3d64s2. C. [18Ar]3d5. D. [18Ar]3d6.

Câu 4: Hợp chất của crom có tính lưỡng tính là

A. CrO3. B. Cr(OH)3. C. K2CrO4. D. K2Cr2O7.

Câu 5: Kim loại nào sau đây tác dụng được với H2SO4 đặc nguội?

A. Fe. B. Zn. C. Cr. D. Al.

Câu 6: Phương pháp điều chế kim loại bằng cách dùng các chất khử C, CO, H2 để khử ion kim loại trong oxit, ở nhiệt độ cao được gọi là phương pháp

A. nhiệt luyện. B. điện phân dung dịch.
C. điện phân nóng chảy. D. thuỷ luyện.

Câu 7: Không khí sẽ bị ô nhiễm khi tăng cao nồng độ của chất nào sau đây?

A. Khí N2. B. Khí CO2. C. Hơi nước. D. Khí O2.

Câu 8: Hòa tan hoàn toàn 4,6 gam Na trong nước dư thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là

A. 2,24. B. 4,48. C. 3,36. D. 6,72.

Câu 9: Kim loại tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)2

A. Ag. B. Zn. C. Cu. D. Sn.

Câu 10: Khi tấm tôn (Fe tráng Zn) bị trầy xước lớp kẽm lộ sắt ra, để trong không khí ẩm thì xảy ra sự ăn mòn điện hoá học, trong đó

A. ở cực âm Fe bị oxi hoá. B. ở cực dương Fe bị oxi hoá.
C. ở cực âm Zn bị oxi hoá. D. ở cực dương Zn bị oxi hoá.

Câu 11: Cho dãy các chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, FeSO4, Fe3O4, Fe2(SO4)3, Fe2O3. Số chất trong dãy vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa bị oxi hóa khi tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng là

A. 4. B. 5. C. 6. D. 7.

Câu 12: Cho hỗn hợp gồm Al và Fe vào dung dịch gồm Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X chứa 3 muối. Các muối trong X là

A. Al(NO3)3, Fe(NO3)2 và AgNO3.
B. Al(NO3)3, Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2.
C. Fe(NO3)2, Cu(NO3)2 và AgNO3.
D. Al(NO3)3, Fe(NO3)3 và Fe(NO3)2.

Câu 13: Cho 3,36 lít khí CO2 (đkc) sục từ từ qua 650 ml dung dịch Ca(OH)2 0,2M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 15. B. 13. C. 11. D. 10.

Câu 14: Nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch gồm a mol NaOH và b mol KAlO2. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn bằng đồ thị sau:

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học

Tỷ lệ a:b là

A. 3:2. B. 2:3. C. 3:4. D. 4:3.

Câu 15: Có 3 kim loại X, Y và Z thỏa mãn các tính chất ở bảng sau:

Thuốc thử

Kim loại

Dung dịch HCl

Dung dịch HNO3 đặc nguội

Dung dịch NaOH

X

Có phản ứng

Không phản ứng

Không phản ứng

Y

Có phản ứng

Có phản ứng

Không phản ứng

Z

Có phản ứng

Không phản ứng

Có phản ứng

Các kim loại X, Y và Z lần lượt là:

A. Zn, Mg và Al. B. Fe, Mg và Al. C. Fe, Al và Cr. D. Fe, Mg và Zn.

Câu 16: Hỗn hợp rắn M gồm x mol Zn và y mol Al phản ứng vừa đủ với hỗn hợp khí N gồm z mol O2 và t mol Cl2, thu được hỗn hợp sản phẩm gồm các oxit và muối. Mối quan hệ giữa x, y, z, t là

A. x + y = z + t. B. 2x + 3y = 4z + 2t.
C. 2x + 3y = 2z + t. D. 2x + 3y = 2z + 2t.

Câu 17: Có 4 dung dịch NaNO3, Fe2(SO4)3, HCl và KOH được kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z và T. Biết rằng: T hoặc hỗn hợp gồm X và Z đều hòa tan được Cu; X phản ứng được với Y. Kết luận nào sau đây là đúng?

A. X là HCl. B. Y là Fe2(SO4)3. C. Z là KOH. D. T là NaNO3.

Câu 18: Cho 5,6 gam Fe vào 500 ml dung dịch CuSO4 0,25M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 500 ml dung dịch X vẫn còn màu xanh, nồng độ mol/lít của CuSO4 trong X là

A. 0,75M. B. 0,15M. C. 0,05M. D. 0,10M.

Câu 19: Etyl axetat có công thức là

A. CH3COOCH3. B. C2H5COOCH3. C. CH3COOC2H5. D. HCOOC2H5.

Câu 20: Polime nào sau đây dùng để chế tạo cao su?

A. Poli metylmetacrylat. B. Poli caproamit.
C. Poli isopren. D. Poli vinylclorua.

Câu 21: Aminoaxit có 2 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2 trong phân tử là

A. Glyxin. B. Alanin. C. Axit glutamic. D. Lysin.

Câu 22: Loại chất nào sau đây trong phân tử không có nguyên tố oxi?

A. Cacbohiđrat. B. Peptit. C. Amin. D. Este.

Câu 23: Chất béo lỏng X có thể cộng hiđro (xúc tác Ni, t0) thành chất béo rắn có tên gọi tristearin. Chất X là

A. (C17H35COO)3C3H5. B. (C17H33COO)3C3H5.
C. (C15H31COO)3C3H5. D. (C17H31COO)2C2H4.

Câu 24: Chất nào sau đây có phản ứng màu biure (tác dụng với Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu tím)?

A. Anbumin. B. Gly-Ala. C. Trimetyl amin. D. Alanin.

Câu 25: Cho m gam amin đơn chức X phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch chứa 19,1 gam muối. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất trên của X là

A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.

Câu 26: Cho các phát biểu sau:

(a) Vinyl axetat không làm mất màu dung dịch Br2.
(b) Anilin và alanin đều có tính lưỡng tính.
(c) Trùng ngưng caprolactam thu được tơ capron.
(d) Cao su lưu hoá, amilopectin của tinh bột là những polime có cấu trúc mạng không gian.
(e) Peptit, tinh bột, xenlulozơ và tơ lapsan đều bị thủy phân trong dung dịch axit.
(f) Saccarozơ cấu tạo từ hai gốc glucozơ bằng liên kết α-1,4-glicozit.

Số phát biểu đúng là

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 27: Thủy phân hoàn toàn 171 gam dung dịch saccarozơ 12,5% trong môi trường axit, thu được dung dịch X. Cho X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, thu được m gam Ag. Giá trị của m là

A. 27,00. B. 54,00. C. 6,75. D. 13,50.

Câu 28: Cho 17,9 gam hỗn hợp gồm CH3COOC2H5 và CH3COONH3CH3 tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch chứa m gam hỗn hợp muối và V lít khí (đktc). Giá trị của m và V tương ứng là

A. 8,2 và 2,24. B. 8,2 và 1,12. C. 8,2 và 2,24. D. 16,4 và 2,24.

Câu 29: Cho từ từ 100 ml dung dịch HCl a mol/lít vào 100 ml dung dịch Na2SO3 b mol/lít đồng thời khuấy đều, thu được V lít khí (đktc) và dung dịch X. Khi cho dư nước vôi trong vào dung dịch X thấy có xuất hiện kết tủa. Biểu thức liên hệ giữa V với a, b là

A. V=1,12(a+b). B. V=1,12(a-b). C. V=2,24(a-b). D. V=2,24(a+b).

Câu 30: Hòa tan hoàn toàn 2,44 gam hỗn hợp bột X gồm FexOy và Cu bằng dung dịch HNO3 loãng (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,336 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch chứa 7,93 gam hỗn hợp muối nitrat. Phần trăm khối lượng của FexOy trong X là

A. 26,23%. B. 73,77%. C. 65,57%. D. 13,11%.

Câu 31: Cho dãy gồm các chất: Saccarozơ, tinh bột, protein, triolein, peptit, policaproamit. Số chất trong dãy bị thủy phân trong dung dịch NaOH, đun nóng là

A. 3. B. 6. C. 4. D. 5.

Câu 32: Cho sơ đồ sau:

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học

Công thức cấu tạo của X là

A. NH2CH2COOC2H5. B. NH2C3H6COOH.
C. CH3COONH3C2H3. D. C2H3COONH3CH3.

Câu 33: Lấy 0,3 mol hỗn hợp X gồm H2NC3H5(COOH)2 và H2NCH2COOH cho vào 400 ml dung dịch HCl 1M thì thu được dung dịch Y. Y tác dụng vừa đủ với 800 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Z. Làm bay hơi Z thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 28,8. B. 52,2. C. 61,9. D. 55,2.

Câu 34: Cho các sơ đồ phản ứng sau (theo đúng tỉ lệ mol):

C7H18O2N2 (X) + NaOH → X1 + X2 + H2O (1)
X1 + 2HCl → X3 + NaCl (2)
X4 + HCl → X3 (3)
X4 → tơ nilon-6 + H2O (4)

Phát biểu đúng là

A. X2 làm quỳ tím hóa hồng.
B. Phân tử khối của X lớn hơn so với X3.
C. X4 là α-aminocaproic.
D. Các chất X, X4 đều có tính lưỡng tính.

Câu 35: Hỗn hợp A gồm 2 este đơn chức X, Y. Cho 0,05 mol A tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được hỗn hợp sản phẩm hữu cơ B. Đốt cháy hết toàn bộ B thu được 2,688 lít CO2 (đktc) và 3,18 gam Na2CO3. Khi làm bay hơi B thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 5,84. B. 4,56. C. 5,62. D. 3,40.

Câu 36: Khi thủy phân hoàn toàn 0,1 mol peptit X (mạch hở, tạo bởi các amino axit có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl) bằng dung dịch NaOH (dư 25% so với lượng cần phản ứng), cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp chất rắn tăng so với khối lượng X là 78,2 gam. Số liên kết peptit trong X là

A. 15. B. 10. C. 16. D. 9.

Câu 37: Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,02 mol Fe(NO3)3 và 0,05 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được 2,16 gam kết tủa và dung dịch X chứa 3 muối. Tách lấy kết tủa, thêm tiếp 8 gam NaOH vào dung dịch X, sau khi các phản ứng hoàn toàn thu được 6,48 gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 4,32. B. 2,40. C. 1,60. D. 1,44.

Câu 38: Cho 20 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeCO3, Fe2O3 vào ống sứ nung nóng và dẫn từ từ 0,2 mol hỗn hợp khí Y gồm CO và H2 (tỉ khối so với H2 bằng 4,25) qua ống sứ, sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn X1 và khí Y1. Cho khí Y1 hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 7 gam kết tủa và 0,06 mol khí Y2 (tỉ khối so với H2 bằng 7,5). Hoà tan X1 bằng dung dịch HNO3 (đặc, nóng, dư), thu được dung dịch Z và 0,62 mol hỗn hợp 2 khí, trong đó có một khí màu nâu đỏ là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Nếu cho X tác dụng với dung dịch H2SO4 (đặc, nóng, dư) thì thu được 0,225 mol hỗn hợp 2 khí. Phần trăm khối lượng của Fe2O3 trong X là

A. 40%. B. 32%. C. 16%. D. 48%.

Câu 39: Hỗn hợp X gồm một este no, đơn chức, mạch hở X1 và một đipeptit X2 (tạo từ hai α-aminoaxit no A1 và A2 chứa một nhóm NH2, một nhóm COOH, MA1<MA2<120), trong đó số cacbon của X1, X2, A1, A2 khác nhau. Đốt cháy hoàn toàn 3,5 gam X thu được 6,6 gam CO2 và 0,224 lít N2 (đktc). Mặt khác, cho 3,5 gam X tác dụng hoàn toàn với 50 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y và ancol Z có tỉ khối hơi so với H2 là 23. Khối lượng muối của A2 trong Y gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 1. B. 1,15. C. 1,4. D. 1,3.

Câu 40: Thuỷ phân hoàn toàn hợp chất A trong 100 ml dung dịch NaOH 1M chỉ tạo ra một muối của α-amino axit có dạng NH2-R(COONa)2 và một ancol B. Cô cạn hỗn hợp sau phản ứng, thu được 1,84 gam B và 6,22 gam chất rắn khan. Đun nóng 1,84 gam B với dung dịch H2SO4 đặc ở 1800C thu được 0,672 lít anken (đktc), hiệu suất phản ứng tách nước là 75%. Biết A không tác dụng với Na, số công thức cấu tạo của A là

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học

1, A

2, A

3, A

4, B

5, B

6, A

7, B

8, A

9, B

10, C

11, A

12, B

13, C

14, D

15, B

16, B

17, A

18, C

19, C

20, C

21, C

22, C

23, B

24, A

25, B

26, A

27, A

28, D

29, C

30, B

31, C

32, C

33, C

34, D

35, B

36, A

37, C

38, A

39, C

40, D

Đánh giá bài viết
1 302
Sắp xếp theo

    Môn Hóa khối B

    Xem thêm