Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử vào lớp 10 môn Lịch sử (chuyên) trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội (Lần 2) năm học 2016 - 2017

Đề thi thử vào lớp 10 môn Lịch sử (chuyên)

Đề thi thử vào lớp 10 môn Lịch sử (chuyên) trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội (Lần 2) năm học 2016 - 2017 có đáp án được VnDoc sưu tầm và đăng tải nhằm giúp các em học sinh có thêm nhiều tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Lịch sử để tham khảo chuẩn bị tốt cho kì thi tuyển sinh sắp tới đây đạt kết quả cao. Mời các em cùng tham khảo.

Đề thi thử vào lớp 10 chuyên môn Toán trường THPT chuyên Nguyễn Huệ lần 1 năm 2016 - 2017

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên môn Toán sở GD&ĐT Nam Định năm 2015 - 2016

TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN HUỆ

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 – CHUYÊN
MÔN: SỬ
NĂM HỌC 2016- 2017
Thời gian làm bài: 150 phút

Câu 1 (2,5 điểm). Trình bày về sự phát triển "thần kì" của kinh tế Nhật Bản. Những nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển đó?

Câu 2 (3 điểm). Qua những sự kiện trong bảng biểu sau đây, hãy làm rõ xu thế phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam.

Thời gian Sự kiện
Ngày 9 - 2 - 1930Khởi nghĩa Yên Bái
Từ tháng 6 - 1929 đến tháng 9 - 1929Ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam ra đời: Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
Ngày 3 - 2 - 1930Đảng cộng sản Việt Nam.
Năm 1930 - 1931Phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao Xô Viết Nghệ - Tĩnh.

Câu 3 (2 điểm). Căn cứ vào đâu mà Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra bản chỉ thị " Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" ngày 12 - 3 – 1945?

Câu 4 ( 2,5 điểm). Tại sao sau ngày 2 - 9 - 1945 đến trước ngày 19 – 12 – 1946, Đảng và Chính phủ ta chủ trương phát động cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam bộ nhưng sau đó lại chủ trương hòa với chúng?

Đáp án đề thi thử vào lớp 10 môn Lịch sử (chuyên)

Câu 1: Trình bày về sự phát triển "thần kì" của kinh tế Nhật Bản. Những nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển đó?

* Sự phát triển "thần kì":

  • Sau chiến tranh thế giới hai,nền kinh tế của Nhật Bản được khôi phục và sau đó phát triển mạnh mẽ trong thập niên 60 của thế kỉ XX. Nhật đạt đến sự phát triển "thần kì". (0,25đ)
  • Năm 1968, tổng sản phẩm quốc dân của Nhật vượt qua các nước Tây Âu vươn lên đứng hàng thứ hai thế giới – sau Mĩ. (0,25đ)
  • Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong công nghiệp từ 1961 đến năm 1970 là 13,5%. (0,25đ)
  • Nông nghiệp của Nhật đã cung cấp được 80% nhu cầu lương thực trong nước. Nghề đánh cá rất phát triển. (0,25đ)
  • Từ những năm 70 của thế kỷ XX,Nhật trỏ thành một trong bat rung tâm kinh tế - tài chính của thế giới. (0,25đ)

* Nguyên nhân phát triển:

  • Nhân tố con người là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tăng trưởng... (0,25đ)
  • Nhật áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật cùng với truyền thống văn hóa lâu đời. (0,25đ)
  • Vai trò của nhà nước và của các công ti Nhật. (0,25đ)

Tận dụng yếu tố bên ngoài: viện trợ của Mĩ; Cuộc chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh Việt Nam là những "ngọn gió thần" thổi vào kinh tế Nhật. (0,25đ)

Câu 2: Qua những sự kiện trong bảng biểu sau đây, hãy làm rõ xu thế phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam.

* Khởi nghĩa Yên Bái

  • Cuộc khởi nghĩa do Việt Nam Quốc dân đảng – chính đảng của giai cấp tư sản lãnh đạo. Sau một tuần cuộc khởi nghĩa thất bại vì thực dân pháp đàn áp. (0,25đ)
  • Cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại, nhưng cách mạng Việt Nam vẫn tiến lên dưới sự lãnh đạo của Đảng, điều này cho thấy vai trò của Việt Nam Quốc dân đảng đã chấm dứt. (0,25đ)

* Ba tổ chức Cộng sản và Đảng Cộng sản Việt Nam.

  • Trong khi ngọn cờ tư sản ngày càng tổ ra bất lực, thì phong trào cách mạng Việt Nam ngày càng phát triển dưới sự lãnh đạo của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Tân Việt. Từ đó đặt ra yêu cầu phải thành lập Đảng. Sự tan rã của tổ chức Thanh niên và Tân Việt dẫn đến sự ra đời ba tổ chức Cộng sản thể hiện bước phát triển cách mạng Việt Nam. (0,5đ)
  • Tuy vậy, ba tổ chức lại hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng của nhau. Tình hình đó kéo dài dẫn đến nguy cơ chia rẽ. Trong khi đó phong trào công nhân ngày càng lên cao lôi cuốn phong trào yêu nước của nông dân và các tầng lớp khác tạo thành một làn sóng dân tộc dân chủ mạnh mẽ. Yêu cầu bức thiết của cách mạng lúc này là phải có một chính đảng thống nhất. (0,25đ)
  • Nguyễn Ái Quốc đã xuất hiện đúng lúc, Người triệu tập và chủ trì hội nghị hợp nhất tại Hương Cảng (Trung Quốc). Trong hội nghị các tổ chức nhất trí hợp nhất ba tổ chức Cộng sản thành một đảng duy nhất: Đảng Cộng sản Việt Nam; Nguyễn Ái Quốc soạn thảo cương lĩnh đầu tiên của Đảng. (0,5đ)
  • Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt lịch sử của cách mạng nước ta: chấm dứt cuộc khủng hoảng về giai cấp và đường lối cách mạng; chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng; gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. (0,5đ)

* Phong trào cách mạng 1930 – 1931.

  • Đảng Cộng sản Việt Nam sau đó đổi tên là Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 10- 1930) đã lãnh đạo phong trào cách mạng đầu tiên 1930-1931. Lần đầu tiên trong lịch sử kể từ khi Pháp xâm lược, phong trào cách mạng lôi cuốn đông đảo nhân dân cả nước tham gia đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng. Phong trào đã giành được thắng lợi ban đầu là giành được chính quyền ở nhiều địa phương thuộc hai tỉnh Nghệ An và hà Tĩnh. (0,5đ)
  • Qua phong trào khẳng định quyền lãnh đạo tuyệt đối của đảng và khẳng định đường lối lãnh đạo của Đảng là đúng. Từ nay cách mạng Việt Nam chỉ có thể là do giai cấp vô sản lãnh đạo. (0,25đ)

Câu 3: Căn cứ vào đâu mà Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra bản chỉ thị " Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của Căn chúng ta" ngày 12 - 3 – 1945?

Vào đầu năm 1945, chiến tranh thế giới hai bước vào giai đoạn kết: phát xít Đức bị kẹt giữa hai gọng kìm; Nước Pháp được giải phóng. (0,25đ)

Tại thái Bình Dương, phát xít Nhật cũng khốn đốn trước đòn tiến công dồn dập của Anh- Mĩ. (0,25đ)

Ở Đông Dương: thực dân Pháp ráo riết hoạt động chuẩn bị phản công Nhật, trong khi đó quân Đông Minh chuẩn bị kéo vào Đông Dương. Tình thế thất bại gần kề của Nhật buộc chúng phải làm cuộc đảo chính lật đổ Pháp ngày 9-3-1945. (0,25đ)

Nhật tuyên bố trao trả độc lập cho các dân tộc Đông Dương nhưng bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của chúng đã bị bóc trần ngay sau đó. Nhân dân ta ngày càng thêm căm thù Nhật và tay sai. (0,5đ)

Như vậy, từ hai kẻ thù thực dân Pháp và phát xít nhật thì sau ngày 9-3-1945 cách mạng nước ta chỉ phải đối phó với một kẻ thù là phát xít Nhật, trong khi đó Nhật lâm vào cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc do sự "thay thầy đổi chủ". (0,25đ)

Kẻ thù đã suy yếu. trong hoàn cảnh đó, Ban thường vụ Trung ương Đảng ra bản chỉ thị "Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước làm tiền đề cho Tổng khởi nghĩa. (0,5đ)

Câu 4: Tại sao sau ngày 2 - 9 - 1945 đến trước ngày 19 – 12 – 1946, Đảng và Chính phủ ta chủ trương phát động cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam bộ nhưng sau đó lại chủ trương hòa với chúng?

* Lí do Trung ương Đảng phát động cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ:

  • Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, nước ta đứng trước tình thế "ngàn cân treo sợi tóc". Đứng trước nhiều thế lực ngoại xâm và nội phản, Đảng ta chủ trương tránh trường hợp cùng lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù và chủ trương "hòa để tiến". Giai đoạn trước 6 – 3- 1946, ta chủ trương đánh Pháp hòa Tưởng nhằm lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ địch để phân hóa chúng.
  • Ta đánh Pháp ở miền Nam vì thực dân Pháp là kẻ thù cũ, lực lượng của chúng không đông và chúng đã dùng thủ đoạn xâm lược trắng trợn nhất nên ta phải dùng biện pháp kiên quyết nhất để bảo vệ độc lập.
  • Ta đánh Pháp ở miền Nam mà trước hết là ở Sài Gòn- Chợ Lớn còn nhằm bao vây chúng trong thành phố để tạo điều kiện cho nhân dân ta chuẩn bị kháng chiến.

* Lí do ta hòa với Pháp từ ngày 6 – 3 – 1946.

  • Pháp và Tưởng đã kí Hiệp ước Hoa – Pháp ngày 28 – 2- 1946...
  • Hiệp ước Hoa – Pháp đặt nhân dân ta trước hai con đường: hoặc là cầm súng để chống lại kẻ thù lớn hơn mình nhiều lần,hoặc tiếp tục hòa hoãn để tranh thủ thời gian chuẩn bị kháng chiến. Trong tình hình đó Chủ Tịch Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946 và sau đó là Tạm ước Việt – Pháp ngày 14-9-1946...

Với việc kí kết trên, ta gạt bỏ 20 vạn quân Tưởng về nước cùng với tay sai của chúng. Đảng và nhân dân ta tỏ rõ thiện chí hòa bình để tranh thủ sự ủng hộ quốc tế và đặc biệt quan trọng hơn là chúng ta tranh thủ thời gian hòa bình để chuẩn bị cho cuộc chiến đấu biết trước là không thể tránh khỏi.

Đánh giá bài viết
1 3.217
Sắp xếp theo

    Luyện thi

    Xem thêm