Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT Trần Hưng Đạo, thành phố Hồ Chí Minh (Lần 3)

Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Hóa học

Nhằm giúp các bạn học sinh lớp 12 có thêm tài liệu ôn thi chuẩn bị tốt cho kì thi THPT Quốc gia sắp diễn ra, mời các bạn cùng tham khảo: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT Trần Hưng Đạo, thành phố Hồ Chí Minh (Lần 3).

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT Trần Phú - Yên Lạc, Vĩnh Phúc (Lần 5)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT Trần Hưng Đạo, thành phố Hồ Chí Minh (Lần 4)

SỞ GD & ĐT TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC ĐỢT 3 NĂM 2017
MÔN: HÓA HỌC – KHỐI A+B
Ngày thi: 17/02/2017
Thời gian làm bài: 50 phút;
(40 câu trắc nghiệm)

Mã đề thi 214

Câu 1: Trong các tên gọi dưới đây tên gọi nào phù hợp với chất: CH3NH2

A. Dimetylamin B. Metyl amin C. Amin metyl D. Etan amin

Câu 2: Hoà tan 5,4 gam Al bằng một lượng dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau phản ứng thu được dung dịch X và V lít khí hidro (ở đktc). Giá trị của V là (Cho Al=27)

A. 2,24 lít. B. 4,48 lít. C. 3,36 lít D. 6,72 lít.

Câu 3: Chất không phản ứng với dd AgNO3/NH3, t0 tạo ra Ag là:

A. glucozơ B. axit fomic C. axit axetic D. fomanđehit

Câu 4: Tơ nitron (olon) là sản phẩm trùng hợp của monome nào sau đây?

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học

Câu 5: Dãy gồmcác chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là:

A. CH2=C(CH3)-CH=CH2, C6H5CH=CH2. B. CH2=CH-CH=CH2, CH3-CH=CH2.
C. CH2=CH-CH=CH2, lưu huỳnh. D. CH2=CH-CH=CH2, C6H5CH=CH2.

Câu 6: X là hỗn hợp kim loại Ba và Al. Hòa tan m gam X vào lượng dư nước thu được 8,96 lít H2 (đktc). Cũng hòa tan m gam X vào dung dịch NaOH dư thì thu được 12,32 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là (cho Al=27; Ba=40)

A. 21,80. B. 57,50. C. 13,70. D. 19,10.

Câu 7: Cho phương trình phản ứng:

FeSO4 + K2Cr2O7 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + H2O

Tổng các hệ số của phương trình với các số nguyên tối giản được lập theo phương trình trên là:

A. 42 B. 40 C. 34 D. 26

Câu 8: Cho 1,1 gam hỗn hợp bột nhôm và bột sắt trong đó số mol nhôm gấp 2 lần số mol sắt vào 100 ml dung dịch AgNO3 0,825M rồi khuấy đều cho đến khi phản ứng hoàn toàn. Nồng độ các chất có trong dung dịch sau phản ứng là (Al=27, Fe=56)

A. Al(NO3)3 0,2M; Fe(NO3)2 0,075M; Fe(NO3)3 0,025M.
B. Al(NO3)3 0,2M; Fe(NO3)2 0,05M; Fe(NO3)3 0,05M.
C. Al(NO3)3 0,2M; Fe(NO3)2 0,1M.
D. Al(NO3)3 0,2M; Fe(NO3)3 0,075M; Fe(NO3)2 0,025M.

Câu 9: Chất không có tính chất lưỡng tính là

A. Al(OH)3 B. NaHCO3 C. Al2O3 D. AlCl3.

Câu 10: Đun nóng este CH3COOCH=CH2 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là

A. CH3COONa và CH2=CHOH. B. CH3COONa và CH3CHO.
C. CH2=CHCOONa và CH3OH. D. C2H5COONa và CH3OH.

Câu 11: Cho các phát biểu sau:

(a) Peptit Gly –Ala có phản ứng màu biure
(b) Trong phân tử đipeptít có 2 liên kết peptit
(c) Có thể tạo ra tối đa 4 đipeptit từ các amino axít Gly; Ala.
(d) Dung dịch Glyxin không làm đổi màu quỳ tím

Số phát biểu đúng là

A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.

Câu 12: Trong một cốc nước có chứa 0,01 mol Na+; 0,01 mol Al3+; 0,015 mol Ca2+; 0,01 mol Mg2+; 0,045 mol HCO3-; 0,045 mol Cl-. Để làm mềm cốc nước trên có thể dùng các cách:

A. Đun nóng, Na3PO4, Ca(OH)2. B. Na2CO3, Na3PO4, NaOH
C. Đun nóng, Na2CO3, Na3PO4 D. Na3PO4, Na2CO3, HCl.

Câu 13: Cho 0,69 gam một kim loại kiềm tác dụng với nước (dư). Sau phản ứng thu được 0,336 lít khí hidro (ở đktc). Kim loại kiềm là (cho Li=7; Na=23; K=39; Rb=87)

A. Na B. Rb C. K D. Li.

Câu 14: Cho một mẫu hợp kim Na-K-Ba tác dụng với nước (dư), thu được dung dịch X và 0,784 lít H2 (ở đktc). Thể tích dung dịch axit HCl 0,5M cần dùng để trung hoà dung dịch X là

A. 150ml. B. 200ml. C. 140ml. D. 70ml.

Câu 15: Cho 30,45 gam Gly – Ala – Gly tác dụng với 500ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch thu được sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là: (Cho C=12; H=1; O=16; K=39)

A. 55,75. B. 46,5. C. 42,9 D. 35,3.

Câu 16: Cho 6,4g hỗn hợp 2 kim loại thuộc nhóm IIA và thuộc 2 chu kỳ kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 4,48 lit khí H2 (đkc). Hai kim loại đó là (cho Be=9; Mg=24; Ca=40; Sr=88; Ba=137)

A. Be và Mg B. Mg và Ca C. Ca và Sr D. Sr và Ba

Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn 7,5 gam este X ta thu được 11 gam CO2 và 4,5 gam H2O. Nếu X đơn chức thì X có công thức phân tử là: (C=12, O=16, H=1)

A. C5H10O2 B. C4H8O2 C. C2H4O2 D. C3H6O2

Câu 18: Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M, lượng kết tủa thu được là 14,04 gam. Giá trị lớn nhất của V là (Cho Al = 27; Cl = 35,5; Na = 23; O = 16; H = 1)

A. 1,8. B. 2,04 C. 2,0. D. 1,2

Câu 19: Có bao nhiêu amin chứa vòng benzen có cùng công thức phân tử C7H9N

A. 3 amin B. 4 amin C. 6 amin D. 5 amin

Câu 20: Sản phẩm hữu cơ của phản ứng nào sau đây không dùng để chế tạo tơ tổng hợp?

A. Trùng hợp metyl metacrylat. B. Trùng ngưng hexametylenđiamin với axit ađipic.
C. Trùng ngưng axit -aminocaproic. D. Trùng hợp vinyl xianua.

Câu 21: Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (thí dụ H2O) được gọi là phản ứng:

A. Trùng hợp B. Xà phòng hóa C. Thủy phân D. Trùng ngưng

Câu 22: Những nhận xét nào trong các nhận xét sau là đúng?

(1) Metylamin, đimetylamin, trimetylamin và etylamin là những chất khí mùi khai khó chịu, độc
(2) Các amin đồng đẳng của metylamin có độ tan trong nước giảm dần theo chiều tăng của khối lượng phân tử.
(3) Anilin có tính bazơ và làm xanh quỳ tím ẩm.
(4) Lực bazơ của các amin luôn lớn hơn lực bazơ của amoniac

A. (1), (2), (4). B. (1), (2), (3). C. (1), (2). D. (2), (3), (4).

Câu 23: Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các - amino axit.
B. Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2
C. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị - amino axit được gọi là liên kết peptit.
D. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo

Câu 24: Khi cho dòng điện một chiều I=2A qua dung dịch CuCl2 trong 10 phút. Khối lượng đồng thoát ra ở catot là (Cu=64)

A. 0,4 gam. B. 0,2 gam. C. 40 gam. D. 4 gam.

Câu 25: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Etylen glicol là ancol no, đơn chức, mạch hở. B. Axit béo là những axit cacboxylic đa chức.
C. Este isoamyl axetat có mùi chuối chín. D. Ancol etylic tác dụng được với dung dịch NaOH.

Câu 26: Trong các ion sau đây, ion nào có tính oxi hóa mạnh nhất?

A. Zn2+. B. Cu2+. C. Ca2+. D. Ag+

Câu 27: Hoà tan hoàn toàn 13,65 gam Zn trong dung dịch HNO3 loãng, dư thu được dung dịch X và 0,448 lít khí N2 (đktc). Khối lượng muối trong dung dịch X là: (Cho Zn = 65; H = 1; N = 14; O = 16)

A. 41,89 gam. B. 37,80 gam. C. 39,80 gam. D. 39,69 gam.

Câu 28: Cho hỗn hợp X gồm Fe3O4, ZnO và Cu tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y và phần không tan Z. Cho NaOH dư vào dung dịch Y (trong điều kiện không có không khí) thu được kết tủa nào sau đây?

A. Cu(OH)2, Fe(OH)2 và Zn(OH)2. B. Cu(OH)2 và Fe(OH)3.
C. Fe(OH)3 và Fe(OH)2. D. Cu(OH)2 và Fe(OH)2.

Câu 29: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Al(OH)3 phản ứng được với dung dịch HCl và dung dịch KOH.
B. Trong các phản ứng hóa học, kim loại Al chỉ đóng vai trò chất khử.
C. Kim loại Al tan được trong dung dịch HNO3 đặc, nguội.
D. Trong công nghiệp, kim loại Al được điều chế bằng phương pháp điện phân Al2O3 nóng chảy.

Câu 30: Kim loại Fe không phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch?

A. CuCl2. B. MgSO4. C. FeCl3. D. AgNO3.

Câu 31: Thuỷ phân este C4H6O2 trong môi trường axit thu được một hỗn hợp gồm các chất có phản ứng tráng gương. CTCT của este có thể là:

A. HCOOCH2-CH=CH2 B. CH3COOC(CH3)=CH2
C. HCOOCH=CH-CH3 D. HCOOC6H5

Câu 32: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào không chứng minh được nhóm chức anđehit của glucozơ?

A. Lên men glucozơ bằng xúc tác enzim B. Oxi hóa glucozơ bằng Cu(OH)2 đun nóng
C. Khử glucozơ bằng H2/Ni, t0 D. Oxi hoá glucozơ bằng AgNO3/NH3

Câu 33: Cho bột nhôm tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu được 6,72 lít khí H2 (ở đktc). Khối lượng bột nhôm đã phản ứng là (cho Al=27)

A. 10,4 gam. B. 5,4 gam. C. 16,2 gam. D. 2,7 gam.

Câu 34: C4H8O2 có bao nhiêu đồng phân mạch hở phản ứng được với dung dịch NaOH?

A. 7 B. 8 C. 6 D. 5

Câu 35: Thủy phân hoàn toàn 17,76 gam etyl axetat trong 100 ml dd NaOH 0,8M và KOH 0,5M; đun nóng. Cô cạn dd sau phản ứng thu được chất rắn khan có khối lượng là: (cho H=1; C=12; O=16; Na=23; K=39)

A. 11,46 gam B. 9,30 gam C. 10,2 gam D. 23,76 gam

Câu 36: Sục 2,688 lít CO2 (đktc) vào 150 ml dung dịch Ca(OH)2 1M và KOH 0,5M. Khối lượng kết tủa thu được sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn là (cho H=1; C=12; O=16; K=39; Ca=40)

A. 5 gam B. 30 gam C. 12 gam D. 15 gam

Câu 37: Cho biết chất nào sau đây thuộc monosacarit:

A. Saccarozơ B. Glucozơ C. Xenlulozơ D. Tinh bột

Câu 38: Cho m(g) hỗn hợp X gồm axit glutamic và alanin tác dụng với dung dịch HCl dư. Sau phản ứng làm bay hơi cẩn thận dung dịch thu được (m+11,68)g muối khan. Nếu cho m(g) hỗn hợp X tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ, sau phản ứng cũng làm bay hơi cẩn thận dung dịch thu được (m+19)g muối khan. Giá trị của m là: (Cho C=12; H=1; O=16; K=39; Cl=35,5)

A. 36,6g B. 38,61g C. 38,92g D. 35,4g

Câu 39: Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Ca từ CaCl2

A. điện phân CaCl2 nóng chảy. B. dùng Na khử Ca2+ trong dung dịch CaCl2.
C. điện phân dung dịch CaCl2. D. nhiệt phân CaCl2.

Câu 40: Đun nóng dd chứa 13,5g glucozơ với dd AgNO3/NH3 thì khối lượng Ag thu được tối đa là (C=12, H=1, O=16, Ag=108):

A. 32,4g B. 10,8g C. 21,6g D. 16,2g

Đánh giá bài viết
1 194
Sắp xếp theo

    Môn Hóa khối B

    Xem thêm