Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Vật lý trường THPT Trần Hưng Đạo, TP. Hồ Chí Minh (Lần 2)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Vật lý

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Vật lý trường THPT Trần Hưng Đạo, TP. Hồ Chí Minh (Lần 2) gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án kèm theo, giúp các em làm bài và so sánh kết quả của mình từ đó tút ra kinh nghiệm cho việc ôn tập. Mời các em cùng tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Vật lý trường THPT Trần Hưng Đạo, TP. Hồ Chí Minh (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Toán trắc nghiệm trường THPT Trần Hưng Đạo, TP. Hồ Chí Minh (Lần 2)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học THPT Trần Hưng Đạo, TP. Hồ Chí Minh (Lần 2)

SỞ GD& ĐT TP. HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 2

MÔN VẬT LÝ – KHỐI 12 (BAN A+A1)

Ngày thi: 14/11/2016

Thời gian làm bài: 50 phút (40 câu trắc nghiệm)

Mã đề thi 127

Câu 1: Đặt vào hai đầu đoạn một điện áp U = 100√2cos(100πt + π/6) (V) vào hai đầu cuộn cảm thuần có hệ số tự cảm L thì dòng điện hiệu dụng qua mạch là 2A. Hệ số tự cảm L có giá trị.

A. 1/2π H B. 2/π H C. 1/π H D. √2/2π H

Câu 2: Một sợi dây đàn hồi nằm ngang. Trên dây có sóng dừng, tốc độ truyền sóng không đổi. Khi hai đầu dây cố định và tần số sóng trên dây là 56 Hz thì ta thấy trên dây có 4 điểm bụng. Nếu một đầu dây cố định, đầu còn lại thả tự do, ta thấy trên dây có 7 điểm nút thì tần số sóng trên dây là:

A. 105Hz. B. 84 Hz. C. 98 Hz. D. 91Hz.

Câu 3: Tại mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp S1 và S2 dao động theo phương vuông góc với mặt chất lỏng có cùng phương trình u = 2cos40πt (trong đó u tính bằng cm, t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 80cm/s. Gọi M là điểm trên mặt chất lỏng cách S1,S2 lần lượt là 12cm và 9cm. Coi biên độ của sóng truyền từ hai nguồn trên đến điểm M là không đổi. Phần tử chất lỏng tại M dao động với biên độ là:

A. √2 cm B. 2√2 cm. C. 4 cm. D. 2 cm.

Câu 4: Con lắc đơn có chiều dài l, trong khoảng thời gian t thực hiện được 40 dao động. Nếu tăng chiều dài dây của dây treo thêm 19 cm, thì cũng trong khoảng thời gian trên con lắc chỉ thực hiện được 36 dao động. Chiều dài lúc đầu của con lắc là:

A. l = 64 cm B. l = 19cm C. l = 36 cm D. l = 81 cm

Câu 5: (Ở mặt chất lỏng có hai nguồn sóng A, B cách nhau 20 cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình là uA = uB = acos50πt (t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 1,5 m/s. Trên đoạn thẳng AB, số điểm đứng yên là)

A. 10 B. 7 C. 6 D. 8

Câu 6: Một đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp. Cuộn dây thuần cảm. Gọi U0R, U0L, U0C là hiệu điện thế cực đại ở hai đầu điện trở, hai đầu cuộn dây va hai đầu tụ điện. Biết U0L = 2U0R = 2U0C. Kết luận nào dưới đây về độ lệch pha giữa dòng điện và hiệu điện thế là đúng.

A. u sớm pha hơn i một góc π/4. B. u sớm pha hơn i một góc 3π/4.

C. u chậm pha hơn i một góc π/4. D. u chậm pha hơn i một góc π/3.

Câu 7: Trên mặt chất lỏng có hai nguồn sóng A và B cách nhau 16 cm dao động theo phương thẳng đứng theo phương trình uA = uB = 4 cos(50πt) (mm), với t tính bằng giây (s). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 50cm/s. Gọi O là trung điểm của AB, điểm M trên mặt chất lỏng thuộc đường trung trực của AB sao cho phần tử chất lỏng tại M dao động cùng pha với phần tử chất lỏng tại O và M ở gần O nhất. Khoảng cách MO là

A. 2 cm. B. 10 cm. C. 6 cm. D. 4 cm.

Câu 8: Dao động cơ học đổi chiều khi

A. Lực tác dụng có độ lớn cực đại. B. Lực tác dụng đổi chiều.

C. Lực tác dụng có độ lớn cực tiểu D. Lực tác dụng bằng không.

Câu 9: Khoảng cách giữa một nút và một bụng sóng liên tiếp trong hiện tượng sóng dừng là

A. bằng một nửa bước sóng. B. bằng một bước sóng.

C. bằng 2 lần bước sóng. D. bằng một phần tư bước sóng.

Câu 10: Trong đoạn mạch xoay chiều RLC mắc nối tiếp thì

A. độ lệch pha giữa uR và u là π/2. B. uL nhanh pha hơn i một góc π/2.

C. uR nhanh pha hơn i một góc π/2. D. uC nhanh pha hơn i một góc π/2.

Câu 11: Nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Biên độ dao động cưỡng bức đạt cực đại khi tần số của lực cưỡng bức bằng tần số dao động riêng của vật.

B. Dao động tắt dần càng nhanh nếu lực cản của môi trường càng lớn.

C. Dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.

D. Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc tần số của lực cưỡng bức.

Câu 12: Nguồn sóng có phương trình u0 = 5cos(2πt + π/6) (cm). Biết sóng lan truyền với bước sóng 40cm. Coi biên độ sóng không đổi. Phương trình dao động của sóng tại điểm M cách O một đoạn 10cm nằm trên phương truyền sóng là:

A. uM = 5cos(2πt - π/3)(cm). B. uM = 5cos(2πt + π/3)(cm).

C. uM = 5cos(2πt - π/6)(cm). D. uM = 5cos(2πt + π/6)(cm).

Câu 13: Tại cùng một nơi trên Trái Đất, con lắc đơn có chiều dài l dao động điều hòa với chu kì 2 s, con lắc đơn có chiều dài 2l dao động điều hòa với chu kì:

A. √2 s. B. 2√2 s. C. 2 s. D. 4 s.

Câu 14: Hai dao động thành phần có biên độ là 4cm và 12cm. Biên độ dao động tổng hợp có thể nhận giá trị:

A. 3 cm B. 48 cm C. 9 cm. D. 4cm

Câu 15: Một lò xo rất nhẹ đặt thẳng đứng, đầu trên gắn cố định, đầu dưới gắn vật nhỏ khối lượng m. Chọn trục Ox thẳng đứng hướng xuống, gốc tọa độ O tại vị trí cân bằng của vật. Lấy g = 10m/s2. Vật dao động điều hòa trên trục Ox với phương trình x = 5cos(10√2.t - π/2) (cm). Khi vật ở vị trí cao nhất thì lực đàn hồi của lò xo có độ lớn bằng

A. 1,0N B. 0N C. 1,8N D. 0,1N

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Vật lý

1

A

11

D

21

C

31

B

2

D

12

A

22

C

32

A

3

B

13

B

23

C

33

D

4

D

14

C

24

D

34

A

5

C

15

B

25

C

35

B

6

A

16

B

26

C

36

C

7

C

17

D

27

D

37

A

8

18

B

28

C

38

A

9

D

19

C

29

A

39

10

B

20

D

30

B

40

A

Mời các bạn tải file đầy đủ về tham khảo.

Đánh giá bài viết
1 676
Sắp xếp theo

    Môn Lý khối A

    Xem thêm