Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn trường THCS Mỹ Hưng, Hà Nội năm 2016 - 2017 (Lần 2)

Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn

Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn trường THCS Mỹ Hưng, Hà Nội năm 2016 - 2017 (Lần 2) có đáp án được VnDoc sưu tầm và đăng tải nhằm giúp các em học sinh có thêm nhiều tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn để tham khảo chuẩn bị tốt cho kì thi tuyển sinh sắp tới đây đạt kết quả cao. Mời các em cùng tham khảo.

Bộ đề thi vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn năm học 2016 - 2017

Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Toán phòng GD&ĐT Tây Hồ, Hà Nội năm 2016 - 2017

PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
Trường THCS Mỹ Hưng
ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10
NĂM HỌC: 2016- 2017
Môn: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

Phần I: (5 điểm)

Cho câu thơ: "Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa".

Câu 1: Chép tiếp các câu thơ còn lại để hoàn thiện khổ thơ. Hãy cho biết khổ thơ em vừa chép ở tác phẩm nào? Tác giả là ai?

Câu 2: Giới thiệu nộị dung đoạn thơ em vừa chép?

Câu 3: Qua khổ thơ, nêu suy nghĩ của em về tình bà cháu của tác giả bằng đoan văn quy nạp (12-15 câu) trong đó có sử dụng câu phủ định và các phép liên kết câu, gạch chân.

Phần II: (5 điểm)

Cho đoạn văn:

"Không hiểu vì sao mình gắt nữa. Lại một đợt bom. Khói vào hang. Tôi ho sặc sụa và tức ngực. Cao điểm bây giờ thật vắng. Chỉ có Nho và chị Thao. Và bom. Và tôi ngồi ở đây. Và cao xạ đặt bên kia quả đồi".

Câu 1: Nêu tên văn bản có chứa đoạn trích trên? Ai là tác giả? Đây là lời kể của ai, trong hoàn cảnh nào? Xác định hình thức diễn đạt của đoạn văn? Các câu trong đoạn văn có gì đặc biệt?

Câu 2: Từ hiểu biết về văn bản có đoạn trích trên, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về tuổi trẻ Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mỹ bằng đoạn văn tổng –phân – hợp (khoảng nửa trang giấy thi). Trong đoạn có sử dụng thành phần biệt lập và dấu ngoặc kép.

Đáp án đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn

Bộ đề thi vào lớp 10 THPT môn Toán năm học 2016 - 2017

Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn phòng GD&ĐT Tây Hồ, Hà Nội năm 2016 - 2017

Phần I:

Câu 1:

  • Chép đúng các câu còn lại 0,5đ
  • Tác phẩm: Bếp lửa. 0,25đ
  • Tác giả: Bằng Việt. 0,25đ

Câu 2:

Đoạn thơ ở phần thứ 3 của bài Bếp lửa thể hiện những suy nghĩ của người cháu, đã trưởng thành, về bà qua hình ảnh bếp lửa. Người bà hiện lên với những đức tính tảo tần, hi sinh, chăm lo cho mọi người và đặc biệt là tình cảm yêu thương dành cho đứa cháu. Qua đó thể hiện tình bà cháu thật sâu sắc.

Câu 3:

Hình thức:

  • Đúng kiểu đoạn văn quy nạp, đúng quy định về độ dài, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc.. 0,5đ
  • Có sử dụng câu phủ định, các phép liên kết. 0,5đ

Nội dung:

  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm và cảm nhận cảu bản thân về tình bà cháu.
  • Những suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa (tần tảo, hi sinh... tình yêu thương của bà dành cho mọi người, tình cảm của cháu dành cho bà giản dị mà chân thành, sâu nặng)
  • Hình ảnh bếp lửa mang ý nghĩa thực: bếp lửa hàng ngày.
  • Hình ảnh bếp lửa còn mang ý nghĩa tượng trưng: ngọn lửa của hơi ấm, là tình thương, là sự che chở, là niềm tin mà bà dành cho cháu.
  • Trong tâm trí của nhà thơ, hình ảnh bếp lửa và bà là cái gì bình dị song ẩn dấu điều cao quý, thiêng liêng. Cảm xúc dâng trào: "Ôi! Kì lạ..."
  • Bài thơ bếp lửa là bài thơ thấm đượm tình bà cháu và tình cảm gia đình hòa trong tình yêu quê hương đất nước.

Phần II:

Câu 1:

  • Văn bản: Những ngôi sao xa xôi. 0,25đ
  • Tác giả: Lê Minh Khuê. 0,25đ
  • Lời của Phương Định, trong lúc cô đang trực điện thoại trong hang khi đồng đội của cô đang chạy trên cao điểm. 0,5đ
  • Đoạn văn theo kiểu song hành. Câu trong đoạn thuộc kiểu câu đơn ngắn, câu rút gọn và câu đặc biệt. 0,5đ

Câu 2:

Hình thức:

  • Đúng kiểu đoạn văn T- P - H, đúng độ dài quy định. Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, các câu văn có liên kết với nhau. 0,5đ
  • Sử dụng thành phần biệt lập và dấu ngoặc kép. 1đ

Nội dung:

  • Cảm nhận về hoàn cảnh sống và nghề nghiệp: Trong hang, trên cao điểm vắng vẻ, công việc nguy hiểm, vất vả... đòi hỏi có tinh thần trách nhiệm cao....0,5đ
  • Cảm nhận về suy nghĩ, tư tưởng: cảm phục yêu mến những người có cùng lí tưởng, cùng chí hướng "Những người đẹp nhất, thông minh nhất là những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ". Họ là những người hồn nhiên, vô tư, trong sáng, biết đặt nhiệm vụ chung lên trên tình cảm cá nhân, hòa mình cùng đồng đội. 0,75đ
  • Cảm nhận về ý chí và lòng quả cảm trong chiến đấu: dũng cảm kiên cường..., của cả một thế hệ trẻ thời chống Mỹ (người lính lái xe, cô thanh niên xung phong Nho, Thao, Phương Định...) 0,75đ
Đánh giá bài viết
3 7.109
Sắp xếp theo

    Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn

    Xem thêm