Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn Trường THPT Chuyên KHTN, Hà Nội năm 2020

Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn Trường THPT Chuyên KHTN năm 2020

Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn Trường THPT Chuyên KHTN, Hà Nội năm 2020 được Thư viện đề thi VnDoc. Nội dung đề thi gồm có 2 phần câu hỏi, đề thi gồm 01 trang. Với tổng thời gian học sinh làm bài thi là 120 phút, sẽ giúp ích cho các bạn học sinh ôn tập thử sức với các đề thi khác nhau. Sau đây là nội dung đề thi mời các bạn tham khảo

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 9, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 9 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 9. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

ĐỀ KIỂM TRA KIẾN THỨC LẦN 2

TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHTN

NĂM HỌC 2019 - 2020

MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9

Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian phát đề)

A. PHẦN BẮT BUỘC ĐỐI VỚI MỌI THÍ SINH

Câu I (3 điểm)

1) Trắc nghiệm (1 điểm) Chọn một trong bốn phương án A, B, C, D để trả lời các câu hỏi sau:

a) Từ nào sau đây không phải là từ tượng thanh?

A. Sầm sập

B. Rì rào

C. Xôn xao

D. Xù xì

b) Tác phẩm nào sau đây không thuộc văn học thời trung đại?

A. Chiếc lược ngà

C. Hoàng Lê nhất thống chí

B. Truyền kì mạn lục

D. Truyện Kiều

e) Tác giả của bài thơ “Đồng chí” là ai?

A. Nguyễn Duy

B. Phạm Tiến Duật

C. Huy Cận

D. Chính Hữu

d) Bài thơ “Viếng lăng Bác” được sáng tác vào năm nào?

A.1976

B. 1977

C.1978

D. 1979

2) Tiếng Việt (2 điểm)

Cho khổ thơ sau:

Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm

Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng

Trong hơi ấm hơn nhiều chăn đệm

Của những cọng rơm xơ xác gầy gò

(Trích “Hơi ấm ổ rơm” - in từ tập “Cát trắng”,

Nguyễn Duy, NXB Quân đội nhân dân, 1973)

a) Cho biết thể thơ của khổ thơ trên.

b) Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ.

Câu II (2 điểm)

“Những điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước. Những điều chúng ta không biết là cả một đại dương" (Isaac Newton)

Hãy viết một đoạn văn khoảng 10 - 12 câu, theo phương pháp tổng - phân - hợp trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên. Trong đoạn văn đó hãy sử dụng một phép nối để liên kết cấu (gạch chân dưới phương tiện liên kết mà em đã sử dụng).

B. PHẦN TỰ CHỌN

(Thí sinh chọn một trong hai câu IIIa hoặc IIIb để làm bài)

Câu III a (5 điểm) Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải:

Mọc giữa dòng sông xanh


Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng.

Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy quanh lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao

(...)

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hoà ca

Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc...

(Sách giáo khoa Ngữ Văn 9, Tập hai,

NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr.55, 56)

Câu III b (5 điểm)

Phân tích hình tượng nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê (phần trích SGK Ngữ văn 9, Tập hai) để làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn, tư tưởng và những phẩm chất cao cả của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Đáp án

Câu 1

1. Trắc nghiệm

a. D

b. A

c. D

d. A

2) Tiếng Việt (2 điểm)

Cho khổ thơ sau:

Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm

Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng

Trong hơi ấm hơn nhiều chăn đệm

Của những cọng rơm xơ xác gầy gò

(Trích “Hơi ấm ổ rơm” - in từ tập “Cát trắng”,

Nguyễn Duy, NXB Quân đội nhân dân, 1973)

a) Cho biết thể thơ của khổ thơ trên.

b) Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ.

Câu II (2 điểm)

“Những điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước. Những điều chúng ta không biết là cả một đại dương" (Isaac Newton)

Hãy viết một đoạn văn khoảng 10 - 12 câu, theo phương pháp tổng - phân - hợp trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên. Trong đoạn văn đó hãy sử dụng một phép nối để liên kết cấu (gạch chân dưới phương tiện liên kết mà em đã sử dụng).

B. PHẦN TỰ CHỌN

(Thí sinh chọn một trong hai câu IIIa hoặc IIIb để làm bài)

Câu III a (5 điểm) Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải:

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng.

Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy quanh lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao

(...)

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hoà ca

Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc...

(Sách giáo khoa Ngữ Văn 9, Tập hai,

NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr.55, 56)

Câu III b (5 điểm)

Phân tích hình tượng nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê (phần trích SGK Ngữ văn 9, Tập hai) để làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn, tư tưởng và những phẩm chất cao cả của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Đáp án

Câu 1

1. Trắc nghiệm

a. D

b. A

c. D

d. A

2. Tiếng Việt (2 điểm):

a) Thể thơ tự do (0,5 điểm).

b) - So sánh (0,5 điểm): “Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tắm”: so sánh “rơm vàng” với “kén bọc tằm” làm cho câu thơ giàu tính hình tượng hơn, thể hiện sự ấm áp, bình dị, thân thương của hơi ấm đồng ruộng quê hương.

- Ẩn dụ (0,5 điểm): "Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng”: “hương mật ong của ruộng” chỉ mùi vị của rơm vàng tỏa ra như mùi vị của mật ong - hương thơm ngọt ngào, mộc mạc, như ân tình con người khiến nhà thơ thao thức không ngủ được.

- Nhân hóa (0,5 điểm): “Của những cọng rơm xơ xác gày gò”: những cọng rơm vốn là sự vật vô trị vô giác nhưng được tác giả nhân hóa sinh động như con người có dáng hình “xơ xác”, "gày gò” - những cọng rơm khô mà ấm áp cũng như những con người lao động chất phác tuy cuộc sống nghèo khó, gian khổ nhưng tấm lòng luôn thơm thảo khiến nhà thơ xúc động.

Câu II (2 điểm):

a) Về hình thức (0,5 điểm):

- Trình bày bằng một đoạn văn khoảng 10 - 12 câu theo phương pháp tổng - phân - hợp, trong đó có sử dụng đúng một phép nối để liên kết câu và gạch chân dưới phương tiện liên kết đã dùng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

b) Về nội dựng (1,5 điểm):

Thí sinh có thể trình theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải nêu được các ý chính sau đây:

+ 0,5 điểm: Giải thích ý nghĩa câu nói: “Những điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước”: những tri thức mà chúng ta biết là vô cùng nhỏ bé, ít ỏi như giọt nước. “Những điều chúng ta không biết là cả một đại đương”: những trí thức mà chúng ta chưa biết, không biết thì lại vô cùng lớn lao, mênh mông như biển cả. Sự đối lập đó thôi thúc nhân loại không ngừng khám phá, tìm hiểu về vũ trụ, tự nhiên và xã hội. Đây là một vấn đề lớn mà con người cần phải nhìn nhận thật rõ ràng để có những hành động cụ thể như học tập, nghiên cứu, tìm biểu; thúc đấy sự phát triển của xã hội

+ 0,5 điểm: - Bình luận, chứng minh: Trí thức của nhân loại bao la, vô hạn nhưng hiểu biết con người thì có bạn. Khí ta học càng cao thì ta càng phải khiêm tốn vì cho dù những hiểu biết của ta có nhiều đến đâu cũng là quá bé nhỏ so với những điều mà chúng ta chưa biết. Từ đó trong cuộc sống cần tránh thái độ chủ quan, tự mãn, tự kiêu, tự đại cho rằng mình đã hiểu biết nhiễu, đã giỏi rồi mà coi thường người khác hoặc không chịu học tập, nghiên cứu, tìm hiểu nữa. Câu nói là lời nhắn nhủ đúng đắn, khuyên chúng ta phải luôn biết học hỏi và không ngừng phấn đấu để làm giàu
tri thức, hoàn thiện bản thân một cách tốt đẹp hơn (cần lấy những dẫn chứng từ thực tế đời sống để làm rõ lí lẽ).

+ 0,5 điểm: Bài học nhận thức và hãnh động cho bản thân: Ý kiến trên có ý nghĩa giáo dục con người về tinh thần cầu thị, tự học, tạo động lực vươn lên trong cuộc sống, học tập.

B. PHẦN TỰ CHỌN (Thí sinh chọn một trong bai cầu IIIa hoặc IIIb để làm bài) Câu III a (5,0 điểm)

- Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết cách phân tích thơ, bố cục rõ rằng, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chỉnh tả, dùng từ, đặt câu.

- Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày nội dung theo nhiều cách khác nhau nhưng về cơ bản phải đảm bảo các ý chính sau đây:

Ý 1 (0,5 điểm): Giới thiệu những nét chính về tác giá và hoàn cảnh sáng tác bài thơ:

- Thanh Hải (1930-1980), quê ở Thừa Thiên - Huế, Ông là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng miền Nam từ những ngày đầu.

- Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được viết không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời, thể hiện niềm yêu mến thiết tha cuộn sống, đất nước và ước nguyện của tác giả.

Ý 2 (1,0 điểm): Khổ thơ đầu là bức tranh đẹp về mùa xuân của thiên nhiên, đất trời. Chỉ bằng vài nét phác họa đơn sơ nhưng tác giả vẽ ra được cả không gian cao rộng (dòng sông, mật đất, bầu trời bao la), màu sắc tươi thắm của mùa xuân (sông xanh, hoa tím biếc - màu tím đặc trưng của xứ Huế), âm thanh vang vọng, tươi vui của chím chiền chiện (hót vang trời).

Cảm xúc của tác giả trước cảnh mùa xuân của thiên nhiên được diễn tả tập trung ở chỉ tiết tạo hình:

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng

Hai câu thơ trên có nhiều cách hiểu: “Từng giọt” ở đây là giọt mưa mùa xuân long lanh trong ánh sáng của trời xuân; nhưng cũng có thể hiểu là nhà thờ đưa tay hứng từng giọt âm thanh tiếng chim. Hiểu theo cách thứ hai thì ở đây có ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Tiếng chim từ chỗ là âm thanh (cảm nhận bằng thính giác) chuyển thành từng giọt (cảm nhận bằng thị giác), từng giọt ấy long lanh ánh sáng và màu sắc, có thể cảm nhận bằng cảm xúc giác (“Tôi đưa tay tôi hứng”). Dù hiểu theo cách nào thì hai câu thơ vẫn biểu hiện niềm say xưa, ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, trời đất lúc vào xuân.

Ý 3 (1,0 điểm): Khổ thơ thứ hai có sự chuyển đổi mạch cảm xúc từ mùa xuân của thiên nhiên, đất trời sang cảm nhận về mùa xuân của đất nước với hình ảnh “người cầm súng”, “người ra đồng” biểu trưng cho hai nhiệm vụ chiến đấu và lao động xây dựng đất nước. Hình ảnh lộc non của mùa xuân gợi nên sức sống, sự phát triển đi lên đang lan tỏa khắp mọi miền Tổ quốc, Phép điệp ngữ, điệp cấu trúc “Tất cả như…” và những từ láy “hối hả”, “xôn xao” góp phần diễn tả không khí lên đường. sự khẩn trương, rộn rằng, náo nức trong những năm tháng gian lao mà hào hùng của đất nước.

Ý4 (1,0 điểm): Khổ thơ thứ ba thể hiện những suy ngẫm và tâm niệm của tác giả trước mùa xuân đất nước. Qua những hình ảnh giản dị: con chim hót, một cành hoa, một nốt trầm... và điệp ngữ ''Ta làm...” đã diễn tả lời bộc bạch chân thành, tha thiết là mong muốn được sống có ích, cống hiến hết mình cho đất nước, cuộc đời cũng giống như con chim dâng tiếng hót, bông hoa dâng hương sắc, một nốt trầm trong bản hòa tấu. Cách chuyển đổi xưng hô từ “tôi” sang “ta” của chủ thể trữ tình cũng là hướng tới khát vọng chân thành, khơi dậy tình cảm, lẽ sống cao đẹp ở mỗi người.

Ý 5 (1,0 điểm): Khổ thơ cuối có sự sáng tạo đặc sắc. Hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ” là ẩn dụ về một khát vọng lẽ sống cao đẹp, một ý thức khiêm nhường. Mỗi người phải mang đến cho cuộc đời chung một nét riêng, phần tinh túy nhất của mình, đủ nhỏ bé, góp vào cuộc đời chung. Điệp ngữ "dù là” khẳng định mạnh mẽ khát vọng sống bền bỉ, âm thầm mà cháy bỏng của tác giả, cống hiến khi ở tuổi thanh xuân (tuổi bai mươi) và cả khi đã về già tóc bạc.

Ý 6 (0,5 điểm): Với chỗ thơ năm chữ có nhịp điệu trong sáng, thiết tha, gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, nhiều so sánh và ẫn dụ sáng tạo, dòng cảm xúc dạt dào, chân thành, bài thơ đã để lại cho người đọc thông điệp sâu sắc và mới mẻ về lẽ sống, khát vọng nhưng cũng rất khiêm nhường là một mùa xuân nhỏ gúp vào mùa xuân lớn của đất nước, cuộc đời chung.

Câu III b (5,0 điểm)

- Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận, phân tích nhân vật trong truyện ngắn. Bố cục bài viết chặt chẽ, rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt cầu.

- Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng về cơ bản phải đảm bảo các ý sau đây

Ý 1 (0,5 điểm):

Lê Minh Khuê là cây bút nữ chuyên về truyện ngắn trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Truyện “Những ngôi sao xa xôi” viết năm 1971. Trong đoạn trích này, hình tượng nhân vật Phương Định rất tiêu biểu cho vẻ đẹp tâm hồn, tư tưởng và những phẩm chất cao cả của con người Việt Nam trong cuộc chiến chống Mĩ cứu nước.

Ý 2 (1,0 điểm): Hoàn cảnh sống và chiến đấu:

Phương Định cùng với Nho, Thao là ba cô gái thanh niên xung phong trong tổ trinh sát mặt đường, ở trong một hang đá dưới chân cao điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Công việc của họ vô cùng nguy hiểm, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và phá bom. Các cô bị bom vùi luôn, “có khi đi trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh” ban ngày họ cũng phải chạy trên cao điểm mà đó không phải là chuyện chơi “Thần chết là một tay không thích đùa, hắn ta lần trong ruột những quả bom”

Ý 3 (1,0 điểm): Phương Định hiện lên với một vẻ đẹp ngoại hình và tâm hồn trong sáng hồn nhiên, mơ mộng:

Phương Định là con gái Hà Nội, cô từ giã tuổi học trò hồn nhiên, mơ mộng tình nguyện xung phong vào tuyến lửa Trường Sơn. Cô có ngoại hình trẻ trung, xinh đẹp, duyên dáng: “Tôi là con gái Hà Nội”. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “cô có cái nhìn sao mà xa xăm”. Cô thích hát và hay hát, thích ngồi bó gối mơ màng, nhạy cảm, nữ tính, quan tâm đến hình thức. Cô biết mình được nhiều người theo đuổi nhưng chưa dành tình cảm cho bất cứ ai. Cô luôn nhớ những kỉ niệm về thành phố quê hương, gia đình, tuổi thơ thanh bình,…Sau những niềm vui trong cuộc sống đời thường, nằm trong hang uống ngụm nước trong chiếc bi-đông, nheo mắt nghe ca nhạc từ cái đài bán dẫn hay một cơn mưa đã vụt đến cũng lắm cô thích thú như trẻ con

Ý 4 (1,0 điểm): Dũng cảm, kiên cường trong chiến đấu, đầy trách nhiệm với công việc của mình.

Tâm lí Phương Định trong một lần phá bom đã được tác giả miêu tả rất cụ thể, tinh tế đến từng cảm giác. ý nghĩ. Trong khi máy bay quần đảo trên đầu, mặt đất bốc khói “Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu". Căng thẳng, hồi hộp đến tột độ nhưng cô gái ấy vẫn vượt qua bằng một niềm tin mãnh liệt vì cô biết rằng luôn có sự động viên, khích lệ của đồng đội: “Tôi đến gần quả bom, cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa”. Và với lòng tự trọng, sự kiêu hãnh của một cô gái trẻ đến từ Hà Nội nên cô không cho phép mình “đi khom”.

“Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới”. Ở bên quả bom, kề sát cái chết, cảm giác của con người cũng sắc nhọn hơn: “Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi”. Tiếp đó là những giây phút chờ đợi căng thẳng: "Liệu mìn có nổ, bom có nỗ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai”. Đây là biểu hiện của ý thức trách nhiệm cao trong công việc và lòng quả cảm vô song.

Ý 5 (1,0 điểm): Tình cảm đồng đội thắm thiết và đáng quý:

Phương Định rất yêu quí những người đồng đội của mình. Đặc biệt cô dành tình yêu và niềm cảm phục cho những người chiến sĩ, Với cô “những người đẹp nhất, thông minh can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ”. Mỗi lần đồng đội đi làm nhiệm vụ ngoài cao điểm là một lần cô lo lắng: “Có gì lí thú đâu, nếu các bạn tôi không quay về?" Khi Nho - cô em út trong tổ trinh sát bị thương, Phương Định và chị Thao đã lo lắng, chăm sóc tận tình cho người đồng đội như với người thân ruột thịt.

Ý 6 (0,5 điểm): Đánh giá chung

Phương Định là hình ảnh tiêu biểu cho những cô gái thanh niên xung phong Trường Sơn thời ký kháng chiến chống Mỹ. Trong gian khổ hi sinh, họ dũng cảm kiên cường nhưng tâm hồn vẫn trong sáng, hồn nhiên và rất lạc quan. Ngòi bút của Lê Minh Khuê đã miêu tả chân thực, sinh động tâm lí nhân vật, làm hiện lên một thế giới nội tâm phong phú. Mặc dù cách nhìn và thể hiện con người thiên về chủ nghĩa anh hùng cách mạng nhưng truyện không rơi vào công thức giản đơn. Hình tượng nhân vật Phương Định vẫn mang nét gần gũi, chân thực cuốn hút, góp phần tỏa sáng vẻ đẹp tâm hồn thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Trên đây VnDoc đã chia sẻ Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn Trường THPT Chuyên KHTN, Hà Nội năm 2020, mong rằng sẽ giúp các bạn sẽ ôn luyện thật tốt. Đừng quên còn rất nhiều tài kiệu đề thi thử vào lớp 10 môn Văn của tất cả các trường và tỉnh thành trên cả nước đang đợi các bạn khám phá nhé. Chúc các bạn ôn tập tốt

.............................................

Ngoài Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn Trường THPT Chuyên KHTN, Hà Nội năm 2020. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề Thi vào lớp 10 năm 2024 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Đánh giá bài viết
1 1.137
Sắp xếp theo

    Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn

    Xem thêm