Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT Lương Tài 2, Bắc Ninh (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT Lương Tài 2, Bắc Ninh (Lần 1) là đề thi thử đại học môn Hóa có đáp án dành cho các bạn tham khảo, luyện thi, rèn luyện kĩ năng tư duy cũng như tham khảo các câu hỏi mới, lạ từ nhiều trường chuẩn bị sẵn sàng cho kì thi THPT Quốc gia môn Hóa sắp tới.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT Hà Trung, Thanh Hóa (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 bài thi Khoa học tự nhiên - môn Hóa học trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh (Lần 1)

SỞ GD-ĐT BẮC NINH

TRƯỜNG THPT LƯƠNG TÀI SỐ 2

(Đề thi có 4 trang)

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017 LẦN 1

NĂM HỌC: 2016-2017

Môn: HOÁ – Ban KHTN

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Ngày thi: 06 tháng 11 năm 2016

Mã đề thi: 132

Cho biết khối lượng nguyên tử (theo u) của các nguyên tố:

H = 1; Li = 7; Be =9; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Sr =88; Ag = 108; Ba = 137.

Câu 1: Dung dịch etylamin tác dụng được với dung dịch nước của chất nào sau đây?

A. NaOH B. NH3 C. NaCl D. FeCl3 và HCl

Câu 2: Glucozơ không có tính chất nào dưới đây?

A. Tính chất của nhóm anđehit. B. Tính chất của ancol đa chức.

C. Tham gia phản ứng thuỷ phân. D. Lên men tạo ancol etylic.

Câu 3: Kim loại nào dưới đây không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nguội.

A. Cu B. Ag C. Fe D. Mg

Câu 4. Dung dịch của chất nào sau đây không làm thay đổi màu quỳ tím:

A. Glyxin B. Lysin C. Axit glutamic D. Metylamin

Câu 5: Khi làm thí nghiệm phản ứng của Cu với HNO3 đặc, nóng thường sinh ra khí NO2. Để hạn chế tốt nhất khí NO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta đậy nút ống nghiệm bằng bông tẩm chất (hoặc dung dịch) nào sau đây?

A. Cồn 75o. B. Giấm ăn (CH3COOH). C. NaOH. D. Nước.

Câu 6.bao nhiêu tripeptit (mạch hở) khác loại mà khi thủy phân hoàn toàn đều thu được 3 aminoaxit: glyxin, alanin và phenylalanin?

A. 6. B. 9. C. 4. D. 3.

Câu 7. Cho m gam amin đơn chức bậc một X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được (m + 7,3) gam muối. Thể tích dung dịch HCl 2 M đã dùng là:

A. 10 ml B. 50 ml C. 200 ml D. 100 ml

Câu 8: Cho các chất sau đây: triolein, etyl axetat, saccarozơ, fructozơ, ala-gly-ala, glucozơ, xenlulozơ, vinyl fomat, anbumin. Số chất bị thủy phân trong môi trường kiềm

A. 8. B. 7. C. 6. D. 5.

Câu 9: Thể tích của dung dịch axit nitric 63% (D = 1,4 g/ml) cần vừa đủ để sản xuất được 89,1 kg xenlulozơ trinitrat (hiệu suất 80%) là

A. 51,43 lít B. 42,86 lít C. 80,36 lít D. 64,28 lít.

Câu 10: Trong các loi tơ dưi đây, cht nào là tơ nhân tạo?

A. Tơ visco. B. capron. C. Nilon-6,6. D.Tơ tằm.

Câu 11: Poli(vinyl clorua) là sản phẩm trùng hợp của:

A. CH2=C(CH3)-Cl B. CH2=CH2.

C. CH2=CH-Cl. D. C6H5-CH=CH2.

Câu 12: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp ba kim loại Zn, Mg, Fe vào dung dịch HCl thấy thoát ra 2,688 lít khí (đktc). Làm bay hơi dung dịch thu được 13,82 gam muối khan. Giá trị của m là:

A. 4,37g. B. 2,87. C. 9,56g. D. 5,3g.

Câu 13. Este vinyl axetat có công thức là

A. CH3COOCH3. B. CH3COOCH=CH2. C. CH2=CHCOOCH3. D. HCOOCH3.

Câu 14: Thủy phân chất X bằng dung dịch NaOH, thu được hai chất Y và Z đều có phản ứng tráng bạc, Z tác dụng được với Na sinh ra khí H2. Chất X là

A. HCOOCH2CHO B. CH3COOCH=CH2

C. HCOOCH=CH2 D. HCOOCH=CHCH3

Bài 15: Xà phòng hóa hoàn toàn 37,38 gam chất béo X bằng dung dịch KOH thu được 3,864 gam glixerol và m gam xà phòng. Giá trị của m là

A. 21,78 gam B. 37,516 gam C. 38,556 gam D. 39,06 gam

Bài 16: Thủy phân hoàn toàn 10,75 gam một este X trong NaOH dư, thu được 11,75 gam muối. Mặt khác, cũng 10,75 gam X có thể làm mất màu vừa hết 100 gam dung dịch Br2 20%. Biết rằng trong phân tử X có chứa 2 liên kết π. Tên gọi của X là

A. Metyl ađipat B. Vinyl axetat C. Vinyl propionat D. Metyl acrylat

Câu 17: Hòa tan hết 1 lượng Na vào dung dịch HCl 10% thu được 59,15 gam dung dịch gồm NaCl và NaOH và 2,24 lít H2 (đktc). Nồng độ % NaCl trong dung dịch thu được là:

A. 12,48 B. 15,38 C. 14,83 D. 12,68

Câu 18: Nhận định nào sau đây là sai?

A. Thủy phân chất béo trong môi trường axit hay kiềm đều thu được glyxerol.

B. Glucozơ và fructozơ đều hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo phức xanh lam.

C. Dùng nước Br2 có thể phân biệt được glucozơ và fructozơ.

D. Etyl propionat và propyl fomat là đồng phân của nhau.

Câu 19: Este X đơn chức, chứa vòng benzen. Trong X thì oxi chiếm 23,53 % về khối lượng. Thủy phân hoàn toàn 10,88 gam X trong NaOH dư thu được m gam muối. Giá trị của m không thể là:

A. 15,84. B. 11,52. C. 17,28. D. 5,44

Câu 20: Nhúng 1 thanh nhôm nặng 45 gam vào dung dịch CuSO4. Sau một thời gian lấy thanh nhôm ra cân lại thấy nặng 46,38 gam. Khối lượng Cu thoát ra là:

A. 0,64 gam. B. 1,28 gam. C. 2,56 gam. D. 1,92 gam.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học

1

D

11

C

21

C

31

B

2

C

12

D

22

B

32

B

3

C

13

B

23

B

33

D

4

A

14

A

24

B

34

B

5

C

15

C

25

A

35

A

6

A

16

D

26

A

36

D

7

D

17

C

27

B

37

D

8

D

18

D

28

C

38

A

9

C

19

C

29

B

39

A

10

A

20

D

30

A

40

B

Mời các bạn tải tài liệu về tham khảo!

Đánh giá bài viết
1 754
Sắp xếp theo

    Môn Hóa khối B

    Xem thêm