Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT Bắc Kiến Xương, Thái Bình

Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Sinh học

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT Bắc Kiến Xương, Thái Bình. Việc tham khảo đề thi sẽ giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã được học, tích lũy thêm cho bản thân mình những kinh nghiệm giải đề hay, biết cách phân bổ thời gian làm bài sao cho hợp lý để đạt được điểm số cao nhất.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quảng Nam (Lần 2)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội (Lần 5)

SỞ GD&ĐT THÁI BÌNH
TRƯỜNG THPT BẮC KIẾN XƯƠNG

Đề gồm 4 trang

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017
Môn: Sinh học
Thời gian làm bài: 50 phút;
(40 câu trắc nghiệm)
Mã đề 123

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Họ, tên thí sinh:........................Số báo danh: ....................

Câu 81: Ở 1 loài động vật có vú ngẫu phối, xét 3 gen : gen 1 có 2 alen nằm trên NST thường. Gen 2 có 3 alen, gen 3 có 4 alen cùng nằm trên NST X ở vùng tương đồng. Số KG tối đa về các gen trên trong quần thể là

A. 222 B. 666 C. 144 D. 270

Câu 82: trong 1 đám lúa rộng 1/10 ha có 30 con chuột gồm 15 con đực và 15 con cái. Mỗi năm chuột đẻ 4 lứa, mỗi lứa 6 con, tỉ lệ đực : cái = 1 : 1. Nếu không xét đến tử vong và phát tán thì mật độ chuột/m2 sau 1 năm là:

A. 390 con /m2 B. 0,39 con /m2 C. 3,9 con /m2 D. 360 con /m2

Câu 83: Trên quần đảo Mađơrơ, ở một loài côn trùng cánh cứng, gen A quy định cánh dài trội không hoàn toàn so với gen a quy định không cánh, kiểu gen Aa quy định cánh ngắn. Một quần thể của loài này lúc mới sinh có thành phần kiểu gen là 0,25AA: 0,6Aa: 0,15aa, khi vừa mới trưởng thành các cá thể có cánh dài không chịu nổi gió mạnh bị cuốn ra biển. Tính theo lí thuyết thành phần kiểu gen của quần thể mới sinh ở thế hệ kế tiếp là:

A. 0,16AA: 0,48Aa: 0,36aa
B. 0,64AA: 0,32Aa: 0,04aa
C. 0,3025AA: 0,495Aa: 0,2025aa
D. 0,2AA: 0,4Aa: 0,4aa

Câu 84: Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối biến đổi qua các thế hệ theo hướng

A. giảm dần tỉ lệ dị hợp tử, tăng dần tỉ lệ đồng hợp tử.
B. giảm dần kiểu gen đồng hợp tử lặn, tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử trội.
C. tăng dần tỉ lệ dị hợp tử, giảm dần tỉ lệ đồng hợp tử.
D. giảm dần kiểu gen đồng hợp tử trội, tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử lặn.

Câu 85: Màu lông ở thỏ do 2 cặp gen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường quy định, trong đó: B quy định lông xám, b quy định lông nâu; A: át chế B và b cho màu lông trắng, a: không át. Cho thỏ lông trắng có kiểu gen đồng trội lai với thỏ lông nâu được F1. Cho thỏ F1 lai với nhau được F2. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ thỏ lông xám đồng hợp thu được ở F2 là:

A. 1/16 B. 3/16 C. 1/6 D. 1/8.

Câu 86: khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề của xích thức ăn trong hệ sinh thái, năng lượng bị mất đi trung bình tới 90%. Ý nào không phải là nguyên nhân của quy luật trên?

A. Một phần không được sinh vật sử dụng
B. phần lớn năng lượng bức xạ khi vào hệ sinh thái bị phản xạ trở lại môi trường
C. một phần do sinh vật thải ra dưới dạng chất bài tiết
D. một phần bị tiêu hao dưới dạng hô hấp của sinh vật

Câu 87: Có bao nhiêu hoạt động sau đây nhằm bảo vệ môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên

(1) cải tạo đất, nâng cao độ phì nhiêu cho đất
(2) Tiêu diệt hết các loài sâu hại mùa màng
(3) Bảo vệ các loài sinh vật đang có nguy cơ tuyệt chủng
(4) Giáo dục môi trường nhằm nâng cao hiểu biết của toàn dân về môi trường
(5) Nhân giống thêm nhiều loài vật nuôi quý hiếm
(6) sử dụng tiết kiệm nguồn nước sạch

A. 6 B. 3 C. 5 D. 4

Câu 88: đặc trưng nào quan trọng nhất đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi trường bị thay đổi?

A. Tỉ lệ giới tính
B. Mật độ cá thể của quần thể
C. Sự phân bố cá thể của quần thể
D. Tỉ lệ nhóm tuổi

Câu 89: Trong các nhận xét sau, có bao nhiêu nhận xét không đúng?

(1) Lai xa kèm đa bội hóa, dung hợp tế bào trần khác loài có thể tạo thể song nhị bội
(2) Để tạo ra giống mới có thể dùng phương pháp nhân bản vô tính, cấy truyền phôi
(3) Phương pháp tạo giống bằng gây đột biến được áp dụng chủ yếu cho động vật và vi sinh vật
(4) Phương pháp nhân bản vô tính ở động vật tạo ra cá thể có kiểu gen giống với KG của sinh vật cho nhân
(5) Nhân giống bằng phương pháp cấy truyền phôi tạo ra các cá thể có cùng kiểu gen, cùng giới tính

A. 4 B. 1 C. 2 D. 3

Câu 90: điều nào sau đây không đúng khi mô tả quá trình diễn thế sinh thái?

A. các chu trình sinh địa hóa ngày càng trở nên khép kín
B. thành phần loài ngày càng đa dạng, nhưng kích thước của mỗi quần thể bị thu hẹp dần
C. chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật phân giải mùn bã ngày càng quan trọng
D. lưới thức ăn trong quần xã từ dạng mạng lưới phức tạp ngày càng đơn giản hóa

Câu 91: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về tháp sinh thái

A. Tháp sinh khối không phải lúc nào cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ
B. Tháp số lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn, đỉnh nhỏ
C. Tháp năng lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn, đỉnh nhỏ
D. tháp số lượng được xây dựng dựa trên số lượng cá thể của mỗi bậc dinh dưỡng

Câu 92: bò sát cổ phát triển mạnh nhất ở

A. kỉ tam điệp, đại trung sinh
B. kỉ pecmi, đại cổ sinh
C. kỉ phấn trắng, đại trung sinh
D. kỉ Jura, đại trung sinh

Câu 93: Cho giao phối giữa chuột lông trắng, dài với chuột lông xám, ngắn đều thuần chủng được F1 đều lông trắng, dài. Cho F1 giao phối với nhau được F2 phân li theo tỉ lệ 9 chuột lông trắng, dài : 3 chuột lông trắng, ngắn : 3 chuột lông đen, dài : 1 chuột lông xám, ngắn. Biết kích thước lông do 1 gen quy định, các gen đều nằm trên NST thường. Kiểu gen của chuột F1 là:

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học

Câu 94: Khi nói về tâm động của NST, những phát biểu sau đây có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Tâm động là trình tự nuclêôtit đặc biệt, mỗi NST có duy nhất một trình tự nuclêôtit này.
(2) Tâm động là vị trí liên kết của NST với thoi phân bào, giúp NST có thể di chuyển về các cực của TB trong quá trình phân bào.
(3) Tâm động bao giờ cũng nằm ở đầu tận cùng của NST
(4) Tâm động là những điểm mà tại đó ADN bắt đầu tự nhân đôi.
(5) Tuỳ theo vị trí của tâm động mà hình thái của NST có thể khác nhau

A. 3 B. 2 C. 4 D. 5

Câu 95: Một loại bệnh gây chết khi các cá thể mang kiểu gen đồng hợp lặn về gen gây bệnh. khẳng định nào sau đây đúng?

A. các cá thể có kiểu gen đồng hợp trội thích nghi hơn các cá thể có kiểu gen dị hợp
B. vì các cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn bị chết nên alen gây bệnh sẽ mất đi khỏi quần thể
C. chỉ có cá thể có kiểu gen đồng hợp trội có thể sống sót và sinh sản
D. các cá thể có kiểu gen dị hợp có thể sống sót và truyền alen lặn cho đời sau

Câu 96: Một số bệnh và tật di truyền ở người liên quan đến đột biến gen lặn là:

A. máu khó đông, bạch tạng, ngón tay ngắn
B. mù màu, tiểu đường, thừa ngón tay
C. bạch tạng, máu khó đông, mù màu
D. mù màu, máu khó đông, hồng cầu hình lưỡi liềm, hàm bé

Câu 97: khi nghiên cứu về sự phát sinh sự sống trên trái đất, thí nghiệm của Milơ đã chứng minh:

A. các chất hữu cơ được hình thành từ các nguyên tố có sẵn trên bề mặt trái đất nhờ nguồn năng lượng sinh học
B. chất hữu cơ đầu tiên được hình thành từ các chất vô cơ trong điều kiện nguyên thủy của trái đất
C. chất hữu cơ đầu tiên được hình thành từ các chất vô cơ trong điều kiện nguyên thủy của trái đất bằng con đường tổng hợp sinh học
D. ngày nay, các chất hữu cơ vẫn được hình thành phổ biến bằng con đường tổng hợp hóa học trong tự nhiên

Câu 98: trong quá trình tiến hóa, sự hình thành loài mới sẽ:

A. bắt đầu quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể
B. kết thúc quá trình tiến hóa lớn
C. kết thúc quá trình tiến hóa nhỏ
D. bắt đầu quá trình tiến hóa nhỏ

Câu 99: có nhiều trường hợp trong tế bào của sinh vật nhân thực, cùng 1 gen được phiên mã tạo thành ARN nhưng lại tổng hợp ra nhiều loại protein khác nhau vì:

A. do trong quá trình cắt intron, có sự sắp xếp lại của các exon theo các cách khác nhau
B. do trong quá trình tạo mARN trưởng thành, một số intron có thể không bị cắt khỏi mARN
C. do gen chứa nhiều đoạn exon khác nhau
D. do gen chứa nhiều đoạn intron khác nhau

Câu 100: trẻ đồng sinh khác trứng không có đặc điểm nào sau đây

I. kiểu gen giống nhau
II. Cơ thể phát triển thành con trai hoặc con gái hoặc cả trai và gái có kiểu gen khác nhau
III. kiểu gen khác nhau, nhưng vì cùng môi trường sống nên kiểu hình giống nhau
IV. được sinh ra từ 2 hay nhiều trứng rụng cùng lúc, được thụ tinh bởi các tinh trùng khác nhau

Phương án đúng là:

A. II, III B. II, IV C. I, IV D. I, III

Câu 101: nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng đấu tranh cùng loài là:

A. do tranh giành con cái
B. do điều kiện sống thay đổi
C. do mật độ quần thể cao
D. do có cùng các nhu cầu sống

Câu 102: Cho sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền một bệnh ở người do 1 trong 2 alen của một gen quy định, alen trội là trội hoàn toàn.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học

Biết rằng không xảy ra đột biến mới và người đàn ông II – 4 đến từ một quần thể khác đang cân bằng di truyền có tần số alen gây bệnh là 0,4. Có bao nhiêu nhận xét đúng?

(1) Bệnh do alen lặn nằm trên NST thường quy định
(2) Người con gái I – 2 có kiểu gen đồng hợp
(3) Có 5 người trong phả hệ trên có thể biết kiểu gen
(4) cặp vợ chồng III – 7 và III – 8 sinh người con số 10 không mang alen gây bệnh với tỉ lệ 47,2%

A. 2 B. 3 C. 1 D. 4

Câu 103: Ở một loài thực vật, chiều cao cây được quy định bởi 6 cặp gen không alen phân li độc lập tương tác cộng gộp, trong đó cứ mỗi alen trội làm cho chiều cao cây tăng thêm 5 cm so với gen lặn. Cho 2 cây đồng hợp trội và lặn lai với nhau thu được F1 tất cả đều cao 125 cm. Tiếp tục cho F1 giao phấn ngẫu nhiên với nhau thu được F2. Ở F2 tỉ lệ cây cao 130 cm là bao nhiêu? Biết rằng quá trình giảm phân và thụ tinh xảy ra bình thường, không có đột biến xảy ra.

A. 105/1024 B. 105/512 C. 11/4096 D. 99/512

Câu 104: Gen D: hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen d: hoa trắng. Người ta tiến hành một số phép lai giữa các cá thể đa bội. Kết quả về kiểu hình của phép lai: DDd x DDd là:

A. 9 hoa đỏ: 7 hoa trắng B. 15 hoa đỏ: 1 hoa trắng
C. 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng D. 35 hoa đỏ: 1 hoa trắng.

Câu 105: Trong các thành phần sau: (1) Gen; (2) mARN; (3) axit amin; (4) tAR N; (5) Riboxom; (6) enzim; (7) ADN; (8) ARN mồi; (9) đoạn okazaki, có bao nhiêu thành phần trực tiếp tham gia vào quá trình tổng hợp chuỗi poli peptit?

A. 7 B. 6 C. 5 D. 8

Câu 106: Lai 2 cơ thể bố mẹ khác nhau về 2 cặp gen tương phản, F1 đồng loạt xuất hiện cây thân cao, quả đỏ. Cho tự thụ phấn F1 được F2 có 4 loại kiểu hình, trong số 9600 cây có 2016 cây thân cao, quả vàng. Tương phản thân cao là thân thấp, 2 cặp alen được quy ước là Aa và Bb. Kiểu gen của F1 và tần số HVG (nếu có) là:

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học

Câu 107: đem giao phối giữa 1 cặp bố mẹ nhận được đời F1 có 25 chim trống, lông xoăn, đuôi dài; 25 chim trống lông thẳng, đuôi dài; Số chim mái có: 20 lông xoăn, đuôi ngắn; 20 lông thẳng, đuôi dài; 5 lông xoăn, đuôi dài; 5 lông thẳng, đuôi ngắn. Biết 2 tính trạng do 2 cặp gen Aa, Bb quy định và tính trạng lông xoăn là trội so với lông thẳng, tính trạng đuôi dài là trội so với đuôi ngắn. Tần số HVG của thế hệ P (nếu có) là:

A. 20% B. 10% C. không có HVG D. 40%

Câu 108: Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ, điều này biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền?

A. Tính phổ biến
B. Tính thoái hóa
C. Mã di truyền luôn là mã bộ ba
D. Tính đặc hiệu.

Câu 109: trong cơ chế điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ , vai trò của gen điều hòa là:

A. tổng hợp 1 loại protein ức chế tác động lên vùng khởi động
B. nơi gắn vào của protein ức chế
C. tổng hợp 1 loại protein ức chế gắn vào vùng vận hành
D. nơi tiếp xúc của ARN - polimeraza

Câu 110: Trong quá trình hình thành loài bằng con đường sinh thái, nhân tố đóng vai trò chủ yếu là:

A. nhân tố cách li sinh thái
B. sự bất động của thực vật và động vật ít di động
C. CLTN diễn ra trong các điều kiện sinh thái khác nhau
D. điều kiện sống của các khu vực sinh thái khác nhau

Câu 111: Khi nói về đột biến mất đoạn, điều nào sau đây không đúng?

I. Xảy ra trong kì giữa của quá trình nguyên phân hoặc giảm phân
II. Do 1 đoạn nào đó của NST bị đứt gãy
III. đoạn bị mất có thể ở đầu mút, giữa cánh hoặc mang tâm động và sẽ bị tiêu biến
IV. Thường gây hậu quả nghiêm trọng đối với sinh vật
V. Đột biến làm giảm số lượng gen trên NST
VI. Được ứng dụng để loại bỏ một số gen không mong muốn trong tạo giống

Phương án đúng là:

A. I, III B. I, V C. II, III, V D. III, V

Câu 112: Để diệt sâu đục thân lúa, người ta thả ong mắt đỏ vào ruộng lúa. Đó là phương pháp đấu tranh sinh học dựa vào:

A. cạnh tranh cùng loài B. khống chế sinh học
C. cân bằng sinh học D. cân bằng quần thể

Câu 113: Trong phép lai aaBbDdeeFf x AABbDdeeff thì tỉ lệ kiểu hình con lai A-bbD-eeff là:

A. 1/8. B. 1/16. C. 3/32 D. 1/32.

Câu 114: việc tìm ra nguyên nhân gây hội chứng claipento ở người là kết quả của phương pháp nghiên cứu:

A. trẻ đồng sinh B. phả hệ C. di tuyền phân tử D. tế bào

Câu 115: Một gen có 110 chu kì xoắn và có tổng 2700 liên kết hiđrô. Gen bị đột biến điểm làm giảm 2 liên kết hiđrô. Số nuclêôtit mỗi loại môi trường cung cấp khi gen đột biến tự sao 3 lần là:

A. A = T = 2968, G = X = 2800 B. A = T = 4193, G = X = 3500
C. A = T = 4200, G = X = 4193 D. A = T = 2807, G = X = 2968

Câu 116: chiều hướng tiến hóa cơ bản nhất của sinh giới là:

A. ngày càng đa dạng và phong phú
B. tổ chức ngày càng cao
C. thích nghi ngày càng hợp lí
D. nâng cao dần tổ chức cơ thể từ đơn giản đến phức tạp

Câu 117: Trong chu trình cacbon, điều nào dưới đây là không đúng:

A. cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbonđiôxit
B. thông qua quang hợp, thực vật lấy CO2 để tạo ra chất hữu cơ
C. động vật ăn cỏ sử dụng thực vật làm thức ăn chuyển các hợp chất chứa cacbon cho động vật ăn thịt
D. phần lớn CO2 được lắng đọng, không hoàn trả vào chu trình

Câu 118: Ở một loài động vật, cho con đực thuần chủng cánh dài, có lông đuôi giao phối với con cái thuần chủng cánh ngắn, không có lông đuôi thu được F1 100% cánh dài, có lông đuôi. Cho các cá thể F1 giao phối với nhau được F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình ở hai giới như sau:

Giới cái: 36 con cánh dài, có lông đuôi : 9 con cánh dài, không có lông đuôi 24 con cánh ngắn, có lông đuôi : 51 con cánh ngắn, không có lông đuôi

Giới đực: 90 con cánh dài, có lông đuôi : 30 con cánh ngắn, có lông đuôi

Biết rằng các tính trạng về lông đuôi do 1 gen có 2 alen quy định, không phát sinh thêm đột biến và chỉ xảy ra hoán vị gen ở giới cái. Cho các nhận xét sau:

(1) Các cặp gen quy định các cặp tính trạng cùng nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X
(2) Tần số hoán vị gen là 20%
(3) Tính trạng hình dạng cánh do 2 cặp gen không alen quy định tương tác bổ sung với nhau
(4) cặp gen quy định tính trạng lông đuôi nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính Y
(5) Cho cái F1 lai phân tích trong tổng số con đực được sinh ra thì kiểu hình cánh dài, không có lông đuôi chiếm tỉ lệ 0,05%

Số nhận xét đúng là:

A. 3 B. 1 C. 4 D. 2

Câu 119: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp, gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen b quy định hoa trắng; các gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Chọn ngẫu nhiên 1 cây thân cao, hoa trắng và 1 cây thân thấp, hoa đỏ ở F1 cho giao phấn với nhau được F2. Nếu không có đột biến và chọn lọc, tính theo lí thuyết thì xác suất xuất hiện đậu thân thấp, hoa trắng ở F2 là:

A. 1/81 B. 1/9. C. 1/256. D. 1/64.

Câu 120: Có bao nhiêu kết luận đúng khi nói về gen ngoài nhân?

(1) Trong quá trình di truyền, vai trò của bố mẹ như nhau và biểu hiện ra kiểu hình không đều ở 2 giới
(2) các gen ngoài nhân không được phân chia đều cho các tế bào con trong quá trình phân bào
(3) kết quả phép lai thuận và lai nghịch giống nhau, trong đó con lai thường mang tính trạng của mẹ
(4) Tính trạng do gen ngoài nhân quy định vẫn tồn tại khi thay thế nhân tế bào bằng một nhân có cấu trúc di truyền khác
(5) tất cả các đột biến gen ở tế bào chất đều được biểu hiện kiểu hình và di truyền cho đời sau

A. 4 B. 3 C. 2 D. 5

Đánh giá bài viết
1 982
Sắp xếp theo

    Môn Sinh khối B

    Xem thêm