Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT Sầm Sơn, Thanh Hóa (Lần 3)

Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Sinh học

Mời bạn tham khảo: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT Sầm Sơn, Thanh Hóa (Lần 3). Qua đây, các bạn sẽ biết được cấu trúc đề, làm quen với các dạng câu hỏi và bài tập mở rộng. Đây sẽ là tài liệu tham khảo quý giá cho quý thầy cố và các bạn học sinh.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT Trung Giã, Hà Nội (Lần 2)

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học - Số 1

SỞ GD & ĐT THANH HÓA
TRƯỜNG THPT SẦM SƠN
(Đề thi gồm 6 trang)
ĐỀ THI THPT QUỐC GIA LẦN 3 NĂM 2017
Bài thi: Khoa học tự nhiên; Môn: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Câu 1. Nhận định nào sau đây là sai khi nói về giới hạn sinh thái?

A. Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái là loài có vùng phân bố hẹp.
B. Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhân tố sinh thái này, nhưng hẹp đối với nhân tố khác là loài có vùng phân bố hạn chế.
C. Những loài có vùng sinh thái hẹp đối với nhiều nhân tố sinh thái là loài có vùng phân bố hẹp.
D. Khoảng thuận lợi là khoảng xác định nằm trong giới hạn sinh thái, ở đó loài sống thuận lợi nhất hoặc sống bình thường nhưng năng lượng bị hao tổn tối thiểu.

Câu 2. Một quần thể động vật 8.105 con. Tính trạng lông đen do gen A quy định, lông trắng do gen a quy định. Trong quần thể trên có số gen A đột biến thành a và ngược lại, với số lượng như nhau. Biết A đột biến thành a với tần số v; a đột biến thành A với tần số u, với u = 3v = 3.10-3. Số lượng mỗi alen đột biến đó là?

A. 4.105 B. 12.105 C. 12.102 D. 120

Câu 3. Cho cơ thể F1 có kiểu hình cây thân cao, quả màu đỏ lai phân tích, ở Fa gồm: 5% cây thân cao, quả màu đỏ : 20% cây thân cao, quả vàng : 45% cây thân thấp, quả đỏ : 30% cây thân thấp, quả vàng. Kiểu gen của cơ thể F1 và tần số hoán vị gen lần lượt là?

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học

Câu 4. Trong các kết các kết luận sau:

1. Tồn tại ở cả sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực
2. Nằm trong ADN dạng vòng, gen không có alen.
3. Sự xuất hiện gen ở thê hệ sau do sự phân li và tổ hợp của NST trong quá trình giảm phân và thụ tinh.
4. Chỉ tồn tại ở sinh vật nhân thực.
5. Tính trạng di truyền theo dòng mẹ.
6. Tính trạng được di truyền theo các quy luật di truyền của Menden, Moocgan, tương tác và giới tính.
7. Xuất hiện không đều ở thể hệ sau do lượng tế bào chất không chia đều trong tế bào con (giao tử)
8. Nằm trong ADN dạng thẳng, gen có thể alen hoặc không có alen.

Có bao nhiêu kết luận nói về gen trong tế bào chất?

A. 3 B. 4 C. 5 D. 6

Câu 5. Ở một loài ruồi giấm, gên B nằm trên X gây chết ở giới đực, giới cái gen này gây chết ở kiểu gen đồng hợp trội. Những con cái dị hợp về gen này có kiểu hình cánh có mấu nhỏ. Ruồi cái đồng hợp lặn và ruồi đực XbY có cánh bình thường. Cho giao phối giữa ruồi giấm cái có mấu nhỏ với ruồi đực cánh bình thường được F1, tiếp tục cho F1 giao phối với nhau được F2. Có bao nhiêu kết luận đúng?

1. Ở F1 ruồi cái cánh bình thường chiếm 1/3
2. Ở F2 ruồi đực cánh bình thường chiếm 3/7.
3. Tỉ lệ giới tính ở F1 là 1 cái: 2 đực
4. Tỉ lệ giới tính ở F2 là 4 cái: 3 đực.

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 6. Tính trạng kích thước thân là kết quả tương tác cộng gộp của 3 cặp alen phân li độc lập Aa, Bb, Dd. Cây đồng hợp lặn về cả 3 cặp gen cao 120 cm. Sự xuất hiện của mỗi gen trội làm cây cao thêm 5 cm. Cho cây cao nhất lai với cây thấp nhất, thu được F1. Tiếp tục cho F1 giao phối được F2. Trong các cây F2 cây có chiều cao trung bình chiếm tỉ lệ?

A. 31,25% B. 68,75% C. 18,75% D. 9,375%

Câu 7: Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của một tính trạng trong một gia đình: Biết rằng bệnh này do một trong hai alen của một gen quy định và không phát sinh đột biến mới ở tất cả những người trong phả hệ.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học

Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?

1. Ở thế hệ thứ 2, cặp vợ chồng không bị bệnh có ít nhất một người có kiểu gen dị hợp.
2. Những người không mắc bệnh là những người không mang alen gây bệnh.
3. Gen chi phối tính trạng bệnh nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y do tỷ lệ bị bệnh ở nam giới xuất hiện nhiều hơn.
4. Chắc chắn có 5 người có kiểu gen dị hợp.
5 Có 10 người trong phả hệ có thể xác định chính xác được kiểu gen từ các thông tin có trong phả hệ.

A. 2 B. 5 C. 4 D. 3

Câu 8. Nghiên cứu cấu trúc di truyền của một quần thể động vật có vú, người ta phát hiện gen thứ nhất có 3 alen, gen thứ hai có 4 alen, quá trình ngẫu phối đã tạo ra trong quần thể tối đa 84 kiểu gen về hai gen này. Cho biết không phát sinh thêm đột biến mới.

Có bao nhiêu phát biểu sai trong số các phát biểu sau:

1. Gen thứ nhất nằm trên NST thường và gen thứ hai nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X.
2. Gen thứ nhất nằm trên NST thường và gen thứ hai nằm trên vùng tương đồng của NST giới tính X.
3. Số kiểu gen tối đa ở giới cái nhiều hơn số kiểu gen ở giới đực là 36.
4. Hai gen này không bao giờ xảy ra hiện tượng tương tác gen.

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 9. Ở một loài thực vật, A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; B: quả màu đỏ, D: quả tròn là trội hoàn toàn so với alen tương ứng b: quả vàng, d: dài. Các gen trên đèu nằm trên NST thường trong đó 2 gen quy định màu sắc và hình dạng quả cùng nằm trên một cặp NST, gen quy định chiều cao thân nằm trên cặp NST khác. Cho phép lai Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học F1 thu được 12% cây có kiểu hình thân cao, quả vàng, tròn. Không xét sự phát sinh đột biến, về lý thuyết thì kiểu gen AAĐề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học thu được ở F1 chiếm tỉ lệ

A. 6%. B. 4,5%. C. 12%. D. 18%.

Câu 10. Đặc điểm nào sau đây trong phân bào được sử dụng để giải thích các quy luật của Menden?

A. Sự phân chia của NST B. sự nhân đôi và phân li của NST
C. Sự khớp và bắt chéo NST D. Sự phân chia tế bào chất

Câu 11. Bản chất của sự liên kết gen là:

A. Hai gen không alen cùng tồn tại trong giao tử.
B. Hai gen trong đó mỗi gen liên quan đến một kiểu hình đặc trưng.
C. Hai gen không alen trên một NST phân ly cùng nhau trong giảm phân.
D. Hai cặp gen không alen cùng ảnh hưởng tới một tính trạng.

Câu 12: Khi nói về đặc trưng cơ bản của quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tỉ lệ giới tính luôn luôn là 1 : 1 vì tỉ lệ tinh trùng X và Y luôn là 1 : 1.
B. Kích thước của quần thể luôn ổn định và giống nhau giữa các loài
C. Trong điều kiện môi trường bị giới hạn đường cong tăng trưởng của quần thể có hình chữ J
D. Mật độ cá thể của mỗi quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, theo năm hoặc tùy theo điều kiện của môi trường sống

Câu 13. Nội dung nào sau đây là sai?

A. Trong thực tế, tần số tương đối của các alen của một gen có thể thay đổi vì sức sống, sức sinh sản của các cá thể có kiểu gen khác nhau thì không giống nhau.
B. Khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền thì tần số tương đối của các alen của các thế hệ sau sẽ không đổi.
C. Tần số các alen của quần thể thuộc thế hệ trước khi đạt trạng thái cân bằng giống tần số các alen của quần thể khi đã đạt trạng thái cân bằng.
D. Tần số các alen càng gần 0,5 bao nhiêu thì tần số kiểu gen đồng hợp càng cao bấy nhiêu.

Câu 14. Cho các quần thể sau:

1. 100%AA 2. 100%Aa 3. 100%aa 4. 0,2AA : 0,5Aa : 0,3aa = 1

Trong các quần thể trên quần thể nào đang tiến hóa?

A. 1, 2 B. 2, 3 C. 3, 4 D. 2, 4

Câu 15. Nhận định nào sau đây về đột biến gen là sai:

A. Đột biến điểm chỉ liên quan đến một cặp nucleotit trên gen.
B. Đột biến gen được phát sinh trong giảm phân tạo giao tử luôn được di truyền cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính
C. Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính.
D. Đột biến gen được phát sinh ở tế bào sinh dưỡng có thể được di truyền cho thế hệ sau qua sinh sản vô tính

Câu 16. Những hoạt động nào sau đây của con người không phải là giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái?

1. Tăng cường sử dụng các hóa chất để tiêu diệt các loài sâu hại.
2. Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
3. Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lý.
4. Bảo vệ các loài thiên địch.
5. Bón phân, tưới nước, diệt cỏ cho các hệ sinh thái nông nghiệp.

Phương án đúng là:

A. 1, 2 B. 1, 2, 3 C. 1, 2, 3, 4 D. 1, 5

Câu 17. Ở phép lai ♂ AaBbDd x ♀ AaBbDd. Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực , cặp NST mang cặp gen Aa ở 20% số tế bào không phân li trong giảm phân I và cặp NST mang cặp gen Dd ở 10% số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, cặp NST mang cặp gen Bb có 30% số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Lấy ngẫu nhiên hai cá thể ở đời con, xác suất để thu được một cá thể có kiểu gen AaBbDd? Biết trong quá trình giảm phân và thụ tinh không phát sinh đột biến nào khác.

A. 5,9031% B. 11,8062% C. 6,3% D. 93,7%

Câu 18. Trong các hệ sinh thái, bậc dinh dưỡng của tháp sinh thái được ký hiệu là A, B, C, D, E. Sinh khối của mỗi bậc là : A = 500 Kg/ha ; B = 600 Kg/ha ; C = 5000 Kg/ha ; D = 70 Kg/ha; E = 5 Kg/ha. Các bậc dinh dưỡng của tháp sinh thái dược sắp xếp từ thấp đến cao, theo thứ tự như sau:

Hệ sinh thái 1 : A, B, C, E
Hệ sinh thái 2 : A, B, D, C
Hệ sinh thái 3 : C, A, B, E.
Hệ sinh thái 4 : E, D, B, C.
Hệ sinh thái 5 : C, A, D, E.
Hệ sinh thái 6 : A, B, D, C.

Trong các hệ sinh thái trên hệ sinh thái nào bền vững?

A. 1, 3. B. 2, 3. C. 3, 6 D. 3, 5

Câu 19. Sự tiếp hợp và trao đổi chéo các đoạn có độ dài khác nhau giữa hai cromatit cùng nguồn gốc trong cặp tương đồng sẽ đẫn đến phát sinh loại biến dị nào sau đây?

A. Đột biến cấu trúc NST B. Đột biến gen
C. Đột biến mất đoạn và lặp đoạn NST D. Hoán vị gen

Câu 20. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể của quần thể sinh vật trong tự nhiên?

A. Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thẻ không xẩy ra do đó không ảnh hưởng đến số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể.
B. Khi mật độ cá thể trong quần thể vượt quá mức chịu đựng của môi trường các cá thể cạnh tranh với nhau làm tăng khả năng sinh sản.
C. Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá thẻ trong quần thể duy trì ở mức phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển quần thể.
D. Cạnh tranh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp phổ biến và có thể dẫn đến tiêu diệt loài.

Câu 21. Cho các nhận định sau:

1. Protein đóng vai trò chất ức chế hoặc kích thích vùng khởi động
2. Gen mang mã gốc quy định trình tự các axit amin trong protein.
3. ADN kết hợp với Protein với tỉ lệ tương đượng tạo nên sợi cơ bản.
4. Protein enzim( Poli III) có vai trò quan trọng trong nhân đôi ADN.
5. Các sợi cơ bản kết hợp với Protein theo tỉ lệ tương đương tạo thành sợi nhiễm sắc.
6. Enzim tham gia tổng hợp đoạn mồi trong nhân đôi ADN.

Có bao nhiêu nhận định nói về mối quan hệ giữa ADN và Protein?

A. 3 B. 4 C. 5 D. 6

Câu 22: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về tài nguyên tái sinh

A. Có khả năng phục hồi sau khi sử dụng nên con người không cần bảo vẹ.
B. Nước ngọt thuộc loại tài nguyên tái sinh vô tận và không bị ô nhiễm.
C. Tài nguyên tái sinh rất đa dạng phong phú.
D. Tài nguyên không khí và tài nguyên đất là tài nguyên tái sinh nhưng đang bị giảm suốt và suy thoái nghiêm trọng.

Câu 23. Nhận định nào sau đây không đúng?

A. Tất cả các hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất.
B. Trong sự di truyền, nếu con lai mang tính trạng của mẹ thì đó là di truyền theo dòng mẹ
C. Con lai mang tính trạng của mẹ nên di truyền tế bào chất được xem là di truyền theo dòng mẹ.
D. Di truyền tế bào chất còn gọi là di truyền ngoài nhân hay di truyền ngoài NST.

Câu 24: Phát biểu sau đây không đúng khi nói về CLTN theo thuyết tiến hoá hiện đại:

A. CLTN làm cho tần số tương đối của các alen trong mỗi gen biến đổi theo hướng xác định.
B. Trong một quần thề đa hình, CLTN đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang nhiều đột biến trung tính qua đó biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
C. Mặt chủ yếu của CLTN là sự phân hoá khả năng sống sót và khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể.
D. CLTN không chỉ tác động với từng gen riêng rẽ mà tác động với toàn bộ kiểu gen, không chỉ tác động với từng cá thể riêng rẽ mà còn đối với cả quần thể.

Câu 25: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chu trình sinh địa hóa?

A. Photpho tham gia vào chu trình các chất lắng đọng dưới dạng khởi đầu là axit H3PO4.
B. Cacbon đi vào chu trình sinh địa hóa dưới dạng CO2 thông qua quá trình quang hợp.
C. Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng NH4+ và NO2-
D. Không có hiện tượng vật chất lắng đọng trong chu trình sinh địa hóa cacbon.

Câu 26. Theo quan niệm hiện đại, đơn vị tiến hóa cơ sở là:

A. Nòi B. Quần thể C. Cá thể D. Loài

Câu 27. Ở người, bệnh bạch tạng do một đột biến lặn quy định. Những người bạch tạng lấy nhau thường sinh con 100% bị bạch tạng. Tuy nhiên một số trường hợp, cặp vợ chồng bạch tạng sinh con bình thường. Điều giải thích nào sau đây cho hiện tượng trên là đúng?

A. Do đột biến mất đoạn NST chứa alen gây bạch tạng nên con bình thường.
B. Do đột biến nghịch làm gen lặn thành gen trội nên con không bị bệnh.
C. Do môi trường không thích hợp nên thể đột biến không biểu hiện kiểu hình.
D. Gen bạch tạng của bố mẹ tương tác với nhau làm xuất hiện kiểu hình bình thường.

Câu 28. Đặc điểm nổi bật của kỉ Silua của đại thái cổ là:

A. Động vật từ nước di cư lên cạn.
B. Xuất hiện các động vật đầu tiên.
C. Sự tuyệt diệt của nhiều động vật biển.
D. Xuất hịên thực vật có hoa.

Câu 29: Sự biến động số lượng cá thể của quần xã sinh vật nào sau đây thuộc kiểu biến động theo chu kì?

A. Quần thể ếch đồng ở miền Bắc tăng số lượng cá thể vào mùa hè.
B. Quần thể tràm ở rừng U Minh bị giảm số lượng cá thể sau cháy rừng.
C. Quần thể cá trắm trong ao bị giảm số lượng cá thể sau thu hoạch.
D. Quần thể lim hữu lũng bị giảm số lượng cá thể do khai thác.

Câu 30. Một quần thể động vật có 40000 cá thể. Quần thể này có tỉ lệ sinh 12% năm. Tỉ lệ tử vong là 8% năm. Tỉ lệ xuất cư là 2% năm. Tỉ lệ nhập cư là 3% năm. Sau 2 năm số cá thể có thể dự đoán trong quần thể là:

A. 44100 B. 44000 C. 44800 D. 40800

Câu 31. Kết quả chủ yếu của diễn thế nguyên sinh là:

A. Hình thành các quần xã cây thân thảo, khép tán.
B. Hình thành quần xã cây bụi.
C. Hình thành quần xã cây gỗ lá rộng
D. Hình thành quần xã đỉnh cực.

Câu 32. Phương pháp nào sau đây cho phép phát hiện hội chứng Tơcno?

A. Nghiên cứu tế bào.
B. Nghiên cứu trẻ đồng sinh.
C. nghiên cứu phả hệ.
D. Ngiên cứu di truyền học quần thể.

Câu 33. Quá trình giao phối không có vai trò nào sau đây?

A. Làm cho đột biến được phát tán trong quần thể.
B. Làm tăng tần số alen có lợi.
C. Tạo ra những tổ hợp gen thích nghi.
D. Tạo ra vô số các biến dị tổ hợp.

Câu 34: Khi chuyển từ bậc dinh dưỡng cấp thấp lên bậc dinh dưỡng cao thì năng lượng mất đi tới 90%. Nguyên nhân là do?

1. Phần lớn năng lượng bức xạ vào hệ sinh thái bị phản xạ trở lại môi trường.
2. Một phần do sinh vật không sử dụng được.
3. Một phần do sinh vật thải ra dưới dạng chất bài tiết và các bộ phận rơi rụng.
4. Một phần bị tiêu hao dưới dạng hô hấp của sinh vật.

A. 1, 2, 4. B. 1, 2, 3. C. 1. 3, 4. D. 2, 3, 4

Câu 35. Ở một số khu vực, bệnh sốt rét là rất phổ biến, nhiều quần thể tồn tại với tần số không đổi, mặc dù bệnh tế bào hình liềm thường xuyên gây ra cái chết ở tuổi trẻ. Đây là ví dụ về:

A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Giao phối ngẫu nhiên.
C. Đa hình cân bằng. D. Đột biến.

Câu 36. Trên một phân tử ADN đang nhân đôi có 4 đơn vị tái bản, ở mỗi đơn vị tái bản đã tổng hợp được 30 đoạn Okazaki, khi đó tổng số các đoạn mồi đã được tổng hợp là bao nhiêu?

A. 128 B. 124. C. 120 D. 125

Câu 37. Ở một loài thực vật lưỡng bội, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; Gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho cây thân cao, hoa đỏ thuần chủng giao phấn với cây thân thấp, hoa trắng được hợp tử F1. Sử dụng consisin tác động lên hợp tử F1 để gây đột biến tứ bội hóa. Các hợp tử đột biến phát triển thành cây tứ bội và cho các cây đột biến này giao phấn với cây tứ bội thân thấp, hoa trắng. Cho rằng cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội. Theo lí thuyết, ở đời con loại kiểu gen AAaaBBbb có tỉ lệ

A. 1/9 B. 4/9 C. 1/81 D. 1/36

Câu 38. Thành phần chủ yếu của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực gồm:

A. ADN mạch kép, thẳng và prôtêin loại histôn.
B. ARN mạch kép, thẳng và prôtêin không phải histôn.
C. ADN mạch kép, vòng và prôtêin loại histôn.
D. ARN mạch kép, thẳng và prôtêin loại histôn.

Câu 39. Quan sát một quần thể động vật người ta thấy tần số alen của một locut là 0,6A : 0,4a, tuy nhiên tần số alen này nhanh chóng biến đổi thành 0,7A : 0,3a chỉ sau một thời gian rất ngắn. Nguyên nhân của hiện tượng trên là do:

A. Đột biến đã xẩy ra theo hướng a thành A.
B. Xẩy ra sự giao phối không nhiên.
C. Sự phát tán của một nhóm cá thể ở quần thể này đi nơi khác.
D. Quần thể chuyển từ tự phối sang ngẫu phối.

Câu 40. Ở người, chiều cao thân được quy định bởi hai alen D- thân thấp là trội hoàn toàn so với d- thân cao. Trong một gia đình, bố mẹ đều thấp và có nhóm máu A trong số các con sinh ra có con thấp, nhóm máu O, có con cao, nhóm máu A. Vậy đứa con kế tiếp của cặp vợ chồng này có kiểu gen và kiểu hình như thế nào?

A. dd I0I0 thân cao, nhóm máu O
B. dd IBI0 thân cao, nhóm máu B.
C. D- IAI0 thân thấp, nhóm máu A.
D. D- IAIB thân thấp, nhóm máu AB.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học

1, A

2, C

3, A

4, B

5, C

6, A

7, D

8, B

9, B

10, B

11, C

12, D

13, C

14, D

15, B

16, A

17, B

18, D

19, C

20, C

21, B

22, D

23, A

24, B

25, B

26, B

27, B

28, A

29, A

30, A

31, D

32, A

33, B

34, D

35, C

36, A

37, D

38, A

39, C

40, C

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT Sầm Sơn, Thanh Hóa (Lần 3) - Đề 1

Đánh giá bài viết
1 377
Sắp xếp theo

    Môn Sinh khối B

    Xem thêm