Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang (Lần 1) có đáp án đi kèm, là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 12, các bạn thí sinh tự do, giúp các bạn luyện tập và củng cố kiến thức môn Lịch sử 12, ôn thi đại học môn Sử theo cấu trúc đề thi mới hiệu quả.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử trường THPT Hà Trung, Thanh Hóa (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử trường THPT Trần Hưng Đạo, TP. Hồ Chí Minh (Lần 1)

100 câu hỏi trắc nghiệm lịch sử lớp 12

SỞ GD&ĐT BẮC GIANG

TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN

(Đề thi gồm có 02 trang)

ĐỀ THI THỬ KỲ THI THPT QUỐC GIA LẦN 1

Năm học 2016- 2017

Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI LỚP 12 THPT

Phân môn: Lịch sử

Thời gian làm bài: 30 phút

(không kể thời gian phát đề)

Mã đề thi 196

Câu 1: Nét đáng chú ý trong đời sống văn hóa Nhật Bản mà Việt Nam cần học tập là gì?

A. Sự hòa tan trong qáu trình hội nhập

B. Sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại

C. Sự gìn gữ bản sắc văn hóa của dân tộc

D. Sự hiện đại cùng với sự phát triển của nền kinh tế - khoa học kĩ thuật

Câu 2: Bản chất của mối quan hệ giữa Asean với các nước Đông Dương trong những năm từ 1967 đến 1979

A. ít quan hệ B. đối đầu căng thẳng

C. hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa D. chuyển từ đối đầu sang đối thoại hợp tác

Câu 3: Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của thời tổng thống Mỹ là gì?

A. Thực hiện “Chủ nghĩa lấp chỗ trống” B. Xác lập một trật tự thế giới có lợi cho Mỹ

C. Chuẩn bị tiến hành “Chiến tranh tổng lực” D. Thực hiện “Chiến lược hóa toàn cầu”

Câu 4: Những quốc gia nào giành được độc lập đầu tiên ở Đông Nam Á vào năm 1945?

A. Việt Nam, Lào, Campuchia B. In-đô-nê-xi-a, Mã Lai, Xingapo

C. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào D. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Campuchia

Câu 5: Quốc gia giành được độc lập sớm nhất ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai

A. Ai Cập B. LiBi C. Angiêri D. Tuynidi

Câu 6: Nội dung nào không phải là nguyên nhân dẫn đến việc triệu tập Hội nghị I-an-ta (2/1945)

A. Thiết lập một trật tự thế giới bất bình đẳng giữa các nước thắng trận với các nước bại trận

B. Tổ chức lại trật tự thế giới sau chiến tranh

C. Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận

D. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít

Câu 7: Sự chuyển biến quan trọng đầu tiên của các nước Đông Bắc Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. sự ra đời của những nhà nước mới

B. đời sống nhân dân cải thiện

C. đạt sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế

D. xuất hiện ba trong bốn “con rồng” kinh tế Châu Á

Câu 8: Đại biểu 50 nước đã tham dự hội nghị quốc tế tại Xan Phranxico (Mĩ) vào thời gian nào và để làm gì?

A. Từ ngày 4 đến 11/2/1945 để giải quyết những vấn đề quan trọng và cấp bách của phe Đồng minh

B. Từ ngày 4 đến 11/2/1945 để thông qua Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc

C. Từ tháng 9/1977 để quyết định việc kết nạp Việt Nam vào tổ chức Liên hợp quốc

D. Từ ngày 25/4 đến 26/6/1945 để thông qua Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc

Câu 9: Nội dung nào không phải là mục tiêu cơ bản của chiến lược Toàn cầu đã thực hiện?

A. Đàn áp phong trào cách mạng và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới

B. Khống chế, chi phối các nước đồng minh phụ thuộc vào Mĩ

C. Sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ các nước

D. Ngăn chặn tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới

Câu 10: Mục tiêu quan trọng hàng đầu của Tổ chức Liên hợp quốc là

A. phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc

B. duy trì hòa bình và an ninh thế giới

C. tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước

D. phát triển kinh tế văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên

Câu 11: Nội dung nào không phải là nguyên nhân chung dẫn tới sự phát triển kinh tế của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất

B. Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc quản lí, điều tiết, thúc đẩy nền kinh tế

C. Trình độ tập trung tư bản, sức sản xuất, cạnh tranh hiệu quả của các công ty, tập đoàn tư bản

D. Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc quản lí, tận dụng tốt nguồn nguyên liệu, nhân công từ bên ngoài.

Câu 12: Vị trí công nghiệp của Liên Xô trong những năm 50, 60, nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX

A. Đứng thứ ba thế giới B. Đứng thứ tư thế giới

C. Đứng thứ hai thế giới D. Đứng thứ nhất thế giới

Câu 13: Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới, khu vực Mĩ La tinh được mệnh danh là

A. "Lục địa mới trỗi dậy" B. "Tiên đòn của chủ nghĩa xã hội"

C. "Đại lục núi lửa" D. "Hòn đảo tự do"

Câu 14: Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế?

A. Xóa bỏ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, đưa tới sự ra đời của các quốc gia độc lập

B. Làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân trên thế giới

C. Góp phần làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới, làm xói mòn và tan rã trật tự hai cực Ianta

D. Góp phần làm xói mòn và tan rã trật tự hai cực Ianta

Câu 15: Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước cng hòa Ấn Độ vào thời gian nào?

A. 26/1/1950 B. 2/1947 C. 15/8/1947 D. 19/2/1946

Câu 16: Sự kiện nào được coi là đã đặt nền tảng cho quan hệ Mĩ-Nhật từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai

A. Hiệp ước hòa bình Xan Phranxixco (8/9/1951) B. Học thuyết Phucưđa (1977)

C. Học thuyết Miyadaoa (1993) D. Hiệp ước An ninh Mĩ-Nhật (8/9/1951)

Câu 17: Sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản được biểu hiện rõ nhất ở giai đoạn nào?

A. Từ năm1945 đến năm 1952 B. Từ năm1973 đến năm 1991

C. Từ năm1991 đến năm 2000 D. Từ năm1952 đến năm 1973

Câu 18: Từ những năm 90 của thế kỉ XX đến nay, tổ chức Asean chuyển trọng tâm hoạt động sang lĩnh vực nào?

A. Hợp tác trên lĩnh vực du lịch B. Hợp tác trên lĩnh vực văn hóa

C. Hợp tác trên lĩnh vực giáo dục D. Hợp tác trên lĩnh vực kinh tế

Câu 19: Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) ra đời vào thời gian nào, thành viên đầu tiên là những quốc gia nào?

A. 1957, gồm Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúcxămbua

B. 1957, gồm Anh, Cộng hòa Liên bang Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúcxămbua

C. 1951, gồm Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Italia, Bỉ

D. 1967, gồm Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúcxămbua

Câu 20: Mĩ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam vào thời gian nào?

A. 28/7/1995 B. 11/7/1995 C. 7/1/1972 D. 18/1/1950

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử

01

02

03

04

05

06

07

08

09

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

B

B

B

C

A

A

A

D

C

B

D

C

C

C

A

D

D

D

A

B

Đánh giá bài viết
1 819
Sắp xếp theo

    Môn Lịch Sử khối C

    Xem thêm