Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT Quế Võ số 1, Bắc Ninh (Lần 2)

Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Hóa học

Mỗi năm cứ vào thời gian này là các bạn học sinh lại tất bật ôn tập để thi THPT Quốc gia. Để các bạn ôn tập dễ dàng, thư viện đề thi VnDoc đã sưu tầm và xin giới thiệu tới bạn: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT Quế Võ số 1, Bắc Ninh (Lần 2)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT thị xã Quảng Trị (Lần 2)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT thị xã Quảng Trị (Lần 1)

SỞ GD&ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT QUẾ VÕ SỐ 1
Đề gồm có 3 trang, 40 câu
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2 NĂM 2017
Môn: Hóa học
(Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề)
Mã đề: 836

Họ và tên thí sinh:..............................Số báo danh: .............................

Cho nguyên tử khối: C=12, H=1, O=16, Na=23, Mg=24, Ca=40, Fe=56, Cu=64, Zn=65, S=32, N=14, K=39, Al=27

Câu 1: Amino axit CH3-CH(NH2)-COOH có tên bán hệ thống là

A. Axit α-aminopropionic B. Alanin
C. Axit α-aminopropanoic D. Axit 2-aminopropionic

Câu 2: Hai kim loại đều tác dụng mãnh liệt với nước ở điều kiện thường là

A. K và Ca. B. Na và Al. C. Mg và Na. D. Li và Mg.

Câu 3: Cho 34,4 gam hỗn hợp Na2CO3, K2CO3, CaCO3 phản ứng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch X và 6,72 lít CO2 ở đktc. Cô cạn X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 35,5 B. 27,7 C. 33,7 D. 37,7

Câu 4: Trong điều kiện thường, X là chất rắn,dạng sợi màu trắng. Phân tử X có cấu trúc mạch không phân nhánh, không xoắn. Thủy phân X trong môi trường axit, thu được glucozơ. Tên gọi của X là

A. saccarozơ. B. xenlulozơ. C. fructozơ. D. amilopectin.

Câu 5: Cho 11,2 gam kim loại X tác dụng với HCl dư được 4,48 lít H2 (đktc). X là

A. Fe B. Cu. C. Mg D. Ca

Câu 6: Al, Al2O3, Al(OH)3 đều tác dụng được với dung dịch HCl và dung dịch NaOH. Các chất có tính chất lưỡng tính là

A. Al và Al(OH)3. B. Al, Al2O3 và Al(OH)3.
C. Al2O3, Al(OH)3. D. Al và Al2O3.

Câu 7: Ở điều kiện thường, amin X là chất lỏng, dễ bị oxi hoá khi để ngoài không khí. Dung dịch X không làm đổi màu quỳ tím nhưng tác dụng với nước brom tạo kết tủa trắng. Amin X là

A. benzylamin. B. metylamin. C. đimetylamin. D. anilin.

Câu 8: Cho Al tác dụng với dung dịch Y chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 một thời gian, thu được dung dịch Z và chất rắn T gồm 3 kim loại. Chất chắc chắn phản ứng hết là

A. Al và AgNO3. B. AgNO3. C. Cu(NO3)2. D. Al.

Câu 9: Có bao nhiêu aminoaxit là đồng phân có cùng công thức phân tử C4H9NO2?

A. 5 B. 3 C. 4 D. 2

Câu 10: Xà phòng hóa tristearin bằng NaOH, thu được glixerol và chất X. Chất X là

A. CH3[CH2]16COOH. B. CH3[CH2]16(COOH)3.
C. CH3[CH2]16(COONa)3. D. CH3[CH2]16COONa

Câu 11: Vinyl axetat có công thức cấu tạo thu gọn là

A. CH2 = CH – COOCH3. B. CH3COOCH2 – CH3.
C. CH3COOCH3. D. CH3COOCH = CH2.

Câu 12: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm IIA có dạng

A. n-1)d10ns2 B. ns2np2 C. ns1 D. ns2

Câu 13: Trong những năm 30 của thế kỷ XX, các nhà hóa học của hãng Du Pont (Mỹ) đã thông báo phát minh ra một loại vật liệu "mỏng hơn tơ nhện, bền hơn thép và đẹp hơn lụa". Theo thời gian, vật liệu này đã có mặt trong cuộc sống hàng ngày của con người, phổ biến trong các sản phẩm như lốp xe, dù, quần áo, tất, ... Hãng Du Pont đã thu được hàng tỷ đôla mỗi năm bằng sáng chế về loại vật liệu này. Một trong số vật liệu đó là tơ nilon-6. Công thức một đoạn mạch của tơ nilon-6 là

A. (-NH-[CH2]5-CO-)n. B. (-NH-[CH2]6-NH-CO-[CH2]4-CO-)n.
C. (-CH2-CH=CH-CH2-)n. D. (-NH-[CH2]6-CO-)n.

Câu 14: Nhận định nào sau đây là sai?

A. Trong phân tử peptit (C6H11O4N3) có hai liên kết peptit.
B. Metylpropionat và propylfomat là đồng phân của nhau.
C. Dùng Cu(OH)2 có thể phân biệt được Gly-Gly và Ala-Gly-Gly
D. Thủy phân chất béo trong môi trường axit hay kiềm đều thu được axit béo.

Câu 15: Polime nào sau đây là polime thiên nhiên?

A. Cao su isopren. B. Cao su buna. C. Amilozơ. D. Nilon-6,6.

Câu 16: Cho m gam hỗn hợp kim loại Zn, Cu vào dung dịch HCl (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,48 lít khí H2 (đktc) và 2,0 gam kim loại không tan. Giá trị của m là

A. 18,0 B. 16,0 C. 15,0 D. 8,5

Câu 17: Khi nói về kim loại, phát biểu nào sau đây sai?

A. Kim loại có độ cứng lớn nhất là Cr.
B. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là W.
C. Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là Li.
D. Kim loại dẫn điện tốt nhất là Cu.

Câu 18: Thuỷ phân 8,8 gam etyl axetat bằng 200 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 10,40 B. 3,28 C. 8,56 D. 8,20

Câu 19: Thuỷ phân este CH3COOCH=CH2 trong môi trường kiềm thu được

A. Muối của axit hữu cơ và anđehit B. Axit hữu cơ và ancol
C. Muối của axit hữu cơ và ancol D. Axit hữu cơ và anđehit

Câu 20: Hợp chất X có công thức phân tử CH6N2O3, cho 15,04 gam X tác dụng hết với dung dịch chứa 8 gam NaOH. Sau phản ứng thu được khí và dung dịch chứa m gam chất tan. Giá trị của m là?

A. 14,3 B. 12,8 C. 15,2 D. 16,2

Câu 21: Dãy gồm các chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần lực bazơ từ trái sang phải là?

A. Phenylamin, etylamin, amoniac. B. Etylamin, amoniac, phenylamin.
C. Etylamin, phenylamin, amoniac. D. Phenylamin, amoniac, etylamin.

Câu 22: Đun nóng 14,6 gam Gly-Ala với lượng dư dung dịch NaOH. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

A. 18,6 B. 22,6 C. 20,8 D. 16,8

Câu 23: Trong phân tử xenlulozơ, mỗi gốc C6H10O5 có:

A. 4 nhóm -OH. B. 2 nhóm -OH. C. 1 nhóm -OH. D. 3 nhóm -OH.

Câu 24: Cho 0,1 mol FeCl2 phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 39,5. B. 17,9. C. 10,8. D. 28,7.

Câu 25: Cho 7,52g hỗn hợp gồm Al; Fe; Cu vào bình đựng 300 ml dung dịch H2SO4 0,6M và HCl 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,56g chất rắn và có 3,808 lit khí (đktc) thoát ra. Thêm tiếp vào bình 1,7g NaNO3; khi các phản ứng kết thúc thì thể tích khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) tạo thành và khối lượng muối trong dung dịch là:

A. 0,672 lit và 26,75g B. 0,672 lit và 27,39g
C. 0,448 lit và 26,75g D. 0,048 lit và 27,39g

Câu 26: Thủy phân 30,78 gam saccarozơ trong 200 ml dung dịch HCl 0,4M với hiệu suất 80%. Trung hòa lượng axit sau phản ứng bằng NaOH rồi cho AgNO3/NH3 dư vào thấy xuất hiện m gam kết tủa bạc. Giá trị của m là:

A. 31,104 B. 32,184 C. 45,092 D. 42,584

Câu 27: Điện phân 100 gam dung dịch X chứa 0,15 mol CuSO4 và a mol KCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp), đến khi nước bắt đầu bị điện phân ở cả hai điện cực thì ngừng, thu được dung dịch Y. Dung dịch Y hòa tan tối đa 2,7 gam Al. Giả sử hiệu suất điện phân là 100%, khí sinh ra không tan trong nước. Nồng độ phần trăm của K2SO4 trong Y là?

A. 33,49%. B. 27,53%. C. 34,30%. D. 26,10%.

Câu 28: Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ phản ứng giữa axit nitric với xenlulozơ (hiệu suất phản ứng 60% tính theo xenlulozơ). Nếu dùng 2 tấn xenlulozơ thì khối lượng xenlulozơ trinitrat điều chế được là

A. 2,20 tấn. B. 3,67 tấn. C. 2,97 tấn. D. 1,10 tấn.

Câu 29: Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol Fe và 0,2 mol Fe2O3 vào trong một bình kín dung tích 11,2 lít chứa CO (đktc). Nung nóng bình 1 thời gian, sau đó làm lạnh tới 00C. Hỗn hợp khí trong bình lúc này có tỉ khối so với H2 là 15,6. Số gam chất rắn còn lại trong bình sau khi nung là

A. 20,4 B. 35,5 C. 28,0 D. 36,0

Câu 30: Cho các phát biểu sau:

(a) Ở nhiệt độ thường, Cu(OH)2 tan được trong dung dịch glixerol.
(b) Ở nhiệt độ thường, C2H4 phản ứng được với nước brom.
(c) Đốt cháy hoàn toàn CH3COOCH3 thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.
(d) Glyxin (H2NCH2COOH) phản ứng được với dung dịch NaOH.

Số phát biểu đúng là?

A. 2 B. 4 C. 3 D. 1

Câu 31: Cho kim loại Fe vào dung dịch chứa AgNO3, Fe(NO3)3, Cu(NO3)2 thu được dung dịch X và chất rắn Y. Dung dịch X tác dụng với dd NaOH thì thu được hỗn hợp hiđroxit kết tủa. Nung nóng hidroxit trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 2 oxit. Vậy dung dịch X gồm các muối

A. Fe(NO3)2, Cu(NO3)2 B. AgNO3, Fe(NO3)2
C. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3 D. AgNO3, Fe(NO3)3

Câu 32: Cho 9,2 gam Na vào 300 ml dung dịch HCl 1M cô cạn dung dịch sau phản ứng được số gam chất rắn khan là:

A. 23,40 B. 17,85 C. 17,55 D. 21,55

Câu 33: Cho m gam Al và Na (tỉ lệ mol 1:2) tác dụng với nước dư chỉ thu được dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với 100 ml dung dịch CuCl2 0,35M và HCl 0,5 M. Sau phản ứng thu được 2,45 gam kết tủa chỉ chứa Cu(OH)2. Giá trị của m là:

A. 7,30 B. 8,03 C. 8,76 D. 5,84

Câu 34: Thủy phân 30,78 gam saccarozơ trong 200 ml dung dịch HCl 0,4M với hiệu suất 80%. Trung hòa lượng axit sau phản ứng bằng NaOH rồi cho AgNO3/NH3 dư vào thấy xuất hiện m gam kết tủa bạc. Giá trị của m là:

A. 41,92% B. 28,92% C. 32,02% D. 22,28%

Câu 35: Cho các nhận định sau:

(1) Glucozơ và fructozơ là đồng phân của nhau.
(2) Để nhận biết glucozơ và fructozơ ta dùng dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng.
(3) Amilozơ và amilopectin có cùng công thức phân tử (C6H10O5)n
(4) Xenlulozơ được cấu tạo bởi các gốc β-glucozơ liên kết với nhau bởi liên kết β-1,4-glicozit.
(5) Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
(6) Saccarozơ chỉ tồn tại dưới dạng mạch vòng.

Số nhận định đúng là.

A. 6 B. 4 C. 5 D. 3

Câu 36: Hỗn hợp T gồm hai peptit X và Y có tổng số mắt xích là 15 với tỷ lệ mol tương ứng là 1:3. Thủy phân hoàn toàn m gam T thu được 6 gam Gly, 8,01 gam Ala và 14,04 gam Val. Giá trị của m là:

A. 23,55 B. 26,22 C. 24,84 D. 20,18

Câu 37: Cho m1 gam hỗn hợp Fe và Cu vào dung dịch HNO3 loãng thu được 4,48 lit khí NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất và m2 gam chât rắn X. Đun nóng m2 gam chất rắn X với khí Clo (dư) thu được 2,48m2 gam chất rắn Y. Khối lượng kim loại phản ứng với axit là:

A. 12,0 gam B. 20,0 gam C. 14,08 gam D. 16,8 gam

Câu 38: Để 16,8 gam phôi sắt ngoài không khí một thời gian, thu được 21,6 gam hỗn hợp rắn X gồm Fe và các oxit Fe. Hòa tan hết X trong dung dịch HCl loãng dư, thu được 1,344 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch Y, kết thúc phản ứng thấy thoát ra 0,03 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất); đồng thời thu được m gam hỗn hợp kết tủa. Giá trị của m là

A. 126,86 gam B. 130,26 gam C. 128,84 gam D. 132,12 gam

Câu 39: Hỗn hợp X gồm axit axetic và etyl fomat (tỷ lệ mol 1:1) tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch Y chứa đồng thời KOH 1,0M và NaOH 1,0M thu được dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 20,4 B. 16,4 C. 18,0 D. 16,6

Câu 40: Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit Al2O3, CuO, Fe2O3, MgO nung ở nhiệt độ cao thu được rắn X. Cho toàn bộ X vào dung dịch HCl loãng dư, thu được dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Y cho tới dư, lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được rắn Z. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Điều nào sau đây là sai?

A. Dung dịch Y hòa tan được bột Fe.
B. Dung dịch Y chỉ chứa ba muối clorua.
C. Trong Z chứa hai loại oxit.
D. Trong X chứa hai hợp chất và hai đơn chất.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học

1, A

2, A

3, D

4, B

5, A

6, C

7, D

8, B

9, A

10, D

11, D

12, D

13, A

14, D

15, C

16, C

17, D

18, B

19, A

20, C

21, D

22, C

23, D

24, A

25, C

26, A

27, C

28, A

29, D

30, B

31, A

32, D

33, A

34, D

35, A

36, A

37, D

38, B

39, D

40, B

Đánh giá bài viết
1 237
Sắp xếp theo

    Môn Hóa khối B

    Xem thêm