Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn Phòng GD&ĐT Hàm Yên, Tuyên Quang năm học 2017 - 2018

Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn

Nếu bạn đang chuẩn bị cho kì thi tuyển vào lớp 10 thì đừng bỏ qua: Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn Phòng GD&ĐT Hàm Yên, Tuyên Quang năm học 2017 - 2018. Hi vọng rằng, thông qua việc giải trực tiếp đề thi này, các bạn sẽ làm quen dần với cấu trúc đề thi, luyện giải nhiều các dạng bài tập và các câu hỏi lý thuyết.

Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn Phòng GD&ĐT Yên Sơn, Tuyên Quang năm học 2017 - 2018

Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn Phòng GD&ĐT Chiêm Hóa, Tuyên Quang năm học 2017 - 2018

PHÒNG GD&ĐT HÀM YÊNĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
Năm học 2017 – 2018
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút
(Không kể thời gian giao nhận đề)
Đề này có 01 trang

Phần I. Đọc - hiểu (4,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu từ câu 1 đến câu 3

... "Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc"...

(Theo Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2010)

Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? "Người đồng mình" được nhà thơ nói tới là những ai? (1,0 điểm)

Câu 2: Xác định thành ngữ trong đoạn thơ trên? Em hiểu ý nghĩa của thành ngữ đó như thế nào? (1,0 điểm)

Câu 3: Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của em về khổ thơ trên? (2,0 điểm)

Phần II. Làm văn (6,0 điểm)

Suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa"của tác giả Nguyễn Thành Long.

Đáp án đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn

Phần I: Đọc hiểu

Câu 1

  • Đoạn thơ trên trích từ bài thơ "Nói với con"
  • Tác giả Y Phương
  • "Người đồng mình" là người vùng mình, người miền mình, có thể hiểu cụ thể là những người cùng sống trên một miền đất, cùng một quê hương, cùng một dân tộc.

Câu 2

  • Thành ngữ có trong đoạn thơ trên là "Lên thác xuống ghềnh"
  • Nhấn mạnh nỗi vất vả, khó nhọc trong cuộc sống làm ăn của "người đồng mình".

Câu 3 Gợi ý:

a. Về hình thức: Đoạn văn cần đảm bảo về cấu trúc đoạn văn ngắn (200 từ) có bố cục đầy đủ 3 phần (mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn), diễn đạt mạch lạc, không sai lỗi chính tả.

b. Về nội dung:

Học sinh làm rõ ý chính đề yêu cầu:

* Mở đoạn: Giới thiệu khái quát về đoạn thơ

* Thân đoạn: Đảm bảo các nội dung chính:

  • Cuộc sống vất vả cực nhọc và những của phẩm chất cao đẹp của "Người đồng mình" (Mạnh mẽ, giàu ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống...)
  • Lời nhắn nhủ của cha đối với con (Sống phải có nghĩa tình, chung thủy với quê hương mình. Biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí, bằng niềm tin ...)

* Kết đoạn: Khẳng định giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ

Phần II: Làm văn

* Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (Đoạn trích) biết cách trình bày luận điểm, luận cứ và luận. Bố cục đầy đủ ba phần, lập luận chặt chẽ, văn phong trong sáng, có cảm xúc, có sáng tạo, có khả năng thuyết phục cao, không mắc lỗi dùng từ, diễn đạt, ngữ pháp...

* Yêu cầu nội dung.

1. Mở bài:

  • Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm
  • Vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên có lối sống đẹp, có tinh thần say mê cống hiến cho đất nước.

2. Thân bài:

* Lưu ý: giáo viên hướng dẫn học sinh chú ý sử dụng những câu văn từ tác phẩm làm dẫn chứng chứng minh cho các luận điểm trong bài văn.

  • Hoàn cảnh sống và làm việc:
    • Một mình trên đỉnh núi cao, quanh năm chỉ có cỏ cây và mây núi làm bạn.
    • Công việc: Đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo trấn động mặt đất...

-> Đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao.

  • Suy nghĩ đúng đắn và sâu sắc về công việc: "Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?"

-> Yêu thích công việc, sống có trách nhiệm, tìm thấy niềm vui trong công việc để vượt qua gian khó.

  • Trong quan hệ với mọi người:Yêu quý con người, cởi mở, chân tình, nồng hậu. Lối sống khiêm nhường, quý trọng lao động và con người lao động quan tâm tới người khác.
  • Trong sinh hoạt: Ngăn nắp, chủ động trong cuộc sống. Chân thực, tận tuy, tin yêu cuộc sống đó là một cách sống tích cực, tốt đẹp và mới mẻ.

* Đặc sắc nghệ thuật của truyện.

  • Tạo tình huống truyện tự nhiên tình cờ, hấp dẫn.
  • Xây dựng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
  • Nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên đặc sắc: Miêu tả nhân vật với nhiều điểm nhìn.
  • Kết hợp giữa kể và tả và nghị luận, chất trữ tình của tác phẩm.

3. Kết bài:

  • Khẳng định vẻ đẹp của nhân vật.
  • Ý nghĩa của hình tượng nhân vật anh thanh niên đối với thế hệ trẻ ngày nay.
Đánh giá bài viết
1 2.540
Sắp xếp theo

    Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn

    Xem thêm