Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn trường THCS Thành Đông, Vĩnh Long năm 2013 - 2014

Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn

Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn trường THCS Thành Đông, Vĩnh Long năm 2013 - 2014 được VnDoc.com sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh nhằm giúp các em học sinh có thêm nhiều tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Văn hiệu quả. Mời các em cùng tham khảo.

TRƯỜNG THCS THÀNH ĐÔNGKỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN
NĂM HỌC: 2013 – 2014
Thời gian: 120 phút

Câu 1: (1,0 điểm)

a) Vì sao khi giao tiếp cần phải tuân thủ các phương châm hội thoại?

b) Cho biết thành ngữ "Nửa úp nửa mở" liên quan tới phương châm hội thoại nào?

Câu 2: (2,0 điểm) Bắt đầu một khổ thơ có câu:

"Trăng cứ tròn vành vạnh
.............................
............................
............................

Chép tiếp 3 câu thơ để có một khổ thơ hoàn chỉnh

Cho biết khổ thơ trên nằm trong bài thơ nào? Của ai?

Nêu nội dung chính của đoạn thơ vừa chép.

Câu 3: (2 điểm) Suy nghĩ của em về đạo làm con từ bài ca dao:

"Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"

Câu 4: (5 điểm)

Cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích truyện "Lặng lẽ Sa pa" của nhà văn Nguyễn Thành Long. Từ đó em hãy nêu suy nghĩ của mình về lí tưởng sống của tuổi trẻ trong giai đoạn hiện nay.

Đáp án đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn

Câu 1:

a) Để đạt mục đích và hiệu quả giao tiếp.

b) Liên quan tới phương châm cách thức

Câu 2:

Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình

Bài Ánh trăng của Nguyễn Duy

Nội dung: Lời tự nhắc nhở của nhà thơ với chính mình và mọi người về thái độ sống nghĩa tình, "Uống nước nhớ nguồn"

Câu 3:

Hiếu thảo là truyền một thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta từ ngàn xưa. Bởi thế ông cha ta đã nhắc nhở con cháu qua những câu ca dao. Liên hệ và dẫn câu ca dao.

Giải thích

  • 2 câu đầu: công cha, nghĩa mẹ ví như trời biển qua phép so sánh dễ hiểu.
  • 2 câu sau: đạo làm con – hiếu thảo với cha mẹ

Biểu hiện:

Yêu thương, kính trọng, vâng lời (dẫn chứng)

Làm rạng danh và yên lòng cha mẹ bằng sự chăm chỉ học hành, rèn luyện đạo đức, tài năng để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước.

Đền ơn sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ: phụng dưỡng, chăm sóc tận tình chu đáo, làm vui lòng cha mẹ,...

  • Mở rộng: Thờ kính ông bà cha mẹ là thể hiện lòng biết ơn thể hiện nhân cách và nhân phẩm của con người, là cái gốc của tình cảm.
  • Phê phán những đứa con vô ơn, bạc đãi với cha mẹ,.....
  • Khẳng định tính đúng đắn của câu ca dao
  • Bài học và liên hệ bản thân

Câu 4:

Mở bài:

  • Đọc truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, độc giả xao xuyến trước vẻ đẹp của những con người và tình cảm chân thành, nồng hậu trong một cuộc sống đầy tin yêu.
  • Anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu – nhân vật chính đã để lại cho chúng ta nhiều ấn tượng khó phai mờ.

Thân bài:

Giới thiệu chung về nhân vật: Một thanh niên giàu nghị lực đã vượt qua hoàn cảnh bằng những suy nghĩ rất đẹp, giản dị mà sâu sắc.

Hoàn cảnh sống và làm việc: một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét quanh năm "chỉ cây cỏ và mây mù lạnh lẽo"; công việc đều đặn, gian khổ: rét, mưa tuyết, nửa đêm...; cô đơn, vắng vẻ.

Quan niệm sống là cống hiến. Có ý thức về công việc, yêu nghề và thấy được ý nghĩa cao quý trong công việc: yên tâm với nghề khi biết được mình đã góp phần phát hiện kịp thời một đám mây khô nhờ đó "không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mỹ trên cầu Hàm Rồng"; suy nghĩ: ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được.

Một người thanh niên có những tính cách và phẩm chất đáng mến: hiếu khách, cởi mở và chân tình.

  • Với bác tài xế xe khách: có tình cảm thân thiết: chuyến nào chạy lên, bác đều ghé lại trạm khí tượng để người thanh niên gặp gỡ, trò chuyện; anh tìm và tặng củ tam thất cho vợ bác lái xe đang bị ốm.
  • Với ông họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ mới gặp lần đầu: hiếu khách, vui mừng, ân cần mời hai người lên nhà; cắt hoa tặng cô gái, dẫn khách đi thăm vườn khí tượng, giới thiệu các loại máy móc, kể công việc hằng ngày của mình, pha trà ngon đãi khách, giải bày tâm sự tự nhiên, chân thành: chân thành bộc lộ niềm vui, nói to những điều đáng lẽ người ta chỉ nghĩ trong đầu; tôi cắt thêm mấy cành nữa. Rồi cô muốn lấy bao nhiêu nữa tùy ý.

Khiêm tốn, thành thật: Anh cảm thấy đóng góp của mình là nhỏ bé. Anh nhiệt thành giới thiệu những người khác mà anh thật sự khâm phục: ông kĩ sư vườn rau Sa Pa, người cán bộ nghiên cứu khoa học về sét.

Một người thanh niên có đời sống tâm hồn trẻ trung, phong phú và lành mạnh: Anh thích giao lưu, gặp gỡ đến mức thèm người; anh tự tạo ra niềm vui trong sáng, lành mạnh: trồng hoa, đọc sách, chăn nuôi; anh sống ngăn nắp, lành mạnh, gọn gàng với một căn nhà ba gian sạch sẽ, với chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách dù chỉ một mình.

Đánh giá: Những vẻ đẹp nói trên của nhân vật anh thanh niên được thể hiện bằng một nghệ thuật xây dựng nhân vật có những nét đặc sắc: bộc lộ qua một cuộc gặp gỡ đặc biệt với lời nói, thái độ, hành động; nhân vật không có tên riêng, không có ngoại hình cụ thể mà chỉ có một tên gọi theo kiểu chung, phiếm chỉ.

Những nét đẹp của nhân vật anh thanh niên thể hiện vẻ đẹp của người thanh niên Việt Nam trong giai đoạn chống Mỹ: giản dị, chân thành, giàu lý tưởng; góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm, thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong chiến đấu; thể hiện cảm hứng của Nguyễn Thành Long khi sáng tác: "Sa Pa không chỉ là một sự yên tĩnh. Bên dưới sự yên tĩnh ấy, người ta làm việc", hy sinh, yêu thương và mơ ước.

Kết bài:

  • Một điển hình cho người lao động đang thầm lặng cống hiến sức mình cho tổ quốc.
  • Để lại những tình cảm tốt đẹp trong lòng người đọc.
  • Khơi gợi những suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống, của lao động tự giác của con người và nghệ thuật. .
Đánh giá bài viết
1 640
Sắp xếp theo

    Luyện thi

    Xem thêm