Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử trường THPT Krông Ana, Đăk Lăk

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử

Chia sẻ thêm phần tài liệu ôn tập cho các bạn học sinh đang chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia, thư viện đề thi VnDoc xin giới thiệu: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử trường THPT Krông Ana, Đăk Lăk. Đề thi này sẽ là tài liệu hữu ích để tham khảo và ôn tập cho quý thầy cô và các bạn học sinh. Chúc các bạn học sinh thi đạt kết quả cao.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử trường THPT Lê Hồng Phong, Hà Tĩnh lần 1

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử trường THPT Thuận Thành số 2, Bắc Ninh (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử trường THPT Quế Võ số 3, Bắc Ninh

Mời làm: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử trường THPT Krông Ana, Đăk Lăk Online

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK LĂK
Trường THPT Krông Ana
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017
MÔN: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 50 phút (kể cả giao đề)

Câu 1. Ý nghĩa to lớn nhất của phong trào "Đồng khởi" (1959 - 1960)?

A. Đưa đến Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam ra đời.
B. Làm lay chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm
C. Đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
D. Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ.

Câu 2. Cuối năm 1974 - đầu năm 1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam?

A. Trong năm 1976.
B. Trong năm 1975.
C. Trong hai năm 1975 và 1976
D. Trong năm 1974 và đầu năm 1975

Câu 3. Con đường cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên do đồng chí Nguyễn Ái Quốc khởi thảo?

A. Tịch thu hết sản nghiệp của bọn đế quốc
B. Thực hiện cách mạng ruộng đất cho triệt để
C. Làm cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất để đi tới xã hội cộng sản
D. Đánh đổ địa chủ phong kiến, làm cách mạng thổ địa.

Câu 4. Sự khác biệt rõ nhất giữa chiến lược "Chiến tranh cục bộ" với chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mĩ ở miền Nam Việt Nam là gì?

A. Có sự tham gia trực tiếp của lực lượng quân Mĩ và quân một số nước đồng minh của Mĩ.
B. Có sự chỉ huy của hệ thống cố vấn Mĩ.
C. Sử dụng vũ khí, phương tiện chiến tranh do Mĩ cung cấp.
D. Có sự tham gia của quân đội sài Gòn.

Câu 5. Nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp?

A. Những hành động ngang ngược củaTưởng và tay sai.
B. Quân Pháp được quân che chở nên đã nổ súng xâm lược nước ta.
C. Mĩ giúp sức, thực dân Pháp đả nổ súng xâm lược nước ta.
D. Những hành động phá hoại Hiệp định sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước Việt - Pháp (4/9/1946) của thực dân Pháp.

Câu 6. Ý nghĩa quan trọng nhất của cao trào dân chủ 1936 - 1939 đối với cách mạng Việt Nam?

A. Tập hợp được một lực lượng công- nông hùng mạnh.
B. Uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng và ăn sâu trong quần chúng.
C. Là cuộc diễn tập thứ hai chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám 1945.
D. Đã tập hợp được đội quân chính trị đông đảo từ thành thị đến nông thôn.

Câu 7. Tổ chức ASEAN ra đời trong bối cảnh lịch sử nào?

A. Nửa sau những năm 60, sau khi nhiều nước giành được độc lập
B. Nửa sau những năm 80, sau khi 10 nước giành được độc lập
C. Nửa sau những năm 90, sau khi tất cả các nước giành được độc lập
D. Nửa sau những năm 70, sau khi 5 nước giành được độc lập

Câu 8. Tổng khởi nghĩa tháng Tám giành chính quyền từ tay Nhật diễn ra trong khoảng thời gian?

A. Từ 28/8 đến 15/9/1945.
B. Từ 9/3 đến 14/8/1945.
C. Từ 14/8 đến 2/9/1945.
D. Từ 14/8 đến 28/8/1945

Câu 9. Với thắng nào trong cuộc kháng chiến chống Pháp quân dân ta đã giành được quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ?

A. Chiến dịch Quang Trung 1951.
B. Chiến dịch Hoà Bình 1952
C. Chiến dịch Việt Bắc1947.
D. Chiến dịch Biên giới 1950

Câu 10. Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất (1952) đã bầu được bảy anh hùng tiêu biểu, trong đó có?

A. Cù Chính Lan. B. Tô Vĩnh Diện.
C. La Văn Cầu D. Phan Đình Giót.

Câu 11. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, xác định nhiệm vụ trước mắt của Cách mạng Việt Nam trong thời kì 1936 - 1939?

A. Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai.
B. Tập trung đấu tranh chống kẻ thù chính là Pháp.
C. Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày nghèo.
D. Chống đế quốc phong kiến.

Câu 12. Khó khó khăn lớn nhất của đất nước ta sau cách mạng thángTám?

A. Giặc ngoại xâm.
B. Ngân sách nhà nước trống rỗng.
C. Bọn phản cách mạng ra sức chống phá cách mạng.
D. Nạn đói, nạn dốt đe doạ nghiêm trọng cuộc sống của nhân dân ta..

Câu 13. Trong các nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là cơ bản nhất, quyết định sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930 - 1931?

A. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933
B. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khởi nghĩaYên Bái
C. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo cách mạng.
D. Địa chủ phong kiến cấu kết với thực dân Pháp đàn áp, bóc lột nông dân

Câu 14. Lực lượng cách mạng để đánh đổ đế quốc và phong kiến được nêu trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là lực lượng nào?

A. Công nhân, nông dân và phú nông.
B. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản và địa chủ phong kiến
C. Công nhân và nông dân
D. Công nhân, nông dân và các tầng lớp tiểu tư sản, trí thức

Câu 15. Hai khẩu hiệu mà Đảng ta vận dụng trong phong trào cách mạng 1930 - 1931?

A. "Chống đế quốc" và "Chống phát xít"
B. "Tự do dân chủ" và "Cơm áo hoà bình"
C. "Độc lập dân tộc" và "Ruộng đất dân cày"
D. "Tịch thu ruộng đất của đế quốc Việt gian" và "Tịch thu ruộng đất của địa chủ phong kiến"

Câu 16. Xu thế chủ đạo của tình hình thế giới sau chiến tranh lạnh là?

A. Hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển.
B. Theo chiều hướng đối thoại thỏa hiệp.
C. Theo chiều hướng đối thoại đa cực.
D. Theo chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp

Câu 17. Đóng góp to lớn của Việt Nam từ khi gia nhập Liên hợp quốc đến nay?

A. Có nhiều đóng góp trong cải tổ Liên hợp quốc để giải quyết nhiều vấn đề về kinh tế, văn hóa, xã hội, biến đổi khí hậu...
B. Chống tham nhũng, xóa đói giảm nghèo...
C. Giải quyết các tranh chấp quốc tế.
D. Tham gia ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008 đến 2009.

Câu 18. Thành tựu quan trọng nhất trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 thế kỷ XX?

A. Trở thành cường quốc công nghiệp thứ 2 thế giới (sau Mỹ).
B. Nước đầu tiên xây dựng nhà máy điện hạt nhân.
C. 1957 phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
D. 1961 phóng thành công tàu vũ trụ có người lái.

Câu 19. Ý nào sau đây không nằm nội dung Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946)?

A. Nhường cho Pháp một số quyền lợi kinh tế, văn hoá ở Việt Nam.
B. Ta để cho 15000 quân Pháp ra miền Bắc thay thế cho quân Tưởng.
C. Hai bên ngừng ngừng bắn ở Nam Bộ...
D. Chính phủ Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chíng riêng nằm trong khối Liên Hiệp Pháp.

Câu 20. Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng KH - công nghệ hiện nay là?

A. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
B. Mọi phát minh đều bắt nguồn từ khoa học.
C. Mọi phát minh đều bắt nguồn từ thực tiễn
D. Mọi phát minh phải dựa vào khoa học cơ bản.

Câu 21. Nguyên nhân quyết định sự thành công của cách mạng tháng Tám 1945?

A. Liên minh công nông vững chắc
B. Truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta.
C. Sự lãnh đạo tài tình của Đảng cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
D. Phát xít Nhật bị Hồng quân Liên Xô và phe dồng minh đánh bại, kẻ thù của nhân dân ta đã gục ngã.

Câu 22. Sự kiện tiêu biểu nhất lịch sử thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất ảnh hưởng đến cách mạng nước ta?

A. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, nước Nga Xô Viết ra đời.
B. Đảng Cộng sản Pháp thành lập năm 1920
C. Quốc tế Cộng sản thành lập năm 1919
D. Các nước đế quốc họp chia lại thế giới

Câu 23. Ý nào phản ánh không đúng âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" ở miền Nam Việt Nam?

A. Dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn Mĩ.
B. Dồn dân lập "ấp chiến lược"
C. Được tiến hành bằng lực lượng quân Mĩ, quân một số nước đồng minh và quân đội Sài Gòn.
D. Chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta.

Câu 24. Chính sách đối ngoại của Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai qua các đời tổng thống là gì?

A. Triển khai chiến lược toàn cấu làm bá chủ thế giới.
B. Xác lập trật tự thế giới có lợi cho Mỹ.
C. Tiến hành chiến tranh thực dân mới.
D. Tiến hành chiến tranh lạnh.

Câu 25. Ý nào sau đây không nằm trong nội dung Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11.1939?

A. Đưa vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
B. Chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh
C. Tạm gác nhiệm vụ cách mạng ruộng đất.
D. Chuyển sang hoạt động đấu tranh bí mật, bất hợp pháp..

Câu 26. Lịch sử gọi phong trào giải phóng dân tộc Mỹ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. "Lục địa đen" B. "Lục địa mới trổi dậy"
C. "Lục địa bùng cháy" D. "Lục địa thức tỉnh"

Câu 27. Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên thành lập vào thời gian nào? Ở đâu?

A. Tháng 6/1925 ở Quảng Châu (Trung Quốc)
B. Tháng 5/1925 ở Quảng Châu (Trung Quốc)
C. Tháng 7/1925 ở Quảng Châu (Trung Quốc)
D. Tháng 6/1925 ở Hương Cảng (Trug Quốc)

Câu 28. Tổ chức cách mạng nào dưới đây được coi là tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam?

A. An nam Cộng sản đảng.
B. Đông Dương Cộng sản đảng.
C. Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
D. Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên.

Câu 29. Sau CTTG2 sự phát triển thần kỳ Nhật Bản được biểu hiện rõ nhất là?

A. 1960 - 1969 GDP hàng năm tăng 10,8%.
B. Từ nước bại trận kinh tế bị tàn phá nặng nề, vươn lên một siêu cường kinh tế.
C. 1960 - 1968 kinh tế Nhật Bản đứng thứ hai thế giới Tư bản.
D. Những năm 70 trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính thế giới.

Câu 30. So với chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) có gì khác về kết quả và ý nghĩa lịch sử?

A. Giải phóng hoàn toàn miền Bắc, tạo tiền đề hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân trong cả nước.
B. Đập tan hoàn toàn kế hoạch quân sự của địch.
C. Là dấu mốc kết thúc cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc , bảo vệ Tổ quốc, chấm dứt ách thống trị thực dân,...
D. Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện thuân lợi để giành thắng lợi cuối cùng.

Câu 31. Ý nghĩa đối với Trung Quốc về sự thành lập nước CHND Trung Hoa?

A. Hoàn thành cuộc cách mạng XHCN.
B. Hoàn thành nội chiến giành lại chủ quyền dân tộc.
C. Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc
D. Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đưa đất nước tiến lên CNXH

Câu 32. Sự kiện đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam?

A. Nguyễn Ái quốc đọc được luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa.
B. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari.
C. Đưa yêu sách đến hội nghị Vecxay.
D. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp.

Câu 33. Sự kiện khởi đầu cuộc Chiến tranh lạnh sau CTTG2?

A. Việc thành lập tổ chức VACSAVA
B. Sự ra đời kế hoạch Macsan.
C. Việc thành lập tổ chức NATO.
D. Thông điệp của Tổng thống Mỹ Truman 3.19947 tại quốc hội Mỹ.

Câu 34. Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra trong thời gian?

A. 56 ngày đêm B. 57 ngày đêm. C. 55 ngày đêm. D. 54 ngày đêm.

Câu 35. Mục đích chủ yếu của Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ 2 ở Việt Nam?

A. Nhằm phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam sau CTTGT 1
B. Bù đắp những thiệt hại do chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra.
C. Bù đắp những thiệt hại của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất
D. Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất Pháp tuy là nước thắng trận nhưng đã để lạ hậu quả nặng nề nhất.

Câu 36. Hội nghị Ian ta diễn ra vào thời gian nào?

A. Từ ngày 4 đến ngày 11 tháng 03 năm 1945
B. Từ ngày 4 đến ngày 12 tháng 02 năm 1945
C. Từ ngày 4 đến ngày 12 tháng 03 năm 1945
D. Từ ngày 4 đến ngày 11 tháng 02 năm 1945

Câu 37. 1950 - 1973 tình hình kinh tế các nước Tư bản chủ yếu ở Tây Âu?

A. Bị chiến tranh tàn phá nặng nề.
B. Kinh tế phát triển nhanh chóng
C. Kinh tế phát triển thần kỳ.
D. Dựa vào viện trợ Mỹ để phục hồi nền kinh tế..

Câu 38. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng diễn ra vào thời gian nào? Ở đâu?

A. Điện Biên Phủ - 1954.
B. Thủ đô Hà Nội - 1940
C. Tuyên Quang - 1951
D. Bến Tre - 1960.

Câu 39. Điều khoản nào của Hiệp định Pari năm 1973 có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của cách mạng miền Nam Việt Nam?

A. Hai bên ngừng bắn và giữ nguyên vị trí ở miền Nam.
B. Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị.
C. Mĩ phải chấm dứt và không dính líu mọi hoạt động quân sự ở miền Nam.
D. Hoa Kì rút hết quân viễn chinh và quân các nước đồng minh

Câu 40. Nội dung cơ bản trong bước 1 của kế hoạch quân sự Nava là gì?

A. Phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, tấn công chiến lược ở miền Nam.
B. Phòng ngự chiến lược ở miền Nam, tấn công chiến lược ở miền Bắc.
C. Phòng ngự chiếm lược ở hai miền Bắc - Nam.
D. Tấn công chiến lược ở hai miền Nam - Bắc

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử

1. C

2. C

3. C

4. A

5. D

6. C

7. A

8. D

9. D

10. A

11. A

12. A

13. A

14. D

15. C

16. A

17. D

18. A

19. A

20. A

21. C

22. A

23. C

24. A

25. B

26. C

27. A

28. D

29. A

30. C

31. D

32. A

33. D

34. A

35. B

36. D

37. B

38. C

39. D

40. A

Đánh giá bài viết
1 793
Sắp xếp theo

    Môn Lịch Sử khối C

    Xem thêm